Pages

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Vì sao cách mạng ở Trung Quốc đã bắt đầu?

Tác giả: He Qinglian – The Epoch Times
Dịch giả: Hà Huy Dương/ Review: Nguyễn Hoàng Huy
Photo - Peter Parks/AFP/Getty Images: Du khác mặc quân phục Hồng quân Trung Quốc tham quan căn cứ du kích cũ của Mao Trạch Đông tại Tỉnh Cương Sơn, Trung Quốc vào 21 tháng 9 năm 2012
Photo – Peter Parks/AFP/Getty Images: Du khác mặc quân phục Hồng quân Trung Quốc tham quan căn cứ du kích cũ của Mao Trạch Đông tại Tỉnh Cương Sơn, Trung Quốc vào 21 tháng 9 năm 2012
Đối với một tổ chức chính trị được lập ra để duy trì những cuộc cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc, trớ trêu thay, lại trở nên sợ hãi trước những cuộc cách mạng. Nhưng các cuộc cách mạng đã và vẫn đang được triển khai tại Trung Quốc, các bước tiếp theo của các cuộc cách mạng đang dần dà được tiến hành.
Một trong các mâu thuẫn chủ yếu của chế độ hiện nay chính là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng khi mới thành lập Đảng với những thực trạng trái ngược ở hiện tại. Học sinh Trung Quốc bắt buộc phải tham gia các lớp học chính trị về chủ nghĩa Marx (hoặc ít nhất là phiên bản chủ nghĩa Marx của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, và rất nhiều những tư tưởng, lý luận của những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản khác.

Sự thật là, những kẻ giàu có và quyền lực ở Trung Quốc được hưởng rất nhiều quyền lợi trong việc duy trì “tấm bình phong” Marx và Mao – 1 loại “bảo hiểm” mang tính chất chính trị đối với Đảng Cộng sản, cũng như củng cố tính hợp pháp cho chế độ Cộng sản.
Nhưng đối với những người nghèo – tầng lớp chiếm gần 60% trên tổng số 1,4 tỉ dân Trung Quốc – lại chỉ nhận được những sự giúp đỡ rất ít ỏi từ những lý thuyết của Đảng Cộng sản. Và sự phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng trở nên sâu sắc khi những tên tỉ phú tiếp tục bóc lột, bòn rút một cách không kìm chế khối tài sản nhà nước, cũng như tài sản công dân,trong khi những người nghèo khổ bị ngăn cản trong việc mở rộng quy mô những “nấc thang xã hội”-một cấu trúc không hề thay đổi trong gần 20 năm.
Dựa vào lý thuyết của chủ nghĩa Marx chính thống, có thể thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thoái hóa trở thành giai cấp tư sản chuyên bóc lột, trở thành đối tượng chính của cuộc cách mạng vô sản. Nhân dân, những người bị dìm xuống tận cùng của xã hội, hoàn toàn hợp pháp trong việc định đoạt số phận của Đảng Cộng sản-một chế độ độc tài, chuyên chế tồi tệ nhất trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.
Cho dù các học thuyết hệ tư tưởng của chế độ được cho là một con dao hai lưỡi, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ nó. Cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đã thực hiện mở cửa kinh tế và một số cải cách khi còn đương chức, tuy nhiên, họ Đặng vẫn không hề bác bỏ Chủ Nghĩa Marx cũng như Tư tưởng Mao.

Những cuộc cách mạng cần người lãnh đạo

Nhân dân Trung Quốc mong muốn có một cuộc cách mạng – nhưng không phải một cuộc cách mạng theo kiểu Chủ nghĩa Marx. Họ đã từ bỏ thứ vũ khí lý thuyết của Marx, thay vào đó là những giá trị dân chủ phổ thông hơn.
Một số người tìm kiếm một cuộc cách mạng dân chủ đầy đủ; có tự do ngôn luận, tự do thành lập hội đoàn, và sự thành lập hội đoàn phải được thể chế hóa ngay lập tức. Số còn lại hi vọng có thể lật đổ được ách thống trị của Đảng Cộng sản, lập lại sự bình đẳng về giàu nghèo, và giữ lại Hiến pháp của Đảng Cộng sản trên danh nghĩa của việc “duy trì ổn định xã hội.” Những người thuộc nhóm thứ hai có thể đưa ra những đòi hỏi của họ dưới ngọn cờ “cách mạng dân chủ,” tuy nhiên họ lại là nhóm có nhiều khả năng sẽ liên kết trở lại với chính chế độ Cộng sản.
Mặc dù có sự gia tăng về số lượng các học thuyết và các cuộc các mạng tiềm năng trong quần chúng – chỉ cần vào những trang mạng xã hội ở Trung Quốc như Weibo hay Twitter và xem qua những cảm nghĩ về cuộc cách mạng tâm lý – ta có thể nhận thấy vẫn chưa có một tổ chức hay cá nhân nào có thể trở thành lãnh đạo cho cuộc cách mạng. Đó là bởi vì Đảng Cộng sản, có liên quan đến lịch sử thành lập Đảng, gần như mang căn bệnh nhạy cảm với các tổ chức khác.
“Theo dõi, đóng cửa, bắt bớ”- chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với bất kì tổ chức nào tại Trung Quốc. Do đó, thông tin có thể được tìm thấy ở trong các câu lạc bộ sách, những tổ chức phi lợi nhuận, hoặc trong các trường đại học; các tổ chức dân sự và các tổ chức phi chính phủ có vốn nước ngoài như Open Constitution Initiative và China Rural Library đã bị đóng cửa; và những nhà hoạt động dân chủ ít nổi tiếng – Xu Zhiyong, Wu Gan, và 1 số khác – đã bị bắt giữ, và khi được thả, sự tự do của họ đã phần lớn đã bị hạn chế rất nhiều.

Khi vị thần thoát khỏi cây đèn thần

Cho dù đã thực hiện việc kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn không thể ngăn chặn một người lãnh đạo trong việc bắt đầu khai thác sức mạnh của quần chúng cách mạng tại Trung Quốc.
Bạc Hy Lai (Bo Xilai), một cựu quan chức của Đảng Cộng sản, là một nhân vật nổi tiếng trong xã hội Trung Quốc từ khi ông nắm Trùng Khánh từ năm 2007 tới 2012. Họ Bạc đã ban hành những ý tưởng cánh tả lấy cảm hứng từ Mao và triển khai một chiến dịch mang phong cách Văn hóa Cách mạng “hát nhạc đỏ và đập tan các băng nhóm xã hội đen,” đã tạm thời phục hồi tinh thần Cộng sản lạc hậu trong nhân dân tỉnh Trùng Khánh. Nhiều đảng viên cũng như nhân dân Trùng Khánh đặt niềm tin vào lời nói của họ Bạc và tin rằng ông sẽ trở thành một nhà lãnh đạo, người sẽ bảo vệ lợi ích của họ.
Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không chịu được sự cạnh tranh, lãnh đạo Đảng, Đặng Tiểu Bình, đã thanh trừng Bạc Hy Lai với tội danh “có hành vi vô tổ chức” và tham nhũng, ngay khi sự nổi tiếng của họ Bạc vẫn chỉ là mầm mống.
Nhưng Đặng Tiểu Bình chỉ có thể đóng lại nắp cây đèn thần một cách tạm thời. Quần chúng cách mạng đã nhận thức được sự tiếp nối của một nhà lãnh đạo nổi tiếng, có sức lôi cuốn, và làn sóng ngầm đó đã sẵn sàng nổi lên bất cứ lúc nào.

Những năm cuối triều Mãn Thanh

Kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba, một nhà bất đồng chính kiến, vào năm 2010. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngưng hoàn toàn các cuộc cải cách, và Bắc Kinh đã trở nên đặc biệt nhạy cảm với bất cứ dấu hiệu nào của sự hình thành những cuộc cách mạng.
Trong năm nay, vào ngày 14 tháng 6, tờ Nhân dân Nhật báo đã có 5 bài viết nhấn mạnh những tác hại sâu sắc của “cuộc cách mạng màu sắc” – những cuộc biểu tình lật đổ ách thống trị của chính phủ áp bức – và rằng hệ thống dân chủ không thể được lồng ghép vào đất nước Trung Quốc. Các bài báo đã nêu lên rằng Trung Quốc phải cảnh giác cao độ trước sự xâm nhập và lây lan của “cuộc cách mạng màu sắc”; rằng các thế lực “thù địch” phương Tây chưa bao giờ từ bỏ ý định chống phá và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc; và rằng Trung Quốc phải nhổ tận gốc những niềm tin được cho là “mê tín” của nhân dân đối với các tổ chức phương Tây và sự Tây hóa.
Chính quyền Trung Quốc đang duy trì chiến thuật chi rất nhiều tiền để mua lấy cũng như thúc đẩy sự “ổn định xã hội,” tuy nhiên chiến thuật đó bắt đầu không hoạt động từ khi nền kinh tế Trung Quốc bị chững lại và tỉ lệ thất nghiệp trở thành một vấn đề đáng lo của toàn xã hội. Thật vậy, từ “cách mạng” bắt đầu xuất hiện trên các trang mạng ở Trung Quốc với tần số tăng dần.
Bước đầu tiên của cuộc cách mạng đã được thực hiện. Những bước còn lại của cuộc cách mạng chỉ còn bị trì hoãn do sự cảnh giác của Đảng Cộng sản thông qua các hành vi giám sát và đàn áp dữ dội những người bất đồng chính kiến.
Đảng Cộng sản Trung Quộc cần phải lùi một bước để tự bảo vệ sự an toàn cho chính nó, cũng như nếu Đảng thật sự quan tâm đến những lợi tích tương lai của đất nước. Ngược lại, nó sẽ phải đối mặt với hai cuộc cách mạng tiềm tang: Cách mạng màu sắc dẫn đầu bởi tầng lớp trung lưu và trí thức, hoặc là bạo động, khởi nghĩa vũ trang lãnh đạo bởi giới hạ lưu.

Trước khi sự bất khả kháng diễn ra

Các chế độ thường bị sụp đổ khi xảy ra một cuộc đảo chính, một cuộc khủng hoảng tài chính, mâu thuẫn sâu sắc giữa quan chức với nhân dân, bạo loạn diễn ra thường xuyên, quân phiến loạn nguy hiểm, hoặc là một cuộc xăm lăng của ngoại bang. Đôi khi các yếu tố này diễn ra cùng một lúc.
Những yếu tố cách mạng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc rất có thể sẽ phải đối mặt chính là một cuộc khủng hoàng tài chính. Chính quyền Trung Quốc đã ban hành một số chính sách góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán, nhưng không ai chắc chắn rằng những chính sách đó có thực sự hoạt động hay không. Tình trạng nền kinh tế thế giới cực kì khó để có thể dự đoán,và có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, các bước của cuộc cách mạng đang được tiến hành một cách chậm rãi, nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang đang liên tục tuột dốc khi nhà nước lãng phí những nguồn lực xã hội, ấp ủ những mối hận thù trong xã hội, cũng như làm suy đồi đạo đức. Theo thời gian, quần chúng cách mạng đã phát triển tăng lên về số lượng, chờ thời cơ thích hợp để xuất hiện.
Ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng này? Dĩ nhiên là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trật tự xã hội thông thường đã bị đảo lộn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu thủ tiêu tầng lớp tư sản, và biến tư hữu thành công hữu. Sử dụng tài nguyên quốc gia để thúc đẩy công hữu hóa, các gia đình và các quan chức “đỏ” nhanh chóng trở thành những triệu phú và tỷ phú trong khi Trung Quốc có số lượng người thuộc tầng lớp sống trên bờ vực của sự nghèo khổ lớn nhất thế giới.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có lịch sử trong việc bóc lột và lừa dối quần chúng nhân dân, cũng như đàn áp và loại trừ những tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. Đảng Cộng sản không muốn bất kỳ ai có thể sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính nó cho dù hệ tư tưởng của nó là một mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng mầm mống bạo lực cách mạng. Mặc dù vậy, cuộc cách mạng ở Trung Quốc đã được tiến hành.
____
He Qinglian là một tác giả cũng như một nhà kinh tế nổi tiếng ngườiTrung Quốc. Hiện nay đang sinh sống tại Hoa Kì, bà là tác giả của quyển Những cạm bẫy của Trung Quốc, quyển sách nêu lên quan ngại về tình hình tham nhũng trong cải cách kinh tế ở Trung Quốc từ những năm 1990; và Màn sương của sự kiểm duyệt: sự kiểm soát các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc2, nêu lên những biểu hiện của việc thao túng và sự hạn chế báo chí. Bà cũng thường xuyên viết về những vấn đề của kinh tế và xã hội tại Trung Quốc thời hiện đại.

Không có nhận xét nào: