Pages

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

VNTB - Các tín hiệu không nhất quán của Hoa Kỳ ở Biển Đông

Phương Thảo dịch (VNTB) Khi một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ đi tuần qua quần đảo Trường Sa vào cuối tháng Mười, nhiều nước châu Á thở phào nhẹ nhõm. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã biến lời nói khăng khăng của Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng thành sự thật, rằng Hoa Kỳ "sẽ bay, đi tàu và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép". Một đường được vạch ra ở “Vạn lý trường thành bằng cát” của Trung Quốc chứng tỏ Hoa Kỳ tự do hoạt động theo ý thích của họ ở Biển Đông, theo tác giả Euan Graham cho biết.

VNTB - Các tín hiệu không nhất quán của Hoa Kỳ ở Biển Đông
Sự nhẹ nhõm từ lúc ấy đã trở thành sự bối rối. Khi chi tiết đã rõ ràng hơn đã làm tăng sự nhầm lẫn về những gì mà các tàu khu trục USS Lassen đã làm và không làm. Hoa Kỳ bị cáo buộc đã đưa ra các tín hiệu không nhất quán. Và sự im lặng của chính quyền về việc này đã không có tác dụng. Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về ý định của Trung Quốc. Ông Obama nói tại Manila hôm thứ Tư rằng : "Chúng tôi đồng ý về sự cần thiết cho bước đi táo bạo để giảm đi căng thẳng, bao gồm cả cam kết ngừng khai hoang, xây dựng mới và quân sự hóa thêm ở khu vực có tranh chấp ở Biển Đông."

Nhiệm vụ của tàu khu trục Lassen có thể trong thực tế đã tăng cường mặt pháp lý của Bắc Kinh bằng cách mặc nhiên thừa nhận một vùng lãnh hải xung quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của họ. Chúng ta biết họ đã cảnh báo không cho xâm nhập vào "vùng biển Trung Quốc" trong vòng 12 hải lý của đảo Gạc Ma, một hòn đảo san hô tự nhiên ngập nước trước đây mà Trung Quốc đã xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên đó. Chúng ta biết thủy thủ đoàn đã nói chuyện với các hải quân Trung Quốc. Nhưng chi tiết cụ thể quan trọng vẫn còn chưa rõ ràng, chẳng hạn như những hòn đảo nhỏ nào khác mà các tàu khu trục đi qua tại quần đảo Trường Sa và làm thế nào nó hoạt động đi ngang qua đó. Nguồn tingiấu tên của chính phủ Hoa Kỳ đã bóng gió ám chỉ rằng việc đi lại của các tàu chiến là sự "đi qua vô hại". 

Đây là một quy chế ứng xử được áp dụng đối với lãnh hải của một quốc gia, mà theo quy ước Liên Hiệp Quốc về luật biển lãnh hải được mở rộng đến 12 hải lý. Nếu có chiến lược hợp lý cho sự thận trọng của hoạt động quá cảnh của tàu khu trục Lassen, thì có thể hoặc là để thăm dò phản ứng của Trung Quốc; hoặc có thể là kịch bản được dựng lên theo một cách nào đó để xoa dịu đảng đối lập ở nhà trong khi vẫn giữ được mối quan hệ Hoa kỳ - Trung Quốc trong mùa hội nghị thượng đỉnh Đông Á của – cùng đảm bảo thỏa thuận thay đổi khí hậu toàn cầu với sự hợp tác của Trung Quốc tại Paris. Hoặc có lẽ đây mang ý nghĩa là một cái thang cho Bắc Kinh để leo xuống khỏi lập trường quyết đoán của họ và để làm rõ bản chất của yêu sách của họ trong việc tranh chấp "đường chín đoạn".

Vấn đề là chúng ta không biết. Dù tín hiệu của Hoa Kỳ đã cố gắng để gửi là gì thì tín hiệu đó đã bị mất trong bản diễn giải. Các báo cáo về một máy bay ném bom B52 của Hoa Kỳ bay gần quần đảo Trường Sa sau đó đã không xua tan đươc sự mơ hồ xung quanh cácdự định của Hoa Kỳ

Việc Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Công ước cũng không có ích lợi gì, ngay cả khi họ khẳng định các quyền theo định nghĩa của công ước. Đây là những yếu tố ngoại lệ đã cắt xén đi những nỗ lực của Washington để đòi hỏi nền tảng đạo đức ở Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ tuân thủ chặt chẽ các quy ước.

Các nhà phê bình hiếu chiến về chính sách đối ngoại của ông Obama phải hiểu rằng Hoa Kỳ lãnh đạo đạo đức để việc bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ bắt đầu ở sân nhà của họ. Thượng nghị sĩ John McCain, một người ủng hộ đảng Cộng hòa về việc phê chuẩncông ước, đã chính thức yêu cầu ông Carter làm rõ về sứ mệnh của tàu khu trục Lassen.

Khi Washington cuối cùng đã lên tiếng nói, họ nên tránh lời nói về một sự di chuyển vô hại, trong đó nêu rằng Hải quân Hoa Kỳkhông có nghĩa vụ quan sát bất cứ nơi nào trong quần đảo Trường Sa. Về mặt pháp lý Bắc Kinh chưa xác định chủ quyền lãnh thổ tại quần đảo này, mặc cho những câu thần chú gần đây Tập Cận Bình sử dụng khi nói về các vùng lãnh thổ là "Trung Quốc ... từ thời cổ đại". Các quốc gia Đông Nam Á tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khu vực cũng chưa làm như vậy. Cho đến khi có những thay đổi khác, Hải quân Hoa Kỳ không có nhu cầu thừa nhận quyền hợp pháp của họ để hoạt động một cách bình thường. Điều đó không nên được xem như là một sự khiêu khích trắng trợn đến Trung Quốc hay bất cứ một quốc gia nào.


Nguồn: Financial Times ạ

Không có nhận xét nào: