Pages

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

'Nhật thấy bị đe dọa khi TQ bành trướng’

Hoa Kỳ mới đây điều tàu theo dõi thực trạng bồi đắp đảo tại Biển Đông.
Nhà quan sát chính trị Nhật Bản lâu năm Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói sự bành trướng của Trung Quốc đã đẩy Nhật Bản gần lại với các nước xung quanh.
Nhật Bản vào hôm 17/06 kêu gọi các nước không chấp nhận việc Trung Quốc mở rộng diện tích các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói Nhật Bản lo ngại “hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng” của Trung Quốc.

Ông Yoshihide Suga nói: “Chúng tôi đòi hỏi Trung Quốc không có hành động đơn phương đem lại những thay đổi không thể đảo ngược.”
Ông Đỗ Thông Minh nói với BBC rằng sự bành trướng nói chung của Trung Quốc “luôn luôn là sự đe dọa đối với Nhật Bản.''
"Chúng ta nhớ là khi Thủ tướng Abe lên cầm quyền cách đây hai năm rưỡi thì nơi đầu tiên ông đi là Việt Nam và ông cử ngoại trưởng Nhật đi Philippines và Nhật đã cung cấp tàu tuần duyên cho hai nước.
"Không chỉ Nhật mà Hoa Kỳ cũng đã can thiệp vào việc Trung Quốc bồi đắp đảo tại Biển Đông bởi đây là huyết mạch hàng hải thế giới.
null
Ông Abe bị phản đối khi hậu thuẫn dự luật an ninh. Người dân xuống đường mô tả ông là Hitler.
“Do đó sự bành trướng của Trung Quốc kể như đẩy Nhật Bản gần lại với các nước xung quanh," ông Minh nói.
Thủ tướng Nhật hiện đang đối diện với phản ứng mạnh từ dân chúng và chính giới phe đối lập đối với dự luật an ninh nhằm mở đường cho Nhật rộng tay hơn về quân sự trong việc tự vệ và bảo vệ đồng minh khi xảy ra xung đột vũ trang.
Bình luận về dự luật này, ông Minh cho hay đây là dự luật về tập đoàn tự vệ.
‘’Vì hội chứng của Thế chiến Hai nên Nhật chỉ hỗ trợ đồng minh trong không phận và hải phận của họ mà thôi.
‘’Do đó trong trường hợp Hoa Kỳ bảo vệ Nhật khi có chiến tranh chẳng hạn và nếu Hoa Kỳ bị thương tổn ngoài hải phận hay không phận của Nhật thì Nhật không thể nào nói ông lê lết về đây thì tôi mới giúp ông được.
‘’Do đó ông Abe và một số người bảo điều đó là không chấp nhận được, giống như mình cứ đứng trong nhà và đợi người ta vào nhà thì mình mới cứu vậy.
Do vậy, họ muốn phá ranh giới đó để hỗ trợ cho bên ngoài và hỗ trợ bao gồm tiếp tế đạn dược, xăng dầu và cứu thương … do đó lần này chủ đích của dự luật an ninh là Nhật muốn bước ra khỏi ranh giới không phận và hải phận của họ.
Nhà quan sát chính trị Nhật Bản lâu năm cho hay vì các yếu tố lịch sử từ thời quân phiệt của Nhật với hàng triệu người bỏ mạng trong chiến tranh nên tất nhiên là người dân Nhật phản đối dự luật an ninh này.
“Phe tả tất nhiên là phản đối nhưng ông Abe lên cầm quyền vào thời điểm rất may mắn là Trung Quốc tỏ ra đe dọa chung và Đảng Rự do Dân chủ nắm đa số tại cả Thượng viện và Hạ viện.
“Tại một nước dân chủ như Nhật thì bao giờ cũng có ý kiến đối lập nhưng tôi nghĩ rằng cuối cùng thì nhiều khả năng Thủ tướng Abe sẽ thông qua được dự luật này,” ông Đỗ Thông Minh nhận định.

Không có nhận xét nào: