Pages

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Quốc hội Mỹ đề xuất nghị quyết mới lên án mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc

Members of Congress leave after a series of votes effecting the fast tracking of the Trans-Pacific Partnership on Capitol Hill June 12, 2015 in Washington, DC. (Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)
Capitol Hill – Tòa Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington ngày 20 tháng 6 năm 2015. (Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)

Quốc hội Mỹ mới đưa ra một nghị quyết nhằm lên án tội ác của Đảng cộng sản Trung Quốc vì đã mổ cắp nội tạng các tù nhân lương tâm. Nếu được thông qua tại cuộc bỏ phiếu, dự luật 343 sẽ lần đầu tiên được Quốc hội Mỹ công khai đề cập đến vấn nạn đặc biệt này ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu mô tả sự việc như là một trong những thực trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất của quốc gia này.

Nghị quyết này đã được trình lên Quốc hội bởi Quốc nghị viên bà Ileana Ros-Lehtinen (R-Fla.) và đại diện Gerry Connolly (D-Va), có cùng quan điểm với một nghị quyết tương tự trước đây đã được đưa ra Quốc hội.

Tiêu đề của bản nghị quyết là “Bày tỏ quan ngại về những báo cáo liên tục và đáng tin cậy về tình trạng cưỡng bức mổ cắp nội tạng từ các tù nhân lương tâm một cách có hệ thống do Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hậu thuẫn, trong đó nạn nhân phần lớn là các học viên Pháp Luân Công và thành viên các nhóm tín ngưỡng và dân tộc thiểu số.”

Hạ viện cần phải lên án hoạt động thu hoạch nội tạng được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, yêu cầu chấm dứt tội ác đàn áp Pháp Luân Công – nhóm mục tiêu chính bị nhắm vào để thu hoạch tạng – và kêu gọi một cuộc điều tra việc lạm dụng cấy ghép tạng.

 Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần của Trung Quốc và theo một con số chính thức, có khoảng 70 triệu người dân Trung Quốc tu luyện trước khi chính quyền phát động cuộc bức hại toàn quốc chống lại môn tu luyện này vào năm 1999. Người lãnh đạo Đảng thời đó, Giang Trạch Dân, đã coi môn tu luyện ôn hòa này như một thách thức về mặt hệ tư tưởng và chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công là một thủ đoạn giúp ông ta gia tăng quyền lực của mình trong Đảng cộng sản.

Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi tiến hành các phân tích cụ thể những báo cáo về mổ cắp nội tạng tù nhân lương tâm.

Dự luật 343 được biết là một “nghị quyết đơn giản”, nghĩa là nó chỉ yêu cầu biểu quyết của một Viện duy nhất trong quốc hội (trường hợp này là Hạ viện), và cho phép Hạ viện bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề chính sách công, nhưng không bắt buộc các cơ quan quản lý hoặc cá nhân phải tham gia vào quyết định cuối cùng.

Việc bày tỏ quan điểm chỉ trích mạnh mẽ từ phía Quốc hội đối với vấn đề thu hoạch tạng sẽ có ý nghĩa đặc biệt, theo lời ông Trương Nhi Bình (Zhang Erping), người phát ngôn của Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp. “Đây là tội ác chống lại nhân loại đáng sợ nhất – lấy nội tạng nạn nhân trong khi họ vẫn còn sống. Sẽ thực sự sai trái nếu mọi người làm ngơ trước sự bất công này” ông Trương nói.

Ông bày tỏ “Thật tuyệt vời khi các Quốc nghị viên đưa ra nghị quyết với nỗ lực nhằm chấm dứt tội ác chống lại nhân loại.” Những người  ủng hộ việc đưa ra nghị quyết gồm có Đại diện Connolly, Rohrabacher, Poe, Diaz-Balart, Brownley, Farr, và Valadao. Tiền thân của nghị quyết này đã được đề cập tới tại cuộc họp hội đồng nhưng không được đưa ra bỏ phiếu do hạn chế về thời gian. Nghị quyết mới đã được 245 nghị viên ủng hộ, khả năng lớn nó sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Kể từ đó, những diễn biến mới đã đưa tội ác thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm ra ánh sáng hơn nữa. Sự kiện đáng chú ý nhất là bộ phim tài liệu “Human Harvest” (Thu hoạch nội tạng) của nhà sản xuất phim Leon Lee, đề cập chi tiết tới việc thu hoạch nội tạng học viên Pháp Luân Công, đã được nhận giải thưởng Peabody. Giải thưởng Peabody thường được gọi là giải thưởng Pulitzers cho phát thanh và truyền hình, tác phẩm được trao giải chỉ được thông qua với sự nhất trí của tất cả ban giám khảo.

Các giám khảo đã ca ngợi bộ phim của Lee: “Giống như một cuốn tiểu thuyết bí ẩn với một kết cục khủng khiếp, bộ phim tài liệu của Leon Lee bắt đầu với những con số phi lý và tiết lộ một lời giải thích không thể tưởng tượng …. Nguồn nhân chứng Lee tìm được đến từ Trung Quốc, họ cho biết thu hoạch nội tạng chính là bản án tử hình và các nạn nhân chủ yếu là tù nhân lương tâm, các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần đang bị bức hại trong khi đó một trong những mục tiêu của họ chỉ là để có sức khỏe tốt hơn”.

Cho dù công chúng đang ngày càng biết rõ hơn các bằng chứng về tội ác thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm do chính nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, song song với đó là cuộc vận động nhanh chóng cải cách hệ thống cấy ghép tạng tại Trung Quốc – hay chí ít là thể hiện ra bên ngoài như vậy – nhằm lấy lại sự ủng hộ từ các cơ sở y tế quốc tế mà phần lớn đã tẩy chay Trung Quốc từ đầu năm 2014.

Sự chỉ trích mạnh mẽ và quan tâm chú ý đặc biệt của Quốc hội có thể là một đòn giáng vào những nỗ lực vẽ nên một viễn cảnh lạc quan cho hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc và hy vọng che đậy vấn đề về Pháp Luân Công.

Trong một tuyên bố kêu gọi các đại diện thông qua nghị quyết, đại diện Ros-Lehtinen nói “thực tế khủng khiếp của việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác của chế độ Trung Quốc là vi phạm man rợ về nhân quyền và cần phải ngăn chặn … Trung Quốc nên lập tức chấm dứt chiến dịch tuyên truyền có hệ thống, bắt giam và ngược đãi những người tu luyện Pháp Luân Công, thả tất cả các tù nhân lương tâm, và cho phép một cuộc điều tra độc lập về việc mổ cắp nội tạng được nhà nước bảo hộ. ”

“Tôi đề xuất tất cả đồng nghị viên thuộc Hạ viện hãy cùng Gerry và tôi ủng hộ và thông qua nghị quyết này nhằm hướng sự chú ý [của quốc tế] tới sự vi phạm nhân quyền tàn độc, đối xử và bức hại các học viên Pháp Luân Công” bà nói và đề cập tới đại diện Gerry Connoly.

Đại diện Connolly cũng công bố một văn bản chỉ trích cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong đó viết “nghị quyết này đại diện cho các học viên Pháp Luân Công ủng hộ tự do nhân quyền cơ bản của họ và tôi hy vọng các đồng nghị viên sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ vận động đại diện cho các học viên.”

Anh Đằng Bưu, một luật sư nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc hiện đang trong chương trình giao lưu học bổng tại Đại học Havard cho biết trong một cuộc phỏng vấn “Tình trạng chung về nhân quyền ở Trung Quốc rất tệ – quá nhiều người phải đối mặt với việc xâm phạm những quyền cơ bản của mình. Nhưng Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại nặng nề nhất.”

Anh Đằng nói “Theo tôi hiểu, đơn giản là không cần phải nghi vấn về việc làm của Đảng cộng sản thu hoạch nội tạng phi pháp từ các học viên Pháp Luân Công. Có hàng loạt bằng chứng đều chứng minh cho điều ấy. Tuy nhiên Đảng cộng sản liên tục che đậy sự thật và từ chối các cuộc điều tra quốc tế – điều này càng thêm chứng tỏ rõ ràng là có vấn đề ở đây.”

Frank Fang & Matthew RobertsonEpoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: