Pages

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Sáu vấn đề đằng sau vụ chứng khoán TQ

Image copyrightGetty
Những ảnh hưởng từ ngày 'Thứ Hai Đen - Black Monday' – khi thị trường toàn cầu khủng hoảng bởi cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm mạnh – lại tiếp tục được cảm nhận vào hôm Thứ Ba.
Tình hình xem chừng khá phức tạp và khó hiểu và dưới đây phóng viên BBC có bài phân tích sáu vấn đề tách biệt liên quan tới sự kiện này.

Tăng trưởng giảm

Trung Quốc phát triển phi thường trong thập kỷ qua nhưng gần đây đã có những mối lo ngại là tăng trưởng kinh tế nước này sẽ giảm tốc độ đáng kể.
Có lo ngại là điều này sẽ gây ra các phản ứng hốt hoảng của các nhà đầu tư trong nước và dẫn đến thị trường chứng khoán bị sập.
Với việc Trung Quốc mở sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải mới chỉ từ năm 1990, đ̣ây là thị trường chưa trưởng thành so với các nơi khác trên thế giới.
Image copyrightAFP
Image captionThị trường chứng khoán của Trung Quốc chủ yếu bị các nhà đầu tư nhỏ chi phối.
Các cổ phiếu gần như hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư trong nước, nhiều người trong số đó là các nhà đầu tư cá nhân, người về hưu, với rất ít kinh nghiệm đầu tư.
Vì thiếu các nhà đầu tư là các tổ chức lớn, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp, thị trường có thể dễ rúng động hơn bình thường.

Ngân hàng Trung ương

Trong vài tháng qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nhiều lần cố vực thị trường chứng khoán dậy để đảm bảo sự ổn định.
Ngân hàng Trung ương Trung QuốcImage copyrightGetty
Image captionNgười ta chờ đợi Ngân hàng Trung ương sẽ có một hành động quyết liệt nào nữa
Chúng được thực hiện qua một số biện pháp lớn, chẳng hạn như cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương – như vậy cho phép thêm nhiều tiền có thể lưu thông dễ dàng hơn - và mua cổ phiếu vào để ngăn chúng khỏi rớt giá.
Sau những thua lỗ tuần trước, đã có kỳ vọng vào hôm thứ Sáu rằng Ngân hàng Trung ương sẽ có một động thái mạnh tay nữa như vậy.
Nhưng điều đó đã không xảy ra – và tình trạng hốt hoảng lan ra và cổ phiếu giảm mạnh hôm thứ Hai. Thị trường chứng khoán chỉ trong một ngày đã bị sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2007.

Tiền tệ

Một trong những nguyên nhân gây sụt giảm trong những phiên giao dịch vừa qua là quyết định trước đó của Ngân hàng Trung ương phá giá đồng nhân dân tệ và cho phép giao dịch đồng Nhân dân tệ được linh hoạt hơn.
Không giống như hầu hết các đồng tiền khác, đồng tiền Trung Quốc không được phép buôn bán tự do theo số lượng người mua và người bán trên các thị trường quốc tế.
Thay vào đó, Ngân hàng Trung ương đặt ra một tỷ lệ hàng ngày với đồng đô la Mỹ và cho phần còn lại trong ngày, đồng nhân dân tệ được phép giao dịch 2% lên hoặc xuống từ mức đó.
Nhân dân tệ và đồng đô la MỹImage copyrightGetty
Image captionMột đô la mua được bao nhiêu đồng nhân dân tệ là một yếu tố rất quan trọng cho xuất khẩu
Trong tháng Tám, Ngân hàng Trung uơng đã cắt giảm lãi suất gần 2%, khiến gây ra làn sóng bất an đầu tiên trên thị trường. Động thái này được xem như một nỗ lực để giúp xuất khẩu bằng cách làm cho hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn ở nước ngoài.
Ngân hàng Trung ương cũng cho biết sẽ đưa ra một tỷ giá hối đoái mỗi ngày dựa trên mức giao dịch đồng nhân dân tệ ngày hôm trước. Điều đó có nghĩa là nó có thể giảm nhiều hơn nữa trong tương lai.

Lan truyền

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giá mạnh đã khiến tâm lý‎‎ bất an ở các nhà đầu tư lan ra khắp khu vực và sau đó trên toàn cầu, gây mất ổn định tại thị trường chứng khoán ở New York và châu Âu.
Image copyrightEPA
Image captionThị trường chứng khoán New York bị thua lỗ nặng vào thứ Hai
Hiệu ứng dây chuyền này đã nhấn mạnh thực tế rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo như thế nào tại các thị trường toàn cầu.
Phân tích gia chuyên về đầu tư có trụ sở tại Hong Kong, Peter Churchouse, nói thị trường Trung Quốc "chẳng có liên quan gì" cách đây 35 năm và trong gần một thập kỷ qua. Nó chỉ đơn thuần là tuân theo các xu hướng trong nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng nay thời thế đã thay, ông nói. "Nền kinh tế và thị trường toàn cầu đã được gắn mác ‘Sản xuất tại Trung Quốc’."
Image copyrightAFP
Image captionViệc bán tháo ra đã nhấn mạnh thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng vai trò quan trọng như thế nào trên toàn cầu

Điều chỉnh hay Sập tiệm?

Tình trạng khủng hoảng toàn cầu hôm thứ Hai đã gây ra những lo sợ về một cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế nữa, nhưng các phân tích gia nói rằng nó chỉ đơn thuần là chuyện thị trường bị bong bóng quá mức đang tự điều chỉnh. Tuy nhiên, họ cảnh báo về những sụt giảm thêm nữa về lâu về dài.
Nicholas Teo của hãng phân tích tài chính của CMC Markets cho biết các thị trường tài chính đã "bị say" do có ngân quỹ dễ dàng và rẻ trong những năm gần đây, khiến đẩy giá trị của cổ phiếu và các chi tiêu cho tiêu dùng lên thêm.
Đối với chính Trung Quốc, các nhà phân tích nói rằng khi thị trường trưởng thành dần qua năm tháng và các nhà đầu tư trở nên có kinh nghiệm hơn, thì thị trường sẽ trở đỡ bất ổn hơn.
Điều này cũng có thể xảy ra nếu chính phủ Trung Quốc loại bỏ một số hạn chế vốn cản trở các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần, nhờ đó mở đường cho các công ty lớn hơn và chuyên nghiệp hơn vào và mang theo sự ổn định. Hiện nay người nước ngoài chỉ sở hữu 2% chứng khoán.
Image copyrightAFP
Image captionChính phủ Trung Quốc hạn chế giao dịch người nước ngoài 'giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của họ

Hậu quả

Các nhà quan sát đã miêu tả sự việc này như một "cảnh tỉnh đột ngột" cho các nhà đầu tư toàn cầu đã hầu như không quan tâm đến Trung Quốc.
Những vận động cực đoan tại thị trường Trung Quốc có thể sẽ trở thành một chuyện phổ biến hơn, khi mà đặc thù của thị trường là bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ thiếu kinh nghiệm.
Trong khi đó nền kinh tế của Trung Quốc vẫn được dự kiến sẽ chậm phát triển chậm lại và do vậy sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của phương Tây, theo phóng viên BBC Duncan Weldon.

Không có nhận xét nào: