Pages

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Những góc khuất của Bán hàng đa cấp ở VN

Hoà Ái, phóng viên RFA

Một cuộc hội thảo về nhận diện mô hình BHĐC do Bộ Công thương tổ chức.

Một cuộc hội thảo về nhận diện mô hình BHĐC do Bộ Công thương tổ chức.
 Sài Gòn đầu tư




Tại VN, mô hình kinh doanh tiếp thị đa cấp hay còn được gọi một cách thông dụng là “Bán hàng đa cấp” trong hơn 1 thập niên vẫn sôi động và là đề tài bàn cãi trên nhiều diễn đàn mạng xã hội vì sự biến tướng “vàng thau lẫn lộn” của mô hình này dù dưới danh nghĩa các tập đoàn kinh doanh uy tín đến từ Hoa Kỳ.


Bán hàng đa cấp là gì?
Mô hình kinh doanh tiếp thị đa cấp ở VN là một câu chuyện dài xuyên suốt khoảng 15 năm qua, thu hút cả triệu người tham gia, với hy vọng có cơ hội làm giàu nhanh chóng mà không phải cần nhiều vốn hay mất quá nhiều thời gian.
Những người tham gia bán hàng đa cấp thuộc hầu hết các công ty kinh doanh theo mô hình “Multi-Level Marketing” (MLM) có mặt ở thị trường VN thông thường theo nguyên tắc đóng một số tiền lệ phí hay đầu tư đầu tiên, mua sản phẩm của công ty hàng tháng và mỗi thành viên phải tuyển mộ được nhiều thành viên mới để thành lập mạng lưới bán hàng trực tiếp cho công ty, cùng nhau tiêu thụ sản phẩm và đồng thời được công ty chiết khấu phần trăm lợi nhuận cho mỗi thành viên theo tỉ lệ các cấp bậc khác nhau. Trực thuộc tập đoàn Amway, một trong những tập đoàn bán hàng trực tiếp hàng đầu ở Hoa Kỳ, Công ty TNHH Amway Việt Nam được thành lập hồi tháng 3 năm 2008, đầu tư quy mô với 2 nhà máy sản xuất các dòng sản phẩm đảm bảo chất lượng quốc tế, thu hút khoảng 300 ngàn người bán hàng hay còn gọi là “nhà phân phối” ở khắp mọi miền đất nước VN. Một “nhà phân phối” tại Sài Gòn tham gia bán hàng đa cấp với Amway Việt Nam, đạt vị trí cao nhờ doanh thu lớn chỉ trong vòng 2 năm, nói với đài ACTD:
Nói chung mình làm cái gì cũng phải có đầu tư. Thời gian ban đầu thì mình đầu tư hơi nhiều chút, xây dựng hệ thống này kia…nhưng rất đáng. Thí dụ như mình cũng làm trong công ty suốt thời gian 14 năm, bây giờ giá trị thu về cũng 14 năm, không bằng làm Amway có 2 năm
Một “nhà phân phối”
“Nói chung mình làm cái gì cũng phải có đầu tư. Thời gian ban đầu thì mình đầu tư hơi nhiều chút, xây dựng hệ thống này kia…nhưng rất đáng. Thí dụ như mình cũng làm trong công ty suốt thời gian 14 năm, bây giờ giá trị thu về cũng 14 năm, không bằng làm Amway có 2 năm”.
Hiểu rõ bán hàng đa cấp
Bản chất cốt lõi của mô hình kinh doanh đa cấp là “nhà phần phối” chỉ cần bán sản phẩm thì họ sẽ được hưởng hoa hồng theo doanh số. Sản phẩm bán được nhiều thì lợi nhuận nhiều. Vì thế, nhiều “nhà phân phối” phải chọn cách bỏ tiền mua sản phẩm và tập trung vào việc kiếm thêm người để phân phối lại. Hầu hết những “nhà phân phối” đạt được doanh thu cao không phải nhờ vào bán sản phẩm mà do tuyển mộ được nhiều người tham gia mạng lưới bán hàng. Cô Lam Trần, một đối tượng khách hàng ở Cần Thơ được một “nhà phân phối” của công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam giới thiệu về sản phẩm như sau:
Multi-Level Marketing
Multi-Level Marketing
“1 bộ sản phảm giảm cân của Nu Skin uống trong vòng 90 ngày. Uống duy nhất một lần trong đời thôi, không phải uống lại nữa với giá ba mươi mấy triệu. Làm rầm rộ lắm. Họ tư vấn rất là mê luôn. Nói chung người ta tin lắm tại vì uống thấy có giảm cân đó nhưng sau này tác dụng hay hệ lụy thì mình không biết”.
Mặc dù rất được thuyết phục về các thông tin sử dụng và hiệu quả của sản phẩm Nu Skin nhưng cô Lam Trần cho biết rằng “điểm nhấn quan trọng” của buổi gặp gỡ là “nhà phân phối” cố thuyết phục để kêu gọi tham gia vào mạng lưới báng hàng đa cấp của Nu Skin Việt Nam:
“Dây chuyền giống như hình thức góp vốn; nói là không cần làm gì hết, dành cho những người không có thời, gian bận rộn mà thích kinh doanh. Chỉ nộp tiền 15 triệu vô tài khoản và trong 1 tháng mình tìm thêm 3 người làm giống mình như vậy thì mình được hưởng bao nhiêu phần trăm đó. Nếu như không tìm được mà mình rút tiền lại thì lỗ 10 %. Còn trong vòng 1 tháng không tìm được ai thì mình không có lợi nhuận. Không cần phải mua và bán sản phẩm gì hết”.
Cho dù công ty hoạt động có đúng chính sách luật pháp sở tại như thế nào đi nữa thì cũng sẽ có những người làm bậy...Và khi sự làm bậy đó trở thành quy mô lớn thì người ta nghe tới chữ ‘đa cấp’ khiến người ta dị ứng, bất kể mang thương hiệu nước ngoài hay VN
Francis Hùng
Cô Lam Trần lập luận rằng dây chuyền hoạt động bán hàng đa cấp như vậy có vẻ như một hình thức chiếm dụng vốn. Số tiền 15 triệu của cô trong vòng 30 ngày lại mất trắng 10% nếu như cô quyết định không tiếp tục tham gia bán hàng đa cấp cho công ty. Trong trường hợp những người tham gia đều giống nhau, cứ bỏ tiền vào tài khoản mà không cần phải mua hay bán sản phẩm thì chẳng khác nào là một hình thức huy động vốn trá hình.
Mặc dù Bộ Công Thương VN công bố Nghị định 42 có hiệu lực hồi tháng 7 năm 2014 quy định giám sát bán hàng đa cấp, cấm lôi kéo người dân vào mạng lưới bán hàng đa cấp và cho dù các công ty kinh doanh tiếp thị đa cấp uy tín như Amway hay Nu Skin cung cấp các khóa đào tạo hiểu biết sản phẩm và kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, huấn luyện về đạo đức kinh doanh nhưng trên thực tế các công ty này cũng không đảm bảo rằng các “nhà phân phối” tuyệt đối không thổi phòng hoặc không cường điệu về sự thành công của họ khi tham gia bán hàng đa cấp.
Trao đổi với RFA từ VN, Chuyên gia Huấn luyện Bán hàng-Diễn giả Francis Hùng đưa ra quan điểm của ông về mô hình kinh doanh đa cấp đều bị biến tướng cho dù ở bất cứ quốc gia nào vì số lượng người bị lừa gạt thì rất nhiều nhưng số lượng người thành công lại rất ít do mô hình này đánh mất ý nghĩa của sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Ông Francis Hùng cho rằng mô hình kinh doanh đa cấp khoác lên danh nghĩa giúp nhau, không cần vốn nhiều chỉ là ngụy biện bởi vì sự cám dỗ cực lớn dựa trên hệ thống thang điểm thi đua khiến người tham gia bán hàng đa cấp biến sản phẩm thành công cụ để kinh doanh hơn là ý nghĩa về tiêu dùng do chất lượng sản phẩm. Chuyên gia Huấn luyện Bán hàng-Diễn giả Francis Hùng nhấn mạnh:
“Chính xác mà nói cho dù của nước ngoài hay của VN thì bản thân của mô hình đa cấp khiến cho người ta dễ bị sa chân vào sự tham lam làm giàu nhanh của mình cho dù công ty hoạt động có đúng chính sách luật pháp sở tại như thế nào đi nữa thì cũng sẽ có những người làm bậy. Và phần lớn trình độ dân trí của người dân VN không cao, sự chính trực không đề cao cho nên đa cấp là môi trường béo bở cho những người làm bậy. Và khi sự làm bậy đó trở thành quy mô lớn thì người ta nghe tới chữ ‘đa cấp’ khiến người ta dị ứng, bất kể mang thương hiệu nước ngoài hay VN”.
Thông qua những “nhà phân phối” tham gia các công ty kinh doanh đa cấp tại VN mà đài ACTD tiếp xúc, phần lớn trong số họ chia sẻ đang trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan vì viễn ảnh giàu sang thì chưa thấy nhưng trước mắt là những khó khăn chất chồng về tài chánh do vay mượn để đầu tư sản phẩm cũng như sự xa lánh từ những người quen biết, bạn bè, đồng nghiệp hay thậm chí người thân trong gia đình
.

Không có nhận xét nào: