Pages

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Ngày 17-5 vừa qua, một tượng đài Hồ Chí Minh bằng hợp kim đồng cao gần 8 mét cũng mới được dựng lên trước trụ sở UBND TP HCM. Việt Nam hiện nay có khoảng 137 tượng đài HCM và theo Bộ Văn hóa đã có kế hoạch xây thêm 60 tượng nữa

Ngày 17-5 vừa qua, một tượng đài Hồ Chí Minh bằng hợp kim đồng cao gần 8 mét cũng mới được dựng lên trước trụ sở UBND TP HCM. Việt Nam hiện nay có khoảng 137 tượng đài HCM và theo Bộ Văn hóa đã có kế hoạch xây thêm 60 tượng nữa
Photo: RFA


Công luận, đặc biệt của cư dân mạng, tại Việt Nam đang bức xúc về việc tỉnh Sơn La thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí khủng 1400 tỷ đồng Việt Nam.
Lý do của sự phản đối dự án là gì?
Phản ứng
Vụ Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở tỉnh Quảng Nam với kinh phí chừng 400 tỷ đồng vừa hoàn thành vào tháng 3 năm nay từng gây bão trong dư luận cả nước. Lý do được nêu ra là biết bao bà mẹ liệt sỹ còn phải sống trong cảnh khó khăn, chưa được đền bù xứng đáng trong khi Nhà nước lại bỏ tiền ra cho một công trình lớn như thế.
Nay đến tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La, một trong những tỉnh nghèo nhất tại Việt Nam, lại thông qua dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với khoản kinh phí 1400 tỷ đồng.
Luật sư Lê thị Công Nhân, một cựu tù nhân lương tâm, có ý kiến sau khi nghe tin vừa nêu:
“ Thực sự tôi cảm thấy bất ngờ bởi vì trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam như chúng ta biết trước khi có tin Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nghị quyết đề án xây tượng thờ ông Hồ Chí Minh cộng với một tổng quan chung giống như một công viên khổng lồ với những bức tượng, phù điêu rất lớn, có thể nói lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh Sơn La và họ dự toán mất 1400 tỷ; trước khi tin này đưa ra khoảng 3-4 ngày gì đó thì một bà thứ trưởng Bộ Tài chính của Việt Nam phải lên tiếng để xin vay của Ngân hàng Nhà nước 30 ngàn tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh tế chung của đất nước như vậy- Bộ Tài chính ở trung ương quản lý tài chính và chi phí công cho tất cả các tỉnh thành, trong đó có cả Sơn La, khu vực miền núi Tây bắc, phía bắc; và Ngân hàng Nhà nước cũng làm chức năng quản lý ngân hàng ở trên phạm vị toàn bộ quốc gia. Trong sự điêu đứng như thế về ngân sách mà Sơn La là một tỉnh nghèo, có tiếng về nghèo ở Việt Nam mà thông qua việc làm như vậy theo tôi cảm thấy đó là một việc làm, một ý tưởng điên rồ.
Tất nhiên họ không hề điên như vậy. Những người đưa ra ý tưởng và thông qua ý tưởng đó là bởi vì, tôi tin chắc, đằng sau những việc này có những lợi ích bất chính, khuất tất. Có thể là sự tham ô, tham nhũng thông qua hình thức lãng phí vô cùng ghê gớm và thông qua dễ những dự án được gán cho ý nghĩa chính trị
Luật sư Lê thị Công Nhân
Tất nhiên họ không hề điên như vậy. Những người đưa ra ý tưởng và thông qua ý tưởng đó là bởi vì, tôi tin chắc, đằng sau những việc này có những lợi ích bất chính, khuất tất. Có thể là sự tham ô, tham nhũng thông qua hình thức lãng phí vô cùng ghê gớm và thông qua dễ những dự án được gán cho ý nghĩa chính trị. Mà như chúng ta biết ý nghĩa chính trị này gắn liền với chế độc độc tài của Việt Nam; tức tôn thờ lãnh tụ một cách sung bái và thái quá.”
Một số cư dân mạng trưng bản phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ trên facebook của họ. Việc làm này cũng được một chị đang khiếu kiện tại Hà Nội vì việc thu hồi đất đai- nhà cửa oan ức ở Đồng Nai, chị Ngọc Nguyên hưởng ứng với những lý do được nêu ra:
“ Trong phòng khiếu kiện từ sáng đến lúc này mọi người cũng nói đến vấn đề đó. Tôi rất bức xúc và nhiệt liệt phản đối. Tôi cũng đang biết tấm bảng để chữ ‘Phản đối xây tượng đài Hồ chí Minh phải tốn kém 1400 tỷ’. Tôi đang chuẩn bị đây.

Ảnh chụp tháng 11 năm 2013 cho thấy những người dân thất nghiệp ngồi chờ dưới chân dung ông Hồ Chí Minh hàng ngày ở các ngã ba ngã tư đường xem có ai mướn làm bất cứ công việc gì theo giờ theo ngày...
Ảnh chụp tháng 11 năm 2013 cho thấy những người dân thất nghiệp ngồi chờ dưới chân dung ông Hồ Chí Minh hàng ngày ở các ngã ba ngã tư đường xem có ai mướn làm bất cứ công việc gì theo giờ theo ngày...(AFP)

Trong khi chúng tôi là những người dân không có chỗ ăn, chỗ ở, không có cuộc sống. Theo tôi nghĩ nếu bỏ 1400 tỷ này ra để giải quyết cho dân oan chúng tôi có cuộc sống thì phần nào giảm đi những người bị oan ức. Nếu khắc phục được như vậy thì sẽ tốt hơn. Đàng này xây một tượng đài như thế là phí quá, vô ích.
Nếu muốn nói xây tượng đài để nói cho dân biết đó là công lao của một người cứu nước thì không cần phải xây những tượng đài như thế. Chỉ cần làm những việc tốt thôi, người dân có cuộc sống ấm no thì trong lòng họ tự khắc hiểu, tự biết. Không cần phải phô trương, làm những hình thức như vậy.
Tôi nói mấy ông có xây tượng đài để ở mỗi ngả tư đường đi, chưa chắc người dân thấy và hiểu được. Sợ người ta còn tức giận thêm. Do đó tôi cũng đang có ý tưởng là phải làm sao để thể hiện sự phản đối này.”
Tôi nói mấy ông có xây tượng đài để ở mỗi ngả tư đường đi, chưa chắc người dân thấy và hiểu được. Sợ người ta còn tức giận thêm. Do đó tôi cũng đang có ý tưởng là phải làm sao để thể hiện sự phản đối này
chị Ngọc Nguyên
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng hiện sống tại Sài Gòn có bài viết ‘Dừng ngay những dự án tượng đài tham nhũng’. Trong đó ông nêu rõ ‘Một trào lưu, một phương cách tham nhũng tập thể, công khai đang là những cơn bão, những trận mưa lũ tàn phá đất nước như những trận mưa lũ đang tàn phá vùng than giàu có Quảng Ninh’. Và nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ về những dự án mà ông gọi là những dự án vô cảm với những cảnh đời nghèo đói của người dân.
Giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn từ Australia cũng có chung ý với nhà văn Phạm Đình Trọng khi gọi Việt Nam là đất nước của những tượng đài vô cảm. Ông cố gắng giải thích tình trạng hằng loạt địa phương ở Việt Nam đều có dự án xây dựng tượng Hồ Chí Minh có thể là xuất phát từ ý tưởng kinh doanh hình tượng lãnh tụ. Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn như thế là sự khinh thường người dân đóng thuế.
Ngay cả một vị quan chức Nhà nước, phó giám đốc Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thị Thông được mạng Infonet trích dẫn thừa nhận con số 1400 tỷ là quá lớn đối với 1 tỉnh còn nghèo như Sơn La.
Vào ngày 5 tháng 8, chúng tôi liên lạc với các vị trong Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La để hỏi ý kiến về dự án tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ đồng mà dư luận đang bức xúc thì hai vị phó chủ tịch Tráng Thị Xuân và Phạm Văn Thủy trả lời:
“ Tôi không phụ trách mảng này, anh hỏi anh Phạm Văn Thủy.”
“Tôi đang họp, và tôi không có thẩm quyền trả lời, hãy hỏi ông chủ tịch UBND tỉnh.”
Mạng Soha News trích dẫn phát biểu của ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, Cầm Ngọc Minh, rằng dư luận đang hiểu sai về con số 1400 tỷ đồng. Theo ông này thì khoản kinh phí này được dùng để xây dựng một cụm công trình trên diện tích 20 héc ta, trong đó có quảng trường, tượng đài bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc, trung tâm hành chính mới của tỉnh, khu tái định cư và giải phóng mặt bằng, đền thờ bác Hồ.
Vào tháng tư vừa qua, Bộ Văn hóa- Thể Thao- Du lịch Việt Nam đưa ra đề xuất từ nay đến năm 2030 sẽ xây thêm khoảng gần 60 tượng đài Hồ chí Minh trên cả nước.
Thống kê cho thấy tại Việt Nam hiện nay có 137 tượng đài Hồ Chí Minh đủ loại
.

Không có nhận xét nào: