Pages

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

VNTB - Nguyên tắc, chứ không quyền lực ở Biển Đông

Thạch Lam Trần (VNTB) Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tuyên bố trong ngày thứ Tư rằng. tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, một cung đường chính của thương mại toàn cầu, cần phải được giải quyết một cách hòa bình.

Trung Quốc tuyên bố hầu hết Biển Đông, chồng chéo chủ quyền với Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan. 

Bắc Kinh tiến hành bồi lấp bằng lượng lớn cát để mở rộng và củng cố rạn san hô nhỏ và xây dựng các cơ sở trong khu vực, và cho rằng, điều này nhằm tăng cường an toàn hàng hải, nghiên cứu khoa học, cũng như có mục đích quân sự. 
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond
Đã xuất hiện "căng thẳng và nguy cơ leo thang" trong khu vực, Hammond chia sẻ trong buổi nói chuyện với sinh viên thủ đô Bắc Kinh, ông cho biết thêm: "Chúng tôi muốn thấy tuyên bố phải dựa trên luật lệ, không dựa trên quyền lực. " 

Cũng như Trung Quốc, hầu hết các nước có yêu sách khu vực Đông Nam Á cũng đã xây dựng các cơ sở trong vùng tranh chấp. 

Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á đã kêu gọi Trung Quốc dừng các hoạt động mở rộng và xây dựng đảo, mặc dù tuần trước Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, hoạt động khai hoang đã dừng lại. 

Anh Quốc phụ thuộc vào tuyến thương mại đường biển, nơi cung cấp đến 95% thương mại cho nền kinh tế nước này, do đó, Luân Đôn "có một sự quan tâm mạnh mẽ đối với sự ổn định của khu vực Biển Đông", Hammond cũng đề cập đến giá trị thương mại đi qua khu vực Biển Đông lên đến 5.000 tỷ USD. 

Các vấn đề cần được giải quyết "một cách phù hợp với nền hòa bình lâu dài và ổn định của khu vực, với tự do hàng hải và hàng không, và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển", ông nói. 

Trung Quốc có một vai trò ngày càng tăng trên sân khấu ngoại giao toàn cầu và Hammond nói rằng, sức mạnh tăng đồng nghĩa tăng tính trách nhiệm của quốc gia trong các vấn đề nêu trên. 

Hammond đang ở Trung Quốc để hội đàm cấp cao trước chuyến thăm nhà nước dự kiến ​​đến Anh vào tháng Mười của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Quốc gia này đang nỗ lực cải thiện lại quan hệ với người khổng lồ Châu Á, sau sự kiện Thủ tướng Anh David Cameron đã gặp Đạt Lai Lạt Ma - lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng vào năm 2012. 

Luân Đôn và Bắc Kinh cũng đã đụng độ quan điểm trong cuộc biểu tình dân chủ năm ngoái tại Hồng Kông, nơi mà Anh giao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. 

Nhưng sau đó, Anh là nước châu Âu đầu tiên tuyên bố sẽ tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á của Trung Quốc (AIIB) bất chấp sự phản đối từ đồng minh thân cận là Hoa Kỳ. 

Hammond cũng sẽ gặp Ủy viên Nhà nước Yang Jiechi, vào hôm thứ Năm, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao, và họ sẽ thảo luận về các vấn đề từ chính sách an ninh, ngoại giao cho đến các nỗ lực toàn cầu liên quan đến vấn đề kiểm soát lượng khí thải trên toàn cầu.

Không có nhận xét nào: