Pages

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Chiếm biển Đông không phải là cái đích cuối cùng của TQ

Có thể nói tham vọng của Trung quốc thật là vô cùng tận, nó được ví như tư tưởng không có giới hạn của lòng tham và sự kiêu ngạo của người Hán xưa kia nay được nâng lên với tầm vóc lớn và sẵn sàng bất chấp dư luận. Ban đầu nó manh mún từ việc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt nam rồi nhân lên muốn chiếm đảo Điếu ngư của Nhật bản rồi vươn ra thành đường lưỡi bò liếm đến cả các đảo ngoài khơi của Indonexia, Malaixia, và thậm chí nay muốn chiếm cả Hawaii của Mỹ luôn.

Tham vọng đó được chắp cánh khi Mỹ đang bị chôn chân vào chiến trường Afganitan, rồi Irac, nay là Syria và Ucraina. Thời gian mấy chục năm qua khi người hùng Mỹ đang vất vả bị sa lầy vào đây là thời cơ vàng cho Trung quốc hào phóng tung tiền mua sắm vũ khí từ Nga và các nước, mặt nữa đẩy mạnh tốc độ hoạt động tình báo lấy cắp các thông tin khoa học quân sự và kinh tế để chế tạo vũ khí ở trong nước. Đảo Hải nam đã trở thành một công xưởng sản xuất vũ khí hiện đại ngang tầm với các xưởng của Mỹ và Nga hiện nay để sản xuất tầu ngầm, máy bay, tầu chiến và xe tăng v.v… Để thực hiện tham vọng to lớn đó Trung quốc sẵn sàng mua vũ khí hiện đại nhất của Nga về nhưng ngay lập tức sao chép nó một cách ngoạn mục, lại có đưa thêm vào các chức năng của họ lấy được từ Mỹ, và các nước qua kênh tình báo đem về.

Theo báo chí Nga ngày 2 tháng 6 vừa qua đã cay đắng mà thừa nhận là: Trung Quốc  không chỉ là nước đứng đầu thế giới về sao chép các mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng, mà còn là nơi sao chép công nghệ quân sự nước ngoài từ súng trường đến máy bay, UAV và hệ thống phòng không, chủ yếu của Liên Xô và Nga, theo một bài viết trên website Đài truyền hình quân đội Zvezda (Nga, ngày 30.5.)

Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc là phiên bản Tu-16 của Liên Xô những năm 1960, đến nay vẫn còn sản xuất - Ảnh: Reuters
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc là phiên bản Tu-16 của Liên Xô những năm 1960, đến nay vẫn còn sản xuất – Ảnh: Reuters

Ngành công nghiệp sao chép vũ khí của Trung Quốc đã có hơn 50 năm nay, chủ yếu sản xuất các loại vũ khí, khí tài sao chép mẫu của Liên Xô và Nga. Vũ khí Liên Xô từ lâu nổi tiếng về chất lượng ngang ngửa phương Tây, Mỹ và quan trọng là giá rẻ.

Theo bài viết, ban đầu Trung Quốc được Liên Xô cho phép sản xuất theo giấy phép các loại vũ khí nhẹ như súng trường AK-47, CKC. Tuy nhiên hai đặc tính nổi tiếng của vũ khí Liên Xô là chất lượng và sự tin cậy khi bị Trung Quốc sao chép thì dường như danh tiếng này đã bị phá hoại.

Súng AK Trung Quốc giá rẻ (khoảng 15 USD/khẩu), chất lượng ngang giá bán
                   Súng AK Trung Quốc giá rẻ (khoảng 15 USD/khẩu), chất lượng ngang giá bán

Sĩ quan lực lượng đặc biệt về hưu Andrei Zakharov cho biết khi xảy ra cuộc chiến ở Bắc Caucasus và lúc tình trạng tội phạm lan tràn những năm 1990, súng AK của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều tại đây nhưng ít ai dám sử dụng vì chất lượng kém, chẳng hạn súng bắn vài loạt thì bị vỡ nòng, bị hỏng hóc… Tuy vậy súng AK Trung Quốc vẫn phổ biến ở các điểm nóng xung đột trên thế giới vì giá rẻ, từ châu Phi, Trung Đông, Syria…, thậm chí phiến quân IS cũng xài AK Trung Quốc. Người ta ước tính số vũ khí cá nhân do Trung Quốc sản xuất lên đến hàng triệu và số lượng đạn thì không đếm xuể. “Bí mật là rất đơn giản: Sản xuất với giá rẻ, số lượng nhiều, giao hàng đến mọi nơi có thể”, theo kỹ sư về súng cá nhân Andrey Makarov.

Loại tăng T-54, T-55 nổi tiếng của Liên Xô những năm 1950 được Trung Quốc nhái nhiều nhất với số lượng khủng. Cuối những năm 1950, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc một số lượng xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ PT-76, sau đó Trung Quốc sao chép và cải tiến thành mẫu xe lội nước riêng “made in China” gọi là Type 63. Loại xe này chỉ khác là có thêm tháp pháo tăng với khẩu pháo lớn 85 mm, được xem là cuộc hôn nhân giữa xe PT-76 và xe thiết giáp BTR-50PK.

Thực sự đây chỉ là việc phối hợp 2 mẫu xe với nhau chứ chẳng có phát triển công nghệ gì, nên nhìn tháp pháo đồ sộ trên thân xe mảnh mai trông buồn cười. “Như một con lừa phải cõng trên lưng một khẩu đại bác”, đó là nhận xét của Victor Serebryakov, lái xe tăng T-72BM thuộc quân đoàn 58 Nga.
Xe thiết giáp lội nước cải tiến Type 63 của Trung Quốc là cuộc hôn nhân giữa xe PT-76 và xe thiết giáp BTR-50PK của Liên Xô

Từ những năm 1970, Trung Quốc sao chép mẫu xe tăng T-54, T-55 và gọi đó là mẫu tăng Type 59. Đến năm 1983, sản lượng xe tăng Type 59 đạt 1.700 xe/năm, tức mỗi ngày chế tạo được 5 chiếc, đạt kỷ lục sản xuất ngang ngửa với Liên Xô.

Xe tăng Type 59 của Trung Quốc đang được sử dụng nhiều ở Trung Đông, Mỹ Latinh, Syria.

Nhái từ MiG-21 đến Su-27, Su-33

Không chỉ trên mặt đất mà cả vũ khí trên trời cũng được Trung Quốc sao chép mạnh. Tuy nhiên họ phải lệ thuộc nhiều vào người Nga.

MiG-21, tiêm kích phản lực nổi tiếng của Liên Xô khiến Không lực Mỹ phải sợ trong chiến tranh Việt Nam, được Trung Quốc sao chép thành máy bay J-7.  Tuy nhiên theo như phân tích của ông Ruslan Shaydullin, chuyên gia hàng không của hãng máy bay Kazan (Nga), Trung Quốc mất 20 năm để sao chép máy bay MiG-21.

Trước đó Trung Quốc đã sản xuất nhái các tiêm kích MiG-17, Mig-19 và cả máy bay ném bom Tu-16. Nhưng đến chiếc MiG-21 thì ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc gặp khó, khi quan hệ Liên Xô – Trung Quốc trở nên xấu đi   khiến Trung Quốc phải hoãn kế hoạch phát triển mẫu máy bay J-7 từ năm 1966. Gần 20 năm sau Trung Quốc mới chế được J-7, bản copy của MiG-21.

Năm 2013, Trung Quốc trình làng tiêm kích dùng trên tàu sân bay là chiếc J-15 mà nếu nhìn qua bạn sẽ thấy đó là một bản sao chép 100% từ chiếc tiêm kích Su-33 của Liên Xô. Và với loại tiêm kích hiện đại J-11 cũng nhận được nhiều phàn nàn từ Nga, vì nó chẳng qua chỉ là chiếc Su-27SK của Nga mà thôi.

Tiêm kích J-11 Trung Quốc thực chất là bản copy của tiêm kích Su-27SK của Nga - Ảnh: Wikipedia
Tiêm kích J-11 Trung Quốc thực chất là bản copy của tiêm kích Su-27SK của Nga – Ảnh: Wikipedia

Lực lượng không quân Trung Quốc có lẽ được hầu hết các phương tiện truyền thông trên thế giới quan tâm nhất. Nhưng dù có cố gắng và tốn kém trong chỉ đạo và có thành tích, Trung Quốc vẫn cần phải xây dựng lại ngành công nghiệp hàng không mà Liên Xô từng hào phóng giúp đỡ nhiều về công nghệ. Theo hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, điện tử và các hệ thống khác, nếu không có nền tảng công nghệ và kiến thức từ các trường, viện kỹ thuật hàng không của Liên Xô thì các máy bay quân sự của Trung Quốc hiện nay có vẻ khá thảm hại.

Đặc biệt, trong cuộc tập trận hải quân chung “Hợp tác biển 2015″ mới đây, nhiều sĩ quan hải quân Nga thừa nhận rằng các đồng nghiệp Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ không giấu giếm khi xem các tàu chiến của Nga.

Bài viết kết luận rằng sau vài thập kỷ, đến nay có thể tự tin gần 100% khi nói rằng toàn bộ vũ khí, khí tài quân sự của Trung Quốc có đến 95% là sinh ra từ các loại vũ khí của Liên Xô, Nga; bởi vì trên thế giới không có quốc gia nào khác ngoài Nga, Liên Xô có thể làm ra các loại vũ khí tiên tiến nhưng lại rõ ràng và đơn giản cho những người lính bình thường sử dụng. Nhưng dù luôn luôn lo ngại việc Trung quốc nhái hàng quân sự của mình Nga vẫn bán vũ khí hiện đại thế hệ F2 cho Trung quốc vì Nga đã bị Mỹ và châu Âu gây sức ép về kinh tế nhất là sau sự kiện Ucraina và Crimea để có kinh tế bù đắp vào sự khủng hoảng kinh tế do cấm vận kinh tế gây ra. Mặt nữa, Trung quốc đã ký mua chất đốt của Nga với hợp đồng khổng lồ là hơn 460 tỷ đô-la để lấy lòng tổng thống Putin nhân chuyến sang tham Trung quốc vừa qua để đối phó lại Mỹ. Mặt nữa, Nga đã có sẵn giàn vũ khí F1 trong tay và cả trong thiết kế mà chưa có kinh phí để đưa vào sản xuất.

Điều mà thế giới lo ngại là Trung quốc đang chế tạo một loại hỏa tiễn được bắn đi từ trên không gian với tốc độ cực nhanh mà cac nhà khoa học quân sự thế giới đã cảnh báo.

Theo Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho biết Bắc Kinh đã phát triển tên lửa siêu thanh đầu tiên cho nước này. Mỹ đặt tên cho tên lửa của Trung Quốc này là Wu-14. Loại tên lửa này đã có bốn lần phóng thử nghiệm, lần gần nhất là đầu tháng này. Lần thử nghiệm này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước xung quanh đang leo thang. Truyền thông Mỹ cho biết loại tên lửa này có thể mang đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Theo South China Morning Post, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng quả quyết việc nghiên cứu và thử nghiệm là hoàn toàn bình thường, không nhằm vào nước nào. Tuy nhiên trang tin Washington Free Beacon, nơi đầu tiên đăng tải câu chuyện, nói các chuyên gia Mỹ quan ngại về tần suất mà phía Trung Quốc thử nghiệm tên lửa siêu thanh, chứng tỏ sự ưu tiên cao đối với dự án này.

IHS Jane’s cho biết Nga cũng đưa tên lửa Yu-71 ra thử nghiệm hồi đầu tháng này. Mặc dù việc thử nghiệm không thành công nhưng cũng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chạy đua khí tài cực siêu thanh quốc tế. Giới quan sát cho rằng mục đích của Moscow và Bắc Kinh trong việc phát triển các chương trình tên lửa cực siêu thanh là để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ. Hệ thống này của Mỹ được trang bị để chặn tên lửa trong không gian, trong khi vũ khí cực siêu thanh có thể vượt qua được bằng cách đi xuyên bầu khí quyển với khả năng thay đổi hành trình.

 Tên cho tên lửa của Trung Quốc này là Wu-14.
                                             Tên cho tên lửa của Trung Quốc này là Wu-14.

Sau cùng là Trung quốc xây các căn cứ quân sự, các hầm ngầm, sân bay, cảng quân sự lớn hiện đại ở các đảo mà họ đã chiếm của Việt nam để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Mỹ nhất là sức mạnh hải quân của Hoa kỳ. Chính vì thế mà các tướng tá Trung quốc đã to mồn răn đe sẵn sàng dùng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công Mỹ nếu bị Mỹ tấn công. Ngày nay có thể nói Trung quốc đã không còn thái độ hòa hoãn hay khoan nhượng với Mỹ mà sẵn sàng đối mặt với cường quốc hàng đầu này của thế giới để khẳng định số hạng của mình nhất là lúc kinh tế của họ đang vươn lên đứng hàng đầu thế giới.

Nước Mỹ không thể lùi thêm nữa và các chuyên gia Mỹ cảnh báo thế chiến thứ 3 với Trung Quốc

Theo báo chí Mỹ và phương tây thì vừa qua, Peter Singer, một nhà tương lai học của Washington – Mỹ, cảnh báo các nhà lãnh đạo quân sự nước này rằng chiến tranh thế giới thứ 3 với Trung quốc đang đến gần.

“Một ngày nào đó, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ có thể bị cho nổ tung trên bầu trời do vi mạch của Trung Quốc sản xuất, trong khi  tin tặc Trung Quốc  tìm cách theo dõi hoạt động tình báo của quân đội Mỹ và rồi binh lính Trung Quốc chiếm lấy Hawaii.”

Những dự báo có vẻ giật gân này do chuyên gia 40 tuổi ở Quỹ Nước Mỹ mới đưa ra. Ông Singer phác họa viễn cảnh đen tối cho các quan chức tình báo, sĩ quan Không quân và chỉ huy Hải quân Mỹ.
Theo ông: “Chiến tranh thế giới thứ 3 có vẻ giống như một cái gì đó vừa là nỗi sợ hãi trong quá khứ vừa là mối nguy trong tương lai” - ông Singer phát biểu trong một cuộc họp báo của  Lầu Năm Góc  hồi tuần trước. Ông đề nghị Lầu Năm Góc xem xét khả năng người Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc không chiến và những xung đột trên biển hoàn toàn khác biệt với những gì Mỹ đã từng chứng kiến kể từ Thế chiến thứ 2.

Phát ngôn của ông Singer căn cứ vào thông tin từ cuốn sách sắp được phát hành, dài 400 trang, có tựa đề  “Hạm đội ma: Tiểu thuyết của chiến tranh thế giới tiếp theo”.

“Ông ấy là nhà tương lai học hàng đầu trong lĩnh vực an ninh quốc gia” – ông Mark Jacobson, trợ lý đặc biệt của Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, nhận xét. Theo người trợ lý này, “mọi người trong Lầu Năm Góc luôn lắng nghe những gì ông Singer nói”.

Thời gian gần đây, hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine cũng như việc Trung Quốc tích cực mở rộng quyền kiểm soát của mình ở  biển Đông  buộc Lầu Năm Góc phải đánh giá lại thế giới quan, cân nhắc các phương cách mới ứng phó mối đe dọa từ các đối thủ mạnh.

Một trong những lỗ hổng lớn nhất của Mỹ là không gian mạng và các quan chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo về nguy cơ một “Trân Châu cảng trên mạng”. Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang âm thầm tìm cách “vá” nó.

Cũng về  quan hệ Mỹ – Trung, tại một diễn đàn về quan hệ đối ngoại tại Bắc Kinh ngày 28-6, ông Trần Tiểu Công – thành viên ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc – cho rằng trong năm 2014, quân đội Mỹ đã thực hiện 1.200 chuyến bay do thám gần vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông; nhiều hơn hẳn con số 260 của năm 2009. Đáp lại, Đô đốc Gary Roughead, cựu tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, khẳng định con số trên đã bị cường điệu. Nhưng đa số các tướng tá Mỹ và nhiều nghị sỹ Mỹ thì cho rằng những điều này khiến Mỹ không thể lùi thêm và muốn ngăn chặn bắc Kinh thìa chìa khóa phải là Mỹ quan hệ chặt chẽ với Nhật, Úc và đặc biệt là Việt nam, Ấn độ vào trục để đối phó với Trung quốc hiện nay. Mỹ rõ ràng sẽ phải khai thông bình thường quan hệ với Nga để rảnh tay đối phó với một Trung quốc nguy hiểm và ngã mạn.

Việt nam cũng không có nước lùi thêm.

Với Việt nam thì việc trung quốc xây dựng các căn cứ quận sự và sân bay tại các đảo của mình chuyến đi chiếm đóng đã cho thấy tình hữu nghị hai Đảng Cộng sản đã tan vỡ không sao hàn gắn nổi nữa và an ninh biển Việt nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trung quốc đang dùng số lượng lớn tầu chiến và cả tầu đánh cá có vũ trang khống chế biển Đông, kể cả khu vực thuộc chủ quyền của Việt nam. Họ thường xuyên bắt tầu, thu giữ lưới, cá và phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt nam. Các giàn khoan khủng đang vào khu chồng lấn chủ quyền giữa Việt nam và vùng biển quốc tế, đe dọa việc hợp tác khai thác dầu khí của Việt nam với các công ty nước ngoài đang hoạt động tại đây. Vì thế, chuyến đi này của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là câu trả lời Việt nam và Mỹ có kết thành bầu bạn để đối phó với Trung quốc hay không?

Mọi người đang hồi hộp để thấy câu trả lời này. Biển Đông đã sóng to gió lớn!

Ngày 5 tháng 7 năm 2015.

Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào: