Pages

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Khủng hoảng con đường tơ lụa của Trung Quốc

                                  Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc - Ảnh: TVN24

Trung Quốc báo trước sẽ thiết lập Con đường tơ lụa trên biển và một trật tự khu vực mới, nhưng mối quan hệ của họ với các nước trong khu vực trong những tháng gần đây, chỉ xấu đi. Đặc biệt, ngăn chặn tích cực các hoạt động của Trung Quốc là Nhật Bản, một đất nước mà trong những tuần gần đây đã đặt ra cho kế hoạch của Bắc Kinh nhiều câu hỏi.

Tái tổ chức trật tự ở Viễn Đông và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc có thể gặp một đối thủ ít nhìn thấy nhưng rất năng động - Nhật Bản. Đối thủ khu vực này của Trung Quốc từ mấy tháng nay đang dẫn đầu một trò chơi ngoại giao lớn và bắt đầu mang lại kết quả nhìn thấy.

Hỗ trợ chiến lược quan trọng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thành công trong việc ký thỏa thuận lớn với năm quốc gia trong vùng Vịnh Bengal - Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Trên cơ sở này Tokyo sẽ cung cấp cho họ hơn 6 tỷ USD (750 tỷ Yen) hỗ trợ phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu vực.

- Vịnh Bengal có tầm quan trọng chiến lược đối với vận tải biển và đất liền - Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh vào ngày đầu tiên của cuộc họp chung lần thứ bảy của Hội nghị thượng đỉnh các nước khu vực sông Cửu Long- Nhật Bản năm 2015.

Lưu thông qua  Ấn Độ Dương mà một phần của nó là Vịnh Bengal, không chỉ dầu và khí đốt nhập khẩu của các nước Châu Á, mà còn hầu hết tất cả hàng hoá trong trao đổi thương mại của họ. Do đó an toàn hàng hải trên Ấn Độ Dương có tầm quan trọng đặc biệt lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản, và cả hai nước với mục đich này, đều củng cố quyền kiểm soát nó.

Không phải không có ý nghĩa một thực tế rằng, nằm ven bờ của nó, những quốc giá phát triển và đông dân, là một thị trường tương lai béo bở đối với hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản.

Thỏa thuận Nhật Bản còn đi xa hơn mối quan tâm về sự phát triển của các nước nghèo trong khu vực. Trước hết, Tokyo hy vọng sẽ tăng cường ảnh hưởng của mình trong số các quốc gia "Nam Á", đồng thời kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản qua việc cung cấp viện trợ kinh tế để tăng sức mạnh trở thành một ví dụ của mô hình gọi là "ngoại giao chi phiếu", trong đó hai cường quốc đều cố gắng để phá vỡ cuộc chơi tài chính của đối thủ và bằng cách đó giành được ảnh hưởng tại các nước yếu hơn trong khu vực.

Đầu tiên là Bắc Kinh, bây giờ đến Tokyo

Từ nhiều năm nay Bắc Kinh phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á, nhằm tăng cường sự hiện diện và quyền kiểm soát lưu thông hàng hải dọc theo bờ biển phía nam của châu Á.

Sư kiện nổi tiếng trước hết là việc xây dựng đề án được gọi là "Chuỗi ngọc trai Trung Quốc", trải dài từ eo biển Malacca ở phía Đông đến phía Tây Vịnh Aden. Chuỗi ngọc trai là những cảng nước sâu tại các quốc gia dọc bờ biển của khu vực mà Trung Quốc tiếp cận được để bằng cách này cải thiện ảnh hưởng của mình. Một phần của chuỗi ngọc trai Trung Quốc bao gồm việc thắt chặt các mối quan hệ với Sri Lanka, Miến Điện, Bangladesh, Maldives và Pakistan.

Vịnh quá quan trọng để giao cho Trung Quốc

Vịnh Bengal, tuy nhiên, quá quan trọng đối với Nhật Bản để có thể chấp nhận ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và việc xây dựng một Con đường tơ lụa mới trên biển. Vì vậy, người Nhật bắt đầu kế hoạch ba năm của mình "Chiến lược Mới Tokyo 2015", theo đó Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản tiền khổng lồ cho các dự án phát triển, bao gồm cả việc xây dựng các đường cao tốc từ Tây sang Đông, và các đặc khu kinh tế tại Miến Điện, cố gắng theo cách này, cạnh tranh với Bắc Kinh và làm suy yếu ảnh hưởng của nó.

Những nỗ lực của Nhật Bản để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương và cân bằng với "chuỗi ngọc trai Trung Quốc " trong những năm gần đây cũng đã mang lại một số thành quả. Trong những thành quả ấy, trước hết đã có một cơ sở quân sự Nhật Bản tại Djibouti, duy trì mối quan hệ tuyệt vời với Oman và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ (tập trận chung) và Australia (kế hoạch bán tàu ngầm).

Chuỗi ngọc trai Trung Quốc đang bị vỡ?

Trong khi đó, chuỗi ngọc trai Trung Quốc bắt đầu đổ vỡ mà không cần có hoạt động Nhật Bản. Vào tháng Giêng năm nay đã có sự thay đổi quyền lực ở Sri Lanka - một trong những đối tác khu vực chính của Bắc Kinh. Tổng thống thân Trung Quốc Mahindy Rajapaksy đã ra đi đặt ra mối nghi ngờ về sự hợp tác chặt chẽ liên tục giữa hai nước và đánh giá lại một số hợp đồng đã được ký kết trong những năm gần đây.

Tù nhiều tháng nay diễn ra sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện, do liên quan tới hỏa lực pháo binh của nước này làm chết vài người Trung Quốc gần biên giới. Mặt khác, kế hoạch thắt chặt mối quan hệ gần gũi hơn với các Maldives phải đối mặt với trở ngại vì nhà nước này sợ sẽ làm tổn thương nước láng giềng Ấn Độ, quốc gia cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại Maldives sẽ xem như một mối đe dọa đối với an ninh của mình.

Việc quay lại đột ngột tại Bangladesh

Tiếp theo, chuỗi ngọc trai bị phá vỡ có thể là Bangladesh. Trong tháng Sáu, tờ báo Nhật "Japan Times" có một tiêu đề rất lớn "Nhật Bản thắng trong cuộc đua với Trung Quốc tới cảng ở Bangladesh".

Người Nhật đã ký hợp đồng xây dựng cảng nước sâu ở Matarbari, do đó có lẽ phủ nhận kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một cảng như vậy trên đảo Sonadia, cách xa các Matarbari chỉ có 25 km. Dự án đầu tư này của Nhật Bản do đích thân Thủ tướng Abe vận động trong tháng Chín, khi ông hứa hẹn cho vay gần 5 tỷ USD để thực hiện nó trong chuyến thăm Bangladesh.

Đây là một đòn giáng mạnh vào ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bangladesh sau khi vào tháng trước, Chittagong, một cảng lớn được coi là chỗ đứng của Trung Quốc ở đây, cũng đã được mở để cạnh tranh với các tàu Ấn Độ.

Làm nản hàng xóm

Chính Trung Quốc đã phải thừa nhận cuộc khủng hoảng trong kế hoạch của mình ở Ấn Độ Dương. Thái độ khắt khe và không khoan nhượng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã thu hẹp lòng tin của các nước láng giềng và họ có lý do để lo lắng. Tham vọng khởi động một giai đoạn mới trong lịch sử Đông Nam Á của Tập Cận Bình, trong đó một lần nữa Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm, đã dẫn đến xung đột với chính sách quá cứng rắn và quyết đoán của ông ta.

Trực tiếp chỉ ra điều này trong sự hiện diện của các nhà lãnh đạo trong năm quốc gia vùng Vịnh Bengal, Shinzo Abe đã nhấn mạnh rằng "tất cả chúng ta bày tỏ mối quan tâm tới những diễn biến gần đây, đặc biệt là ở Biển Đông."

Có lẽ một vấn đề thực tế nữa là Trung Quốc không đề xuất với các nước khác có liên quan những thoả thuận đồng minh. Kết quả là, các quốc gia này trong mối quan hệ song phương chỉ thực hiện các lợi ích trước mắt mà chúng bị chịu ảnh hưởng của các biến động lớn hơn và khả năng cao hơn về sự thay đổi quyền lực chính trị như là trường hợp ở Sri Lanka.

Trung Quốc không thể thông qua kế hoạch lớn của mình mà không có sự hợp tác đáng tin cậy của các nước châu Á khác. Các vấn đề chính sách đối với các nước "Nam Á" mà họ phải đối mặt, đang cảnh báo chắc chắn không nghi ngờ gì đối với Bắc Kinh và điều minh chứng là một Nhật Bản tiếp tục hùng mạnh.

Maciej Michalek

 Lê Diễn Đức dịch

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức

(Blog RFA)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dịch từ tiếng Ba Lan, bài đăng trên trang web của TV tin tức Ba Lan TVN24, ngày 8 tháng 7, 2015, tại link: http://www.tvn24.pl/chinski-morski-jedwabny-szlak-w-kryzysie,558899,s.html

Không có nhận xét nào: