Pages

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Biến động cổ phiếu và hệ quả cho TQ

Biến động thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đang thu hút quan tâm của giới kinh tế châu Á và dư luận những nước có nhiều đầu tư từ Trung Quốc.
Mời các bạn xem một số bình luận quốc tế khác nhau:

John Minnich trên trang Stratfor Global Intellegence 08/07:

Hầu hết các khoản tài chính ở Trung Quốc đều không thực sự liên hệ tới thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán nằm giữa chuyện đánh bạc và chơi xổ số với chuyện là một cách để dành tiền tiết kiệm cá nhân. Người ta bỏ các khoản tiết kiệm vào thị trường. Nhưng nó không mang tính chất nhằm cấp vốn hay tài trợ vốn cho các công ty trong nền kinh tế Trung Quốc.

Hầu hết các khoản tài trợ của các công ty được thực hiện thông qua các ngân hàng quốc doanh. Đó là điều mà chính phủ Trung Quốc đã tích cực tránh từ hồi năm ngoái nhằm giảm bớt quy mô cũng như mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp nhà nước vào ngân hàng.

Oscar Williams-Grut viết trên Business Insider:

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc là do tình trạng hàng triệu người dân nước này, những người đã đầu tư vào thị trường bằng cách vay mượn tiền bạc để mua cổ phiều. Khi giá cổ phiếu đi xuống, các nhà môi giới đòi họ phải bỏ thêm tiền vào để bù lỗ. Các nhà đầu tư do đó phải bán bớt để có tiền bù vào, nhưng do nhiều người bán nên giá lại tiếp tục xuống thêm.
null
Việc hàng triệu người dân thường mất tiền do tình trạng này đã là rất tệ cho chính phủ rồi, nhưng Credit Suisse còn chỉ ra bằng chứng cho thấy một số hành động được thực hiện ở thị trường chứng khoán có thể làm xói mòn 'bình ổn xã hội'.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị xiết nợ nhà cửa, giống như những gì đã xảy ra tại Hoa Kỳ sau năm 2008. Nếu tình trạng đó diễn ra trên diện rộng, mà Credit Suisse thừa nhận là khó để nhận định hết tình hình vào lúc này, thì tình trạng xáo trộn hiện nay rất dễ đẩy Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng bước đầu.

Robert Peston, Chủ biên kinh tế của BBC:

Việc Chỉ số Shanghai Composite tăng 150% trong vòng một năm, tính đến lúc đỉnh cao là giữa tháng Sáu vừa rồi, chủ yếu là do các nhà đầu tư đi vay tiền về mua cổ phiếu, giống như những gì xảy ra tại Mỹ trong thời thập niên 1920 (Roaring Twenties).
Việc sụt giá là hậu quả của việc các nhà đầu tư Trung Quốc mắc nợ, buộc phải bán cổ phiếu để trả nợ.
Tác động kinh tế to lớn của những gì đang diễn ra là các thị trường chứng khoán rất lớn như tại Thượng Hải và Thâm Quyến không còn phục vụ mục đích chính - cung cấp vốn cho các doanh nghiệp - nữa, và điều đó sẽ có tác động tiêu cực cho sự phát triển của Trung Quốc.
Chứng khoán sụp đổ cũng làm xói mòn các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chuyển quyền lực kinh tế từ khối kinh tế quốc doanh sang khối tư nhân và thị trường.
Lĩnh vực công một lần nữa lại chứng tỏ quyền lực và tầm quan trọng của mình.
Nếu như sự thất bại của thị trường kéo lùi đáng kể sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này, thì chúng ta sẽ đều cảm nhận được cơn dư chấn của nó.

Không có nhận xét nào: