Pages

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Tin khẩn: Siêu động đất 9.2 độ Richter gây sóng thần nhấn chìm 13.000 người và phá huỷ một phần Bắc Mỹ rất có thể sẽ xảy ra

Siêu động đất, hay còn gọi là Mega-quake, khi xảy ra sẽ tạo thành một cơn sóng thần vô cùng lớn có thể quét sạch một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển tây bắc Thái Bình Dương, chạy dài từ Vancouver của Canada, qua tiểu bang Washington của Mỹ, rồi dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và các vùng phụ cận. (Ảnh Youtube)
Siêu động đất, hay còn gọi là Mega-quake, khi xảy ra sẽ tạo thành một cơn sóng thần vô cùng lớn có thể quét sạch một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển tây bắc Thái Bình Dương, chạy dài từ Vancouver của Canada, qua tiểu bang Washington của Mỹ, rồi dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và các vùng phụ cận. (Ảnh Youtube)

Hôm 15/7, Fox News đã đưa tin về khả năng xảy ra một trận siêu động đất, có thể lấy đi sinh mạng của ít nhất 13.000 người và phá hủy một phần khu vực Tây Bắc nước Mỹ.

 Foxnews dẫn nguồn từ một bài viết đăng trên tạp chí The New Yorker hôm 13/7, tiết lộ các tính toán của Cơ Quan Đối Phó Khẩn Cấp của Hoa Kỳ (FEMA). Theo đó, trận siêu động đất (Mega-quake) và sóng thần theo sau sẽ khiến ít nhất 13,000 người thiệt mạng, làm bị thương trên 70,000 người; trên 1 triệu người khác phải di dời vì không còn nhà cửa và 2.5 triệu người cần cứu trợ khẩn cấp.

Bài viết có tựa đề The Really Big One (Tạm dịch: Một trận động đất cực lớn) của tác giả Kathryn Schulz, được đăng trên The New Yorker hôm 13/7. Tác giả viết, trận siêu động đất tại vị trí này xảy ra theo chu kỳ, khoảng 243 năm một lần.

Bài viết có tựa đề The Really Big One (Một trận động đất cực lớn) của tác giả Kathryn Schulz, được đăng trên The New Yorker hôm 13/7. (Nguồn: YouTube)
Bài viết có tựa đề The Really Big One (Một trận động đất cực lớn) của tác giả Kathryn Schulz, được đăng trên The New Yorker hôm 13/7. (Nguồn: YouTube)

Siêu động đất, hay còn gọi là Mega-quake, khi xảy ra sẽ tạo thành một cơn sóng thần vô cùng lớn có thể quét sạch một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển tây bắc Thái Bình Dương, chạy dài từ Vancouver của Canada, qua tiểu bang Washington của Mỹ, rồi dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và các vùng phụ cận.

Trận siêu động đất tại vị trí tây bắc Thái Bình Dương lần gần đây nhất xảy ra vào khoảng 300 năm trước, năm 1700. Các nhà khoa học ước tính có cường độ từ 8,7 đến 9,2 độ Richter. Trận động đất này đã tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ, tràn qua Thái Bình Dương và công phá vào Nhật Bản.

Dự đoán trận siêu động đất dọc theo bờ biển phía tây bắc Thái Bình Dương sẽ có cường độ vào khoảng 9,2 độ Richter. (Nguồn: YouTube)
Dự đoán trận siêu động đất dọc theo bờ biển phía tây bắc Thái Bình Dương sẽ có cường độ vào khoảng 9,2 độ Richter. (Nguồn: YouTube)

Như vậy, tính từ năm 1700 đến nay năm 2015, thì đã quá chu kỳ 243 năm 72 năm rồi mà khu vực tây bắc Thái Bình Dương vẫn chưa chứng kiến một trận siêu động đất như vậy.

Giáo sư vật lý Michio Kaku tại Đại học Thành phố New York. (Nguồn: YouTube)
                  Giáo sư vật lý Michio Kaku tại Đại học Thành phố New York. (Nguồn: YouTube)

Trả lời phỏng vấn của Fox News, hôm 15/7, giáo sư vật lý Michio Kaku tại Đại học Thành phố New York cho biết rằng, “Bài viết trên The New Yorker hoàn toàn không phóng đại sự nguy hiểm.”

Ông nhấn mạnh rằng,

“Vụ động đất ở đới hút chìm Cascadia chắc chắn sẽ xảy ra với một mức độ mạnh hơn 30 lần năng lượng tối đa giải phóng ra từ đới đứt gãy San Andreas.”

Đới đứt gãy San Andreas rất nổi tiếng trong các bộ phim của Hollywood. Ngày 18/4/1906, năng lượng giải phóng từ đới đứt gãy San Andreas tại San Francisco tạo ra một trận động đất lớn nhất tại Mỹ, được ghi nhận cho tới thời điểm hiện tại, khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng.

Và trận động đất Cascadia sắp xảy ra sẽ còn mạnh hơn gấp 30 lần trận động đất San Andreas.

Ảnh minh họa, Đới hút chìm Cascadia được tạo nên bởi hai mảng kiến tạo lớn là Juan de Fuca và mảng North American. (Nguồn: YouTube)
Ảnh minh họa, Đới hút chìm Cascadia được tạo nên bởi hai mảng kiến tạo lớn là Juan de Fuca và mảng North American. (Nguồn: YouTube)

Giáo sư Michio Kaku cho biết, “Siêu động đất sẽ không xảy ra tại California hay tại đứt gãy San Andreas như những gì chúng ta thấy trong các bộ phim Hollywood, mà nó sẽ xảy ra tại đới hút chìm Cascadia, kéo dài từ San Francisco tới Seattle.”

Đới hút chìm Cascadia được tạo nên bởi hai mảng kiến tạo lớn là Juan de Fuca và mảng North American. Mảng Juan de Fuca bị chèn dưới mảng North American theo một đường nứt dài 1.100km, song song với bờ biển kéo dài từ bắc California, qua Oregon và bang Washington và tới bang British of Columbia của Canada. Khi mảng Juan de Fuca chuyển động chèn bên dưới và nâng mảng North American lên thì xảy ra động đất dọc ven biển và sinh ra sóng thần.

Ảnh minh họa. Kiến tạo địa chất của đới hút chìm Cascadia. (Nguồn: Wiki)
                       Ảnh minh họa. Kiến tạo địa chất của đới hút chìm Cascadia. (Nguồn: Wiki)

Các nhà địa chấn tính toán rằng, khả năng tích lũy năng lượng trên đới hút chìm Cascadia cho thấy khoảng 300 năm thì Cascadia có đủ độ căng để sinh ra động đất. Và họ đưa ra kết luận rằng,

“Một trận động đất lên tới 9,2 độ Richter theo sau một cơn sóng thần vô cùng to lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ giờ phút này.”

Về kịch bản của trận động đất, giáo sư Michio Kaku cho rằng, “Trận động đất với cơn địa chấn lên đến 9,2 độ sẽ kéo dài khoảng 4 phút, sau đó tạo thành cơn sóng thần với một bức tường nước sẽ tiếp theo sau khoảng 15 phút.”

Tác giả Schulz mô tả, trận động đất năm 2011 mạnh 9,0 độ Richter đã khiến 15.000 người Nhật Bản thiệt mạng. Tuy nhiên, trong tương lai, “Chúng ta sẽ trải phải trải qua một trận thiên tai tồi tệ nhất trong lịch sử Bắc Mỹ.”

Theo góc độ khoa học, trận siêu động đất này là không thể tránh khỏi, vậy câu hỏi là khi nào thì nó sẽ xảy ra?

Ngay sau khi The New Yorker đăng bài viết của tác giả Schulz vào ngày 13/7, ngày hôm sau ba nhà khoa học tại thành phố Seattle, bang Washington, và các cây viết khác đã lập một diễn đàn trực tuyến trên trang reddit.com có chủ đề: Chúng tôi là các chuyên gia về động đất, hãy hỏi chúng tôi bất kỳ câu hỏi nào về trận siêu động đất sẽ xảy ra tại Tây Bắc Thái Bình Dương.

John Vidale, giám đốc tổ chức Mạng lưới Địa chấn Tây Bắc Thái Bình Dương đã trấn an người đọc, kêu gọi họ không nên hoảng loạn sau khi đọc bài viết trên The New Yorker.

“Nhìn chung, đây là một bài viết tốt. Tuy nhiên, kịch bản nó đặt ra khiến độc giả có ấn tượng khinh hoàng hơn những gì nó thực sự được dự đoán”, ông Vidale cho biết.

Đới đứt gãy San Andreas. (Nguồn: Wiki)
                                                 Đới đứt gãy San Andreas. (Nguồn: Wiki)

Trên trang chủ của FEMA, giám đốc cơ quan này là Ken Murphy thông báo tính khoa học trong bài viết trên The New Yorker về trận siêu động đất không hề mới. Ông cũng khuyên những người dân sống trong vùng Xa lộ tiểu liên bang 5 hãy tìm hiểu và chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ bản thân và gia đình. Thông báo nêu rõ, kịch bản xấu nhất trong bài viết là một khả năng thực sự có thể xảy ra.

Đối với bài viết trên The New Yorker, ông Murphy cho biết ông hy vọng lần này khoa học sẽ sai, đặc biệt là khả năng một trận động đất lớn như vậy tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương trong vòng 50 năm tới là khoảng “một phần ba” (tương đương 37%).

“Lần này tôi hy vọng khoa học sẽ sai, và trận động đất này sẽ không xảy ra trong vòng 1.000 năm tới,” ông Murphy nói.


Minh Trí tổng hợp

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào: