Henry Kissinger la Woodrow Wilson Center, Washington, la o conferinţă despre creşterea puterii militare a Chinei, octombrie 2012 (Alex Wong/Getty Images)
Ông Henry Kissinger tại Trung tâm Woodrow Wilson, Washington, trong một hội nghị về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tháng 10 năm 2012 (Alex Wong / Getty Images)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã yêu cầu Mỹ đối xử với Nga như một “cường quốc” và đừng tốn công sức để chia rẽ Nga nữa.
“Việc chia rẽ Nga đã trở thành một mục tiêu [đối với các quan chức Mỹ] trong dài hạn”, Kissinger, 92 tuổi đã phát biểu, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí The National Interest, được phát hành hôm thứ 4.

“Nếu chúng ta đối xử với Nga một cách nghiêm túc như một cường quốc, thì chúng ta phải xác định trong giai đoạn đầu nếu các mối quan tâm của họ có thể dung hòa được với các nhu cầu của chúng ta”, ông nói với tạp chí.
Quan hệ giữa Washington và Moscow đã xấu đi vì một số vấn đề, đặc biệt là cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine.
Washington cáo buộc Moscow cung cấp vũ khí và hỗ trợ phiến quân ly khai thân Nga đang chiến đấu với quân đội chính phủ ở miền Đông Ukraine.
Nga lại lên án các cáo buộc là “vô căn cứ” và đổ lỗi cho Hoa Kỳ đạo diễn cho việc đảo chính lật đổ chính phủ của ông Viktor Yanukovych, người đã chạy trốn khỏi Ukraine vào đầu năm ngoái.
Điện Kremlin đã mô tả chính sách đối ngoại của Washington về Ukraine là “hiếu chiến”, tuyên bố rằng chính sách này “không phù hợp với thực tế ngày nay và thực sự chứng tỏ rằng Mỹ muốn thống trị thế giới”.
Trong cuộc phỏng vấn, Kissinger đã cáo buộc chính phủ Mỹ và châu Âu đã không thừa nhận hoàn cảnh lịch sử đã dẫn đến cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine.
“Mối liên hệ này không bao giờ có thể bị giới hạn trong một mối quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền truyền thống, không theo quan điểm của Nga cũng như của Ukraine. Vì vậy, những gì đang xảy ra ở Ukraine không thể được thể hiện bằng một công thức đơn giản các nguyên tắc đã được áp dụng và hoạt động ở Tây Âu”, chính trị gia kỳ cựu nói thêm.
Kissinger, người đã phục vụ trong chính quyền của cựu Tổng thống Richard Nixon, đã lặp lại một trong những đề xuất trước đó của mình, cụ thể là Ukraine nên trở thành một vùng đệm hoặc một trung gian hòa giải giữa Nga và phương Tây.
Thúc giục phương Tây ngừng hỗ trợ cho chế độ ở Kiev với bất cứ giá nào, Kissinger cho biết: “Ít nhất, cần phải xem xét khả năng hợp tác giữa phương Tây và Nga thông qua một Ukraine không liên kết quân sự”.
Các nhà phân tích đã bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Nga có thể dẫn đến một cuộc chiến thảm khốc, và một số đã cáo buộc Washington tạo ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine để khiêu khích Nga.
Cựu nghị sĩ Mỹ Ron Paul cho biết trên website của mình, rằng Mỹ dấy lên một cuộc chiến tranh chống lại Nga mà “có thể dẫn đến hủy diệt hoàn toàn” cả hai nước.
Cuộc xung đột ngày càng tăng giữa Mỹ và Nga về cuộc khủng hoảng Ukraine là kết quả của những nỗ lực của Washington nhằm duy trì quyền bá chủ và “những động thái khiêu khích cao độ” ở Đông Âu, theo Paul Craig Roberts, một nhà kinh tế, từng là trợ lý cho Thứ trưởng về chính sách kinh tế của Kho bạc Mỹ dưới thời chính quyền Reagan, cho biết.
“Đó là một tình huống nghiêm trọng khi mà Mỹ lôi kéo châu Âu vào một cuộc xung đột với Nga, chỉ để bảo vệ vai trò và quyền lực bá chủ của Mỹ”, ộng Roberts đã phát biểu trên Press TV vào ngày 26 tháng 6.
Với tính hoài nghi đặc trưng của mình, năm ngoái, ộng Kissinger đã khuyên Ukraine đừng hy vọng trở thành thành viên của NATO trong tương lai gần, bởi vì Liên minh này sẽ không bao giờ bỏ phiếu nhất trí ủng hộ sự gia nhập của Ukraine.
Vị thế của Kissinger, cũng như sự gần gũi với Moscow và các chế độ cộng sản của cựu Ngoại trưởng này không làm ngạc nhiên bất cứ ai. Kissinger đã và vẫn là chủ đề của nhiều vụ bê bối lớn.
Đó là việc ngăn cản Solzhenitsyn tiếp cận Nhà Trắng; là việc đã bịa ra lời bào chữa hoang tưởng nhất về vụ thảm sát ở Thiên An Môn do Trung Cộng gây ra; là việc cùng với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau làm thành công trong việc dành một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho Trung Cộng, sau chuyến công du kỳ dị tới quốc gia châu Á này.
Nếu những việc trên là chưa đủ, thì với sự kính trọng đối với Kisinger, thậm chí còn có những nghi ngờ ông làm việc cho KGB (Cơ quan tình báo Nga).
Các cáo buộc liên quan đến đại tá nổi tiếng Michal Goleniewski, người làm việc cho tình báo Ba Lan. Ông ta bắt đầu chống lại Khối Cộng sản bằng cách gửi cho các đồng minh phương Tây những thông tin về các điệp viên Xô Viết hàng đầu. Đúng như dự kiến, thời gian ngắn sau đó, Goleniewski phải trốn sang phương Tây, và đã trao cho phương Tây một danh sách các điệp viên Liên Xô hàng đầu đang cài cắm tại vị trí quan trọng khác nhau. Các thông tin này đã tập hợp thành một hồ sơ cực kỳ bí mật dày 5.000 trang, về các hoạt động gián điệp của Liên Xô.
Một năm sau, Goleniewski đến Mỹ và yêu cầu được gặp Tổng thống Mỹ với lý do là có thông tin về một siêu gián điệp đứng hàng đầu của cơ quan hành chính Mỹ. Cuộc gặp đã không xảy ra, viên sĩ quan Ba ​​Lan chỉ gặp được giám đốc CIA và thì thầm vào tai ông ta tên của Kissinger. Nhưng ông Kissinger tại thời điểm đó là “quá lớn để sụp đổ” và lịch sử đã được viết như nó đã viết.