Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

George Gilder - Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công

George Gilder
Ku Búa chuyển ngữ
Chủ nghĩa tư bản gần như luôn bị bôi nhọa trên các phương tiện truyền thông và văn hóa. Trò chơi Monopoly có một người đàn ông đội nón chóp cao và cầm điếu xì gà. Nhân vật Gordon Gekko trong bộ phim Wall Street đã nói “Tham lam là điều tốt” (“Greed is good”). Và mới đây, một bộ phim hạ thấp gián tiếp chủ nghĩa tư bản, “The Wolf of Wall Street” đã chiếu. Thông điệp đều rất rõ ràng: chủ nghĩa tư bản là ích kỷ. Chủ nghĩa xã hội (tập trung, tập thể), hoặc những tên gọi tương tự, thì cao cả và không ích kỷ.
Thực tế là, điều ngược lại mới là sự thật. Nhà phê bình xã hội lừng danh George Gilder đã phân tích: “Chủ nghĩa tư bản, bản chất thật sự của nó, trong cái ấn tượng đầu tiên là lòng vị tha, là sự cho đi.”
Một doanh nhân chỉ có thể thành công bằng cách làm hài lòng nhu cầu của khách hàng. Đó là tại sao chủ nghĩa tư bản, và chỉ chủ nghĩa tư bản, mới có thể tạo ra sự thịnh vượng mà bất cứ xã hội nào cũng thèm muốn và cũng là lý do vì sao tất cả các cơ chế kinh tế khác đều thất bại.
Không một ai phủ nhận rằng tất cả các hệ thống kinh tế đều phản ánh mối quan tâm cá nhân của con người. Nhưng chỉ chủ nghĩa tư bản mới tạo ra một nhóm người, gọi là doanh nhân, những người không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải quan tâm đến bản thân họ bằng cách quan tâm đến những nhu cầu và mong muốn của người khác. Những người khác này là những khách hàng.
Rất ít nhà kinh tế học nào đã nghiên cứu những hành động của các doanh nhân, những người lãnh đạo các doanh nghiệp tư bản. Nếu họ nghiên cứu, họ sẽ khám phá ra rằng các doanh nhân vì cơ chế bắt buộc, phải từ bỏ tính tham lam.
Trước và đầu tiên, đáp lại nhu cầu của người khác là trái ngược với lòng tham. Thứ hai, lòng tham, trong kinh tế học, thường diễn tả sự tiêu thụ lập tức của hàng hóa và dịch vụ. “Tôi lấy bất cứ cái gì tôi muốn và không cần biết tới những người xung quanh.”
Nhưng các doanh nhân phải bắt đầu bằng cách tiết kiệm, nghĩa là tạm thời dời lại sư tiêu thụ để đạt được những mục tiêu dài hạn. Nhiều khi phải mất vài tháng, đôi lúc phải mất vài năm để đem một sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường.
Hơn nữa, các doanh nhân phải làm việc chung với người khác, xây dựng các đội ngũ để dạt được mục tiêu. Trong quá trình phát triển hàng hóa và dịch vụ, họ phải – một lần nữa – tập trung không phải vào nhu cầu của họ, mà nhu cầu của người khác. Điều này cũng là một sự trái ngược với sự tham lam.
Vậy thì những gì các doanh nhân phải làm khi họ tìm lợi nhuận là cao quý hơn lợi ích cá nhân. Mặt khác, lợi nhuận là một tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp hay doanh nhân đã làm việc tốt thế nào khi phục vụ người khác. Dưới chủ nghĩa tư bản, một doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu khách hàng tự nguyện mua sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Và chỉ với việc cải tiến dịch vụ với khách hàng, mà một doanh nghiệp mới có thể thành công và phát triển. Nếu các doanh nhân đặt lợi ích của mình trước và lợi ích của khách hàng sau, doanh nghiệp của anh ta sẽ thất bại. Và sớm muộn gì một doanh nhân khác sẽ qua mặt anh ta.
Chủ nghĩa tư bản theo đúng bản chất là một cuộc thi về sự cho đi. Dĩ nhiên, có lợi ích cá nhân trong đó. Nhưng tinh thần kỳ diệu của chủ nghĩa tư bản, và chỉ chủ nghĩa tư bản mới biến lợi ích cá nhân đó thành lòng vị tha. Các doanh nhân có thể giúp bản thân họ bằng cách giúp đỡ người khác.
Những ai đã bắt đầu một doanh nghiệp, và đã hy sinh rất nhiều, biết rõ về những bi kịch vào ngày đầu tiên: “thế giới có muốn những gì tôi có để đưa hay không?”
Cho dù đó là một người nhập cư đang mở một tiệm làm đẹp hoặc Steve Jobs đang bán một Apple Computer, sự thành công không bao giờ chắc chắn. Thậm chí, điều ngược lại xảy ra nhiều hơn.
Những tâm hồn can đảm đó, những doanh nhân đang là những nhịp tim của chủ nghĩa tư bản, những người đang đem lại vô số các thứ và phúc lợi mà chúng ta đang tận hưởng từ máy ATM cho tới thuốc men – phải được tôn vinh, thay vì chỉ trích.
Lòng vị tha là lý do chính cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản và cũng là vì sao chủ nghĩa tư bản là niềm hy vọng cho nhân loại và nền văn minh.
Tôi là George Gilder for Prager University
Nguồn: George Gilder, Why capitalism works @ Prager University
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com

Không có nhận xét nào: