Pages

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Thư viết từ trại giam Xuyên Mộc: Thư 43A (Phần 1)


x43a-cover1
Trần Huỳnh Duy Thức – Phần 1: Tình cảm và lí trí
Xuyên Mộc, 8/5/2015
Chị Hai thương,
Em vừa đọc lại thư 0/2015 của chị, cảm giác thật phơi phới vì ít nhất trên đời này có một người hiểu mình. Cảm xúc của con người thật đa dạng và vô hạn. Cảm xúc khi đọc những dòng thông hiểu của chị thật mới lạ, lần đầu tiên em có. Nó không hẳn vì chị là người thân trong nhà mà dường như là một sự kết nối năng lượng cùng tần số của những người có cùng sứ mạng. Em không chắc lắm nhưng cảm giác hiện giờ là vậy và em cũng chưa thấy có cảm giác gì khác. Em là người có trực giác khá đặc biệt và dữ dội.

Nhiều lần em quyết định bằng linh cảm mà nếu để lý trí quyết định thì nó không bao giờ lựa chọn con đường của linh cảm vì lúc đó nó chỉ thấy con đường đó tối đen đầy nguy hiểm. Nhưng những lúc ấy sự thôi thúc của trái tim phải bước vào con đường này thật mãnh liệt và dữ dội, đến mức mà em chỉ cảm thấy yên lòng khi mình đã quyết định lựa chọn nó một cách rõ ràng và không thể đảo ngược.
Khi mình chưa lựa chọn nó thì sự thối thúc sẽ hoành hành mình khôn nguôi, mình có dùng tất cả lý lẽ của lý trí và mọi sức mạnh lý tính để xua đuổi nó và trấn an mình thì cũng không thể thắng được nó. Điều kỳ lạ là khi mình quyết định lựa chọn thì không những cảm thấy yên lòng mà một thời gian ngắn sau đó mình cảm thấy thật dồi dào năng lượng để sẵn sàng cho một chăn đường đầy thử thách chông gai. Các thử thách đó là đánh cho mình tơi tả tới mức có lúc mình đã tự trách vì không chịu nghe theo lý trí.
Nhưng vào những lúc tưởng như mình sắp cạn kiệt năng lượng thì lại nhận được những sự tiếp tế năng lượng thật bất ngờ cứ tưởng như ngẫu nhiên. Năng lượng ấy đủ lớn để đưa mình đi đến hết con đường mình đã chọn và tạo nên một thành quả lớn không chỉ cho mình. Dạng thức của năng lượng tiếp tế cũng rất đa dạng, có thể đến từ những con người cụ thể, từ thế cuộc thuận thế hoặc từ chính trong nội tại của mình nhờ mình nhận ra được chân lý của vấn đề hoặc tìm thấy được những lối thoát hiểm trong gang tấc. Khi còn trẻ, trước 35 tuối, trải qua lần đầu của con đường lựa chọn bằng cảm tính như thế, em chỉ nghĩ đấy đơn giản chỉ là sự ngẫu nhiên của cuộc đời.
Nhưng sự ngẫu nhiên tương tự cứ lặp lại đến vài lần và em bắt đầu không cảm thấy ngẫu nhiên nữa. Từ đó em quyết tâm tìm hiểu nó vào năm 2002. Đó cũng là năm mà em chọn con đường của mình hiện giờ, cũng bằng một quyết định của con tim như em kể trong thư 25B. Phải trải qua hơn 3 năm rưỡi, sau rất nhiều biến cố và sự kiện tận mắt mình chứng kiến nhưng không thể giải thích bẳng khoa học, em đã định hình niềm tin rõ rang vào một Thế giới siêu thực như em đã viết trong thư 23A.
Sự khác nhau căn bản của niềm tin này (hoặc đức tin theo cách gọi của các tôn giáo) và sự mê tín chính là khoa học. Ta có thể tin vào một cái đích đến được mách bảo/khai mở khi chưa thấy được con đường để đi đến được nó. Nhưng phải dùng khoa học để mở ra được con đường đó. Tức phải dùng khả năng quan sát, phân tích, suy luận của lý trí để chứng nghiệm cho sự tồn tại của cái đích ấy bằng một con đường trên thực tế đi đến được nó. Nếu tiếp tục cảm tính khi mở đường thì chắc chắn thất bại thảm hại. . Nếu tin vào những cái đích như thế và nghĩ rằng chỉ cần tin và chờ đợi thì sẽ có những phép màu tự nhiên hiện thực hoá cho mình thì lúc nào cũng sẽ chỉ sống trong áo tưởng. Cả hai cái nếu này đều là sự mê tín và đều thiếu khoa học – thiếu lý trí. Trong thư 41B em đã lưu ý điều này cho các cháu.
Ở các xã hội phương Tây văn minh, hầu hết con người ở đó đều có đức tin nhưng sự khác biệt của họ so với những xã hội còn lạc hậu chính là ở kiến thức khoa học và phương pháp khoa học.
Trong khi niềm tin tín ngưỡng vẫn tồn tại ở các xã hội phương Tây dưới góc độ tiếp cận khoa học, họ đạt được sự sáng tạo nhất định và thăng hoa trong các lĩnh vực, xã hội phát triển rực rỡ….
Sự khác biệt này cũng tạo nên văn hoá ứng xử tiến bộ và nhân văn hơn trong xã hội. Người ta không hoàn toàn đề cao hẳn lý tính hoặc cảm tỉnh như chị thường thấy ở phương Đông như Trung Quốc hay Việt Nam mình. Ở những xã hội này, một mặt thì đòi hỏi lòng nhân ái và chính trực nhưng mặt khác lại ca ngợi nhưng đức tính lạnh lùng, tàn nhận, sẵn sàng “hy sinh” tình cảm cá nhân, gia đình và người thân để hoàn thành nghiệp lớn “vì mọi người”. Vì thế mà tạo nên tình trạng đạo đức giả nặng nề. Ở Trung Quốc hiện giờ vẫn đầy các sách dạy tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứđức, … cùng với các sách “Tam thập lục kế”, “Binh pháp Tôn tử trong kinh doanh”,… để dạy những chiêu thức lừa mị nhau hoặc các quyển ca ngợi các danh nhân thành công nhờ giết con, cha, me, anh, chi, em, vợ, chồng,…
…Thì các xã hội Phương Đông tiêu biểu là Trung Quốc vẫn chưa đạt được sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí do văn hóa đầy mâu thuẫn tại đây (một mặt ca ngợi những giá trị về lòng nhân ái, vị tha trong khi tại đây luôn là cái nôi của các kế sách Tam Thập Lục kế, Binh pháp tôn tử trong kinh doanh để hạ bệ đối thủ trên thương trường)
Điều đáng sợ là ở những xã hội như thế, người ta không có niềm tin vào những giá trị nhân ái, chính trực nếu mình thành đạt dù chỉ ở mức trung lưu. Họ đề cao sức mạnh thuần lý trí. Nhưng một người thuần lý trí thì thường chỉ giỏi bắt chước, sao chép thậm là ăn cắp ý tưởng và rất hạn chế về khả năng sáng tạo và khám phá vì khả năng này được dẫn dắt rất mạnh mẽ bởi cảm tính, cảm xúc. Vì thế ở các xã hội này, như Trung Quốc ngày nay, tính sáng tạo kém xa phương Tây. Người Trung Quốc giỏi như vậy mà bao lâu nay chẳng được ghi nhận sự phátminh, khám phá ra các quy luật cơ bản. Em nghĩ vấn đề này có một phần nguyên nhân từ một trường văn hoá ứng xử đề cao sức mạnh thuần lý trí. Trong thư 41B em có trích một câu từ cuốn “Vượt khỏi ao tù” của Mỹ: “Be one hearted and one minded” và em dịch là :”Hãy là người vừa có trái tim và có khối óc”. Nhưng nếu áp dụng cho đề tài em vừa viết ở trên cho chị thì em sẽ dịch là: “Hãy là người vừa cảm tính vừa lý trí”. Đừng xem thường những người quyết định bằng cảm tính nhưng thực hiện bằng lý trí. Họ thường tạo nên kỳ tích. Em thấy nhiều người như vậy ở phương Tây nên vì vậy mà họ phát triển văn minh và nhân ái.

Không có nhận xét nào: