Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ - TRUNG CỘNG: THÙ TRONG GIẶC NGOÀI

Trong thiên “ĐỒ QUỐC”, Ngô Khởi có nói rằng: “Ngày xưa, người ta muốn mưu đồ quốc gia đại sự, tất trước phải dạy trăm họ mà thân muôn dân. Có 4 điều bất hoà: bất hoà ở trong nước thì không thể ra quân,  bất hòa ở quân thì không thể ra trận, bất hoà ở trong trận thì không thể tiến chiếm, bất hòa ở chiến thì không thể quyết thắng. Bởi thế vị chúa có đạo, sắp dùng đến dân, trước hết phải hòa để làm việc lớn, không dám tin sự mưu tính riêng, tất phải cáo với tổ miếu, hỏi tới rùa thiêng, xen với thiên thời, hễ thấy tốt lành mới hành động. Dân thấy rằng vua yêu tính mệnh và tiếc cái chết của dân đến mực ấy, bấy giờ nếu cùng họ lâm nạn, kẻ sĩ sẽ lấy sự tiến vào để chết là vinh mà lui về lấy sống là nhục vậy…Nhưng đánh mà thắng thì dễ, giữ được cái thắng mới là khó.”

Văn Hầu nước Ngụy lập Ngô Khởi làm Đại tuớng, Ngô Khởi giữ ở Tây Hà, cùng chư hầu đánh nhau 76 trận thì 64 trận toàn thắng, còn những trận khác thì hoà, khơi cõi 4 mặt, mở đất nghìn dặm, đều công của Ngô Khởi cả.
                                                                oOo
Ngày 23/1/2015, BCT/ĐCSTQ đã thông qua đề cương “chiến lược an ninh quốc gia”, ngay sau đó thu hút được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Các phương tiện truyền thông TC chưa đặng tải nội dung chi tiết, nhưng đã nêu bật tính khẩn cấp xuyên suốt bản đề cương này. Theo đó, chiến lược mới cảnh báo về những mối nguy hiểm vấn đề nội bộ là thách thức lớn nhất đối với sự an ninh nội địa của nước nầy “khó có thể thể tiên đoán trước” và từ trước đến nay chưa từng xuất hiện tới mức báo động đỏ như hiện nay mà Bắc Kinh đang phải đối mặt cả ở trong và ngoài nước. Theo Tân Hoa Xã, để đối phó với những thách thức này, an ninh quốc gia phải được đặt dưới sự lãnh đạo hiệu quả và thống nhất của ĐCSTQ.
Đề cương chiến lược an ninh quốc gia đã hé lộ về những mối lo ngại lớn nhất đối với lãnh đạo Bắc Kinh trong hiện nay vẫn là: tình hình quốc tế biến động khôn lường; nền kinh tế trong nước thay đổ sâu sắc, cải cách bước vào giai đoạn quyết định; mâu thuẩn xã hội ngày càng một tăng cao. Điều đáng chú ý là phần lớn những mối lo ngại này đều xuất phát từ những vấn đề trong nước. Điều đó cho thấy Bắc Kinh nhận định một cách chính xác.
Năm 2013, Bắc Kinh tăng chi phí cho ngân sách quốc phòng lên 10,7% GDP khoảng 740,6 tỷ NDT (tương đương 119 tỷ USD). Trong khi đó, ngân sách dành cho an ninh nội địa của Bắc Kinh lại tăng với mức 8,7% GDP, tương đương 769,1 tỷ NDT. Đây được coi là một dấu hiệu làm nổi bật mối lo ngại của Bắc Kinh về các mối đe dọa an ninh nội địa ở trong nước.
Các sự kiện gây bất ổn ở Hoa Lục được Bắc Kinh ghi nhận đã tăng từ 8.700 vụ năm 1993 lên 90.000 vụ trong năm 2010 (theo kết quả một số công trình nghiên cứu do chính phủ Bắc Kinh ghi nhận). Tuy nhiên một số nhà phân tích ước tính rằng, trên thực tế con số nầy còn cao hơn nữa, nhưng không được Bắc Kinh công bố. Điều đó cho thấy, giới lãnh đạo Bắc Kinh đặc biệt lo ngại những rủi ro tiềm tàng của tình trạng bất ổn đến từ bên trong nội tình hơn bên ngoài. Ông Nicholas Bequelin, một nhà nghiên cứu của Human Rights Watch, nhận định: “Bắc Kinh đã giảm tự tin đi rất nhiều, một chính phủ tự tin thì không cần phải chi ngân sách an ninh nội địa cao hơn ngân sách quốc phòng.”
Trước đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã chỉ ra rằng, việc duy trì ổn định trật tự xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ TQ trong năm 2013. Ông ta nói: “Chúng ta phải cải thiện cơ chế đánh giá rủi ro tiềm năng quyết định tới các chính sách lớn có thể gây tổn hại cho ổn định xã hội…mục đích là để bảo vệ luật pháp, trật tự, thúc đẩy sự ổn định xã hội.”
Năm 2014, chính phủ Bắc Kinh đến nay vẫn chưa tiết lộ tổng chi phí dành cho cho an ninh nội địa năm này. Ngân sách dành cho lĩnh vực nầy còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng, vốn đã tăng thường xuyên từ nhiều năm qua. Nó bao gồm các chi tiêu cho việc giám sát các nhà bất đồng chính kiến, các phóng viên, kiểm soát mạng Internet, bảo vệ an ninh cho người dân, ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố như đã xảy ra Côn Minh làm 29 người bị đâm chết bằng dao.
Trước 3.000 đại biểu Quốc hội ngày 5/3/2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố chính phủ sẽ kiên quyết duy trì “ổn định xã hội”, ưu tiên hàng đầu của chế độ Bắc Kinh.
Năm 2015, SIPRI chưa công bố ngân sách ước tính của Bắc Kinh về con số ngân sách quốc phòng của Trung Cộng trong năm 2015, nhưng nếu áp mức tăng 10,1% vào mức SIPRI tính hồi năm 2014 thì ngân sách quốc phòng của chính phủ Bắc Kinh trong năm 2015 xấp xỉ 206,9 tỷ USD, tức bằng khoảng 1/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ.
MEDIUM còn cho rằng ngân sách chi cho an ninh nội địa của chính phủ Bắc Kinh còn cao hơn ngân sách quốc phòng. Sở dĩ, Bắc Kinh không công bố ngân sách chi cho an ninh nội địa là một vấn đề nhạy cảm, vì ngân sách này tăng hàng năm cao hơn ngân sách quốc phòng khiến quốc tế lo ngại Trung Cộng đã trở thành một nhà nước “CÔNG AN TRỊ”. Những vấn đề “nóng” hiện nay, đặc biệt liên quan đến vấn đề an ninh nội địa tại Trung Cộng, Bắc Kinh đang đối phó quyết liệt với “thù trong” như thế nào?
KẺ THÙ BÊN TRONG:
[1] NỘI MÔNG:
Ngày 07/4/2015, xung đột dữ dội tại Nội Mông vì ô nhiễm khiến một người bị giết và hàng chục người bị bắt, xe công an bị lật ngã là kết quả trận xung đột đẫm máu giữa dân chúng Nội Mông và 2000 nhân viên an ninh. Trong những năm gần đây, tại Trung Cộng vẫn thường xảy ra những cuộc biểu tình bạo động chống lại các nhà máy gây không khí ô nhiễm, nguồn nước.
Vụ mới vừa xảy ra tại Naiman Banner, một vùng nông thôn Nội Mông sống bằng nghề chăn nuôi gia súc. Theo hình ảnh công bố trên mạng, dân làng tập trung trên một con đường nông thôn bên cạnh chiếc xe công vụ bị lật ngã, với biển ngữ: “Dẹp nhà máy hóa học gây ô nhiễm, trả lại chúng tôi nước sạch và trời xanh”, phiá trước mặt là đạo quân cảnh sát chống bạo động trang bị dùi cui, lá chắn và chó dữ.
Theo cơ quan bảo vệ nhân quyền Nội Mông, nhà máy hóa học Tongliao Longsheng Chemical thải nước dơ tràn ngập cánh đồng cỏ nuôi trừu của dân làng. Để bảo vệ nhà máy hoá học, chính quyền địa phuơng đã huy động 2.000 công an cảnh sát, dùng vòi rồng, hơi cay và đạn cao su giải tán biểu tình. Hơn 100 người bị thương và 50 người bị bắt. AFP bình luận: “Trong quá khứ, khi bị dân phản đối mạnh, chính quyền địa phuơng ở Trung Quốc bao giờ cũng ban ra những lệnh tương tự, nhưng cuối cùng đâu lại vào đấy”. Hiện nay, chính quyền địa phương tuyên bố ý định đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm trong khi chờ đợi kết quả điều tra?…
Đây không phải là lần đầu tiên, tình trạng nầy đã xảy ra từ ngày 30/6/2011, một nhóm đấu tranh bảo vệ quyền của người Mông Cổ cho biết, cảnh sát chống bạo động đã được đưa tới Khu tự trị Nội Mông, để đối phó với các cuộc biểu tình diễn ra tại đây. Người Mông Cổ, dân tộc thiểu số chỉ chiếm gần 20% dân số vùng tự trị, lo ngại người Hán xem nhẹ việc nuôi trồng của họ. Một số người cho rằng những biện pháp của người Hán đã làm giảm diện tích chăn thả gia súc nhằm bảo vệ môi trường.
Yếu tố Mông Cổ vô cùng quan trọng trong cuộc chiến tranh “Hán – Hồi” đã và đang bùng nổ ngày càng khốc liệt trong thời gian sắp tới tại Hoa Lục. Ulan Bator luôn luôn cảnh giác, đề phòng Bắc Kinh thôn tính luôn Ngoại Mông, nó đã thổi bùng lên làn sóng “bài Hoa” thật dữ dội. Bài hát “Buu Davar Khujaa (Bọn tàu đừng đi quá giới hạn) đã chứng minh điều nầy.
Theo kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014, Mỹ sẽ giải quyết thế nào cái kho vũ khí kổng lồ lên tới 53 tỷ USD trong suốt 12 năm chinh chiến ở Afghanistan? Chở hết về Mỹ? Không thể, vì quá tốn kém! Vậy thì, số vũ khí nầy Mỹ chở về đâu và sẽ cung cấp cho ai? Theo tôi đoán, một phần số vũ khí thặng dư khổng lồ nầy sẽ được chở tới viện trợ cho Mông Cổ. Trong chuyến thăm Mông Cổ ngày 10/4/2014 của Bộ trưởng BQP Mỹ Chuck Hagel nhằm tăng cường quan hệ quân sự với Mông Cổ.
Sau khi kết thúc chuyến công du Trung Cộng, Thủ tướng Ấn Độ Modi thực hiện một chuyến thăm viếng lịch sử Mông Cổ trong 2 ngày 16 và 17/5/2015. Ulan Bator thắt chặt quan hệ với New Delhi. Đôi bên đồng ý mở rộng đối thoại quân sự, hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, trao đổi thông tin…để nâng cao khả năng phòng thủ của cả Ấn Độ lẫn Mông Cổ. Mông Cổ tới nay vẫn được coi là “sân sau” của Trung Cộng.
[2] TÂY TẠNG:
Ngày 22/5/2015, các hội đoàn tranh đấu và báo chí ngoại quốc đưa tin: Một nguời cha của 4 đứa con, người Tây Tạng đã nổi lửa tự thiêu chống lại chính sách đàn áp tàn khốc của Bắc Kinh đối với Tây Tạng.
Ông Tenzin Gyato, 35 tuổi, được biết ông đã rất lo lắng trước tin an ninh Bắc Kinh siết chặt kiểm soát, khi sắp diễn ra lễ sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông đã tự thiêu ở thị trấn Daofu trong một vùng có nhiều cư dân Tây Tạng cư ngụ thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Một người chứng kiến khác tên Tawu Tenzin cho hay: “Khi ông ấy nổi lửa tự thiêu, rất nhiều nhân viên an ninh TC xông tới dập tắt ngọn lửa và mang ông đi. Hiện nay, người ta không rõ liệu ông Gyatso còn sống hay đã chết”.
Gyatso trùng tên với Đức Đạt Lại Lạt Ma, vốn sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 6 tháng 7 sắp đến. Cách đây 2 năm, công an TC đã nổ súng vào những người dân Tây Tạng cử hành lễ sinh nhật lần thứ 78 của Ngài cũng ở Daofu, bắn thẳng vào đầu 1 nhà sư và làm 2 người khác bị thương nặng.
Tổ chức International Campaigne For Tibet (ICT) có trụ sở Washington cho báo chí hay, ông Gyatso là người Tây Tạng thứ 140 đã nổi lửa tự thiêu tranh đấu từ năm 2009 đến nay. Trong số họ đã qua đời vì vết thương quá nặng. Đức Đạt Lại Lạt Ma vốn đã sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959, không bao giờ tán đồng hình thức tự thiêu. Ngài mô tả đây là “dấu chỉ của sự tuyệt vọng”. Nhưng, chính ngài cũng không sao cản được làn sóng tranh đấu dưới hình thức nầy của dân Tây Tạng.
Trước đó, vào khoảng thượng tuần tháng 3/2015, một phụ nữ Tây Tạng khoảng 40 tuổi tự thiêu vào ngày thứ sáu tại huyện Ngaba, tỉnh Tứ Xuyên. Ông Dorjee Tseten (ông là người đứng đầu tổ chức“Sinh viên ủng hộ một nước Tây Tạng tự do” cho biết: “Thứ sáu tuần rồi, một người phụ nữ tên Norchuk đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp khốc liệt của chính quyền Trung Cộng. Bà đã thiệt mạng ngay tại chỗ. Chúng tôi chỉ vừa biết thông tin này hôm nay và do đó đã tổ chức thắp nến để tưởng niệm bà.”
Ông Tasi Tsering, một người thuộc Hội đồng hương Tây Tạng tại Đài Loan, nói: “Chúng tôi kêu gọi ĐCSTQ rằng, chúng tôi muốn tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ và Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể quay trở lại Tây Tạng, đồng thời phóng thích các tù nhân chính trị.”
Ông Tenzin, một thành viên khác Hội đồng Tây Tạng tại Đài Loan, cho biết: “Chúng tôi không yêu cầu về lãnh thổ, nhưng hãy làm ơn lưu giữ nền văn hoá và các tín ngưỡng tôn giáo của chúng tôi vốn đã có hàng ngàn năm lịch sử, cũng như bảo tồn ngôn ngữ dân tộc chúng tôi.”
Những người Tây Tạng cho rằng, chính quyền Trung Cộng đã phá hủy nền văn hóa của họ, bắt bớ và trấn áp những người sắc tộc Tây Tạng, đồng thời tàn phá hệ sinh thái do khai thác mỏ tại Tây Tạng. Theo những nhà hoạt động nhân quyền Tây Tạng, cuộc bức hại của chính quyền TC trong nửa thế kỷ qua đã làm hơn một triệu người Tây Tạng bị thiệt mạng.
Tội ác trời không dung đất không của bọn lãnh đạo Bắc Kinh đối với dân tộc Tây Tạng được tóm gọn hai điểm:
  • Cuộc bức hại của chính quyền Bắc Kinh trong nửa thế kỷ qua đã làm hơn 1.000.000 người Tây Tạng bị thiệt mạng.
  • Những người Tây Tạng đã phải dùng đến một hình thức cực đoan để phản đối chính sách đàn áp dã man và vô cùng khốc liệt của chính quyền Trung Cộng.
[3] LÒ LỬA TÂN CƯƠNG:
Trong năm 2014, chính quyền Bắc Kinh đã bắt 800 kẻ âm mưu tham gia thánh chiến JIHAD khi họ tìm cách vượt biên trái phép để tham gia phong trào “Thánh chiến” của những kẻ cực đoan. Đài truyền hình CCTV đưa tin, con số này được công bố trong bối cảnh lực lượng an ninh TC vừa tiêu diệt và tiếp tục truy lùng các nghi phạm vượt biên trái phép để đến các trại huấn luyện chiến binh Hồi giáo cực đoan.
Cảnh sát cho biết hầu hết trong số 800 người nói trên bị “PHONG TRÀO HỒI GIÁO ĐÔNG TURKESTAN” dụ dỗ. Nhóm chiến binh nầy đang tìm cách gây dựng nhà nước độc lập ở Tân Cương, tuyên truyền quan điểm tôn giáo cực đoan và kích động người dân rời khỏi đất nước tham gia phong trào JIHAD.
Tháng 5/2014, Bộ Công An TC thành lập một đơn vị đặc biệt gọi là “4.29” và triển khai cảnh sát ở Hà Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương để nhằm vào các phong trào đưa người trái phép qua biên giới phía Nam. Bộ máy an ninh đã rất cảnh giác kể từ sau vụ đâm xe làm 5 người thiệt mạng ở quảng trường Thiên An Môn ngày 28/10/2013 và vụ tấn công nhà ga Côn Minh tháng 3/2014.
Theo AFP, người Duy Ngô Nhĩ thường tìm cách vượt biên ở khu vực biên giới phía Nam
Hoa Lục. Một trong các lý do là địa hình vùng biên giới đồi núi hiểm trở ở Tân Cương khiến họ có thể đi xuyên qua để đến Trung Á mà không sợ lực lưọng công an TC truy đuổi.
LHQ hồi tháng 11/2014 cho biết, các nhóm khủng bố ở Trung Đông đang tuyển mộ người nước ngoài với quy mô chưa từng có. Khoảng 15.000 chiến binh từ hơn 80 quốc gia đã gia nhập nhóm “NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO”, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương.
Theo hãng phân tích tình báo STRATFOR, điểm nóng ở Tân Cương là dãy định cư xung quanh lòng chão Tarim, đặc biệt là hai thành phố Kashgar và Hotan, nơi mà đại đa số trong số 9,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo Sunni sinh sống. Với dân số gần 4 triệu người, Kashgar lâu nay là căn cứ của các tay súng Hồi giáo cực đoan ở khu vực nầy và mạng lưới Thánh chiến Jihad bùng nổ ở Hoa Lục và trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Tân Cương. Những kẻ ly khai Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đứng đằng sau những vụ bạo loạn. Mục đích chính của những phong trài nổi dậy chống Bắc Kinh là muốn xây dựng một “TÂN CƯƠNG ĐỘC LẬP”.
Theo Jacob Zenn, chuyên gia Mỹ về chống chủ nghĩa cực đoan, cho biết: “Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan có liên quan trực tiếp đến các vụ tấn công khủng bố ở Hoa Lục. Đứng đằng sau hậu thuẫn cho các vụ tấn công nầy có thể là Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP) và Phong trào Hồi giáo Uzbekistan (IMU),” ông Zenn nhận định. “Cả TIP và IMU có thể mở rộng cuộc Thánh chiến JIHAD vào lãnh thổ Hoa Lục từ biên giới Afghanistan và Pakistan. Dù TIP chỉ có từ 300 – 500 chiến binh thiện chiến, nhưng nhóm nầy được đánh giá là hết sức nguy hiểm vì có thể giúp đào tạo các phần tử nổi dậy đến từ Tân Cương.
Phát biểu tại Đại hội Nhân Dân toàn quốc diễn ra tại Bắc Kinh 10/3/2015, ông Zhang Chunxian – Bí thư khu Tự trị Duy Ngô Nhĩ – lần đầu tiên Bắc Kinh chính thức xác nhận về việc công dân nước này đã gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria. Đây được xem là lần đầu tiên, Bắc Kinh chính thức xác nhận đã có khoảng 300 người Duy Ngô Nhĩ là thành viên cốt cán vừa mới trở về nước sau khi tham gia một khoá huần luyện của IS.
Các quan chức Bắc Kinh tuyên bố, người Hồi giáo từ khu vực bất ổn phía tây Hoa Lục đang đi đến Iraq và Syria để chiến đấu cho tổ chức Nhà nước Hồi Giáo IS, trước khi trở về quê hương tham gia chống lại chính quyền Bắc Kinh. Tờ Global Times cho biết, hồi tháng 12/2014, khoảng 300 ngưới Duy Ngô Nhĩ đang chiến đấu cùng với phiến quân cực đoan IS ở Trung Đông. Ông Zhang Chunxian, Bí thư Tỉnh ủy Tân Cương khu vực giáp biên giới Afghanistan và Pakistan, ngày 10/3/2015 cho biết: “Các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đối với Tân Cương và chúng tôi đã bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã phát hiện ra một số người đang tìm cách quay trở lại Tân Cương để tham gia vào các âm mưu khủng bố”.
Trong những năm gần đây, khu Tự trị Tân Cương liên tục xảy ra những vụ tấn công khủng bố bằng dao, súng tại các khu vực công cộng và lan rộng ra khắp cả nước, điển hình như vụ đánh xe bom ở quảng trường Thiên An Môn năm 2013, khiến 5 người thiệt mạng. Trước tình hình bạo lực ngày càng tăng, một số thành phố của Tân Cương, kể cả thủ phủ Urumqi đã đặt ra các hạn chế đối với người Hồi giáo về cách ăn mặc, cấm việc đeo mạng che mặc ở nơi công cộng…khiến người Hồi giáo phẫn nộ cho rằng, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt quá nhiều biện pháp hạn chế tự do văn hoá truyền thống của họ, cũng như cảnh sát đã sử dụng vũ lực bừa bãi đối với những người phản đối chính sách bạo ngược của chính quyền Bắc Kinh trong khu vực.
Động thái mới đây của Bắc Kinh hạn chế hành lễ Ramadan tại Tân Cương như đổ dầu vào lửa. Theo sự tố giác của Định chế Uy tín Hồi giáo SUNNI, Al Azhar, ngày 19/6/2015 đã lên án quyết định của chính quyền Bắc Kinh ra lệnh hạn chế nghiêm nhặt việc hành lễ Ramadan truyền thống của người Hồi giáo Tân Cương.
Theo Want China Times, ngày 4/7/2014 cho biết: Thủ lĩnh IS là Abu Bark al Baghdadi đã tung ra một đoạn video, trong đó al-Baghdadi nêu ra các chiến lược bành trướng của IS là tiến hành “THÁNH CHIẾN” tại 20 quốc gia trên thế giới mà trong đó Trung Cộng là nước đứng đầu trong danh sách nầy. Trong đoạn video, al-Baghdadi nói tới Bắc Kinh và Tân Cương nhiều lần, chỉ trích chính sách của Bắc Kinh chống lại người Hồi giáo trong vùng tự trị nầy và kêu gọi nhũng người Hồi giáo ở Trung Cộng trung thành với IS.
Rõ ràng, những phần tử mà Bắc Kinh cho là “khủng bố” đã gia tăng các vụ tấn công chớp nhoáng, sử dụng vũ khí đơn giãn như dao, mã tấu, bom tự chế ở khắp Hoa Lục, nhắm vào những nơi công cộng, đông người như nhà ga xe lửa, siêu thị cho đến đồn cảnh sát theo chiến thuật “hoa nở trong lòng địch”. Sau hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu nầy, Bắc Kinh phải thuê các chuyên gia nước ngoài chuyên về chống khủng bố để huấn luyện cho lực lượng nước nầy.
[4] PHONG TRÀO ĐÒI “DÂN CHỦ” Ở HỒNG KÔNG:
Ngày 16/6/2015 vừa qua, ông Tống Như, đại diện Ngoại Giao của Bắc Kinh, lên tiếng tại Hồng Kông, cảnh cáo phe ủng hộ dân chủ nên có hướng đi ôn hòa khi nhận định rằng: “Phe đối lập cực đoan gần đây có xu hướng sử dụng các phương tiện hèn hạ và tiến hành các hoạt động cực kỳ bạo động. Chúng tôi hy vọng rằng các nhà tranh đấu ủng hộ dân chủ ôn hòa sẽ thấy rõ được bộ mặt thật của các lực lượng cực đoan”. Đồng thời, ông ta cũng thúc giục các nhà lập pháp sớm thông qua dự thảo “luật bầu cử lãnh đạo hành pháp mới” sẽ diễn ra vào năm 2017.
AFP cho biết, tối hôm qua, cảnh sát Hồng Kông thông báo, một người đàn ông 58 tuổi bị tình nghi là “âm mưu chế tạo chất nổ” đã bị bắt giữ. Trước đó, đã có 9 người khác bị bắt với cùng cáo buộc. Cảnh sát cho biết là một trong những người bị bắt đã nhìn nhận thuộc một “nhóm cực đoan địa phương”. Cảnh sát còn tìm thấy 16 loại hoá chất trong một phòng thu hình bỏ hoang, loại hóa chất nầy dùng để chế tạo TATP, một loại chất nổ cực mạnh và một số loại súng hơi, mặt nạ. Theo báo chí địa phương, một số nghi can có liên hệ với đảng chính trị tên là “ĐẢNG QUỐC GIA ĐỘC LẬP”(PNI), các nhóm nầy muốn rằng Hồng Kông tự quyết định tương lai chính trị của mình.
Tin tức mới nhất, dự luật “Cải tổ bầu cử” của Hồng Kông do Bắc Kinh đề nghị bị bác tại Nghị viện trong cuộc biểu quyết ngày 18/6/2015 với 8 phiếu thuận và 28 nghị viên bỏ phiếu chống “trò hề dân chủ”. Để được thông qua, tối thiểu văn bản này cần được 47 lá phiếu ủng hộ. Ngày 15/6/2015, vài ngàn người vận động vì dân chủ đã tụ tập trên các đường phố tại Hồng Kông. Trong tương lai gần, Bắc Kinh sẽ nổ lực dập tắt phong trào đòi “Tự do – Dân chủ” ở Hồng Kông, vì sợ phong trào sẽ lan rộng khắp Đại Lục ảnh hưởng tới chế độ cộng sản của Bắc Kinh.
[5] ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ:
Việc cựu Bộ trưởng Công An Chu Vĩnh Khang, người vừa bị kết án tù chung thân ngày 11/6/2015 tại Thiên Tân, Tập Cận Bình đã giáng một đòn mạnh mẽ trong chiến dịch chống tham nhũng do ông ta phát động. Những người theo phe Giang Trạch Dân lần lượt mất chức hoặc bị hạ bệ, chắc hẳn đã thú nhận quan hệ của họ đối với họ Giang.
Theo nhà bình luận chính trị Xia Xiaoqiang việc Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân tại Thiên Tân, có 2 khả năng:
(1) Để chuẩn bị cho việc hạ bệ Giang Trạch Dân trong tương lai.
  • Có thể đây là sự phản ảnh của công luận. Trên thực tế, Giang Trạch Dân là thủ phạm bức hại dân thường mà hầu hết dân Tàu tại Hoa Lục đều ghê tởm. Họ cho rằng, chính Giang đã ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công và tiến hành các tội ác phi nhân tính như mổ nội tạng sống. Chính Giang đã dàn dựng Bạc Lai Hy và Chu Vĩnh Khang lên để thực hiện âm mưu đảo chánh quân sự hạ bệ Tập Cận Bình.
Theo tài liệu chính thức, trong năm 2014 đã có 232.000 đảng viên bị kỷ luật và 12.000 người bị đưa ra toà và nhiều cấp lãnh đạo như bí thư tỉnh ủy, nhiều lãnh đạo các vùng và các thành phố bị mất chức, chưa kể khoảng 50 lãnh đạo hàm thứ trưởng hoặc cao hơn. Nhận định của Willy Lam, chuyên gia về TQ tại Hồng Kông, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã gây thù chuốc oán cho nhiều người. Khi Tập Cận Bình triệt hạ Chu Vĩnh Khang có nguy cơ là lãnh đạo Bắc Kinh sẽ “thêm thù bớt bạn”. Trong ĐCSTQ từ trước tới nay vẫn thường xuyên diễn ra những cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ khốc liệt để tranh giành quyền lực.
Truyền thống của các lãnh tụ ĐCSTQ là luôn luôn dựa vào 2 cột trụ QĐNDTQ và lực lượng CÔNG AN để bảo vệ chế độ. Tham nhũng, hối lộ, đút lót, biển thủ công quỷ, mua quan bán chức…đã ăn sâu vào xương tủy của các cấp lãnh đạo chóp bu quân đội như tướng tham ô Từ Tài Hậu đã làm băng hoại sự vận hành của nó. Ngay cả Hồ Cẩm Đào cũng quá nhu nhược không dám đụng chạm tới tướng Từ Tài Hậu vì được Giang Trạch Dân chống lưng và nâng đở. Liệu trong thời gian sắp tới, Tập Cận Bình có đủ bản lĩnh và khả năng triệt hạ Giang Trạch Dân để thu tóm hết quyền lực hay không? Có triệt hạ hết vây cánh của họ Giang hay chưa? Chuyện nầy chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử chính trị  & quân sự của ĐCSTQ ở Hoa Lục.
Theo AFP ngày 18/6/2015, trích dẫn kết luận ghi trong báo cáo của trưởng đoàn thanh tra các vụ tham nhũng tại tập đoàn dầu khí Nhà nước China National Petroleum Corp (CNCP) đăng trên mạng của cơ quan đầu não chống tham nhũng của ĐCSTQ cho biết: “Các quan chức tham nhũng tiếp tục được thăng chức, các cán bộ dành dự án cho thân nhân,” báo cáo cũng cho biết thêm. “Các vấn đề như sử dụng công quỹ để chi cho các chuyến du lịch cá nhân, mua sắm vẫn còn phổ biến”. Tóm lại, Bắc Kinh vẫn bất lực trước tệ nạn tham nhũng.
KẺ THÙ BÊN NGOÀI:
Ngày 27/5/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr, Tân tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ nói rằng, một trong những thách thức của ông bên cạnh vũ khí hạt nhân và sự thất thường của Triều Tiên, chính là“yêu sách phi lý và hoạt động cải tạo đất của Trung Cộng tại Biển Đông”. Rõ ràng, Bắc Kinh đã chiếm đoạt phi lý biển đảo của các nước láng giềng. Động thái nầy không khác gì với “HÀNH ĐỘNG XÂM LƯỢC”. Bắc Kinh đã gần như bị cô lập, nhìn đâu cũng thấy toàn là kẻ thù…tham vọng của Tập Cận Bình là không thể khả thikhi chung quanh Hoa Lục có 14 nước láng giềng, trong số đó có 3 nước có vũ khí hạt nhân, mặc dù QĐNDTQ (PLA) kiếm đủ mọi cách tăng cường khả năng bành trướng và răn đe Biển Đông.
Viết trên báo The Washington Times mới đây, Đô đốc về hưu James A. Lyons và chuyên gia Richard Fisher thuộc Trung tâm Chiến lược Quốc tế Mỹ, dự báo vào đầu năm 2016, Bắc Kinh có thể triển khai 30 chiến đấu cơ và một đội tàu chiến đến căn cứ được xây dựng phi pháp trên “ĐÁ CHỮ THẬP” thuộc quần đảo Trường Sa. Một lực lượng có quy mô tương tự cũng sẽ được triển khai tại Đá Vành Khăn và Subi.
Phớt lờ mọi chỉ trích, Bắc Kinh vẫn một mặt chai lì và cực kỳ ngoan cố. Ngày 16/6/2015, Bộ Ngoại giao Trung Cộng tiếp tục đưa ra những lời lẽ dối trá rằng, chuyện xây đảo nhân tạo là “hợp pháp”, không nhắm vào quốc gia nào và không cản trở tự do đi lại trên biển, trên không ở Biển Đông”. Để trấn an dư luận, Lục Khảng – phát ngôn nhân BNG – ngụy biện rằng: “Ngoài mục đích quân sự, những cơ sở nêu trên còn hỗ trợ hoạt động phi chiến đấu và dân sự như nghiên cứu hàng hải, cứu hộ, cứu trợ thảm họa, nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường.”
Tuyên bố ngang ngược nêu trên của Bắc Kinh, được đưa ra không lâu trước khi TÒA TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC (PCA) trụ sở tạiThe HAGUE (Hoà Lan) dự kiến tổ chức phiên điều trần vào ngày 7/7/2015 sắp tới để xem xét khiếu nại của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý của TC ở Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ trước động thái nầy của Manila, đồng thời khẳng định không chấp nhận hoặc tham gia tiến trình phân xử.
MỸ – “TIÊN HẠ THỦ VI CƯỜNG”:
Theo Richard C. Thornton – GS Lịch sử và Hệ Quốc tế Đại học George Washington – Mỹ nên đáp lại thách thức của Bắc Kinh càng sớm càng tốt. Nếu Bắc Kinh thực sự tìm cách thống trị Tây Thái Bình Dương , thì Hoa Kỳ nên đấu tranh với các tuyên bố của Bắc Kinh ngay bây giờ, trong lúc Trung Cộng khá yếu về “hải quân” và Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối.
Mỹ cần phải sử dụng “chiến lược biển” đối phó chống lại đế quốc Liên Xô trong thập niên 80 để chống lại Trung Cộng hiện nay. Lúc đó, tàu chiến Hải quân Mỹ di chuyển vào căn cứ phòng thủ của Hải quân Xô Viết ngoài Murmansk và Biển Okhotsk để đáp trả Hải quân Xô Viết nếu xảy ra xung đột.
Đó là những điều mà Hải quân Mỹ phải làm hôm nay đối với Hải quân TC. Rõ ràng, các căn cứ trên biển của Bắc Kinh không có lợi thế gì trong xung đột. Chúng chỉ hữu dụng để biểu dương hỏa lực nhằm chiếm các đảo san hô vô chủ không có người ở. Mục đích là che dấu sự yếu kém của Hải quân Trung Cộng bằng những thủ đoạn tuyên truyền ồn ào để hù dọa và chèn ép các nước nhược tiểu như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia.
Đồng ý với nhận định chính xác của GS Richard C. Thornton, bài viết của tác giả Kyle Mizokami đăng trên tạp chí “War is Boring” số ra ngày 21/5/2015, nhà phân tích này nhận định: “Hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng như một sự xích kết nối với Bắc Kinh với đầy đủ trang bị từ radar dò tìm chiến đấu cơ, cho đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ”.
Trong trường hợp chiến tranh Mỹ – Trung bùng nổ, mắc xích nầy sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là tàu sân bay. Tuy nhiên, hệ thống tiền đồn trên cát nầy mà Bắc Kinh ví như tàu sân bay cố định lại dễ dàng bị tiêu diệt so với một tàu sân bay di động trên biển và hệ thống căn cứ phòng ngự cố định của TC sẽ không tồn tại trong vài tiếng đồng hồ và đập thủy điện Tam Hiệp cùng với hệ thống đập thủy điện trên thượng nguồn sông MEKONG sẽ không trụ nổi trong một ngày…
KẾT LUẬN:
Mặc dù Tập Cận Bình nổ lực đẩy mạnh sự canh tân kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự để nhấn mạnh, sự quyết tâm thực hiện “GIẤC MƠ TRUNG HOA” mà trong đó mong muốn Trung Quốc trở thành một cường quốc hải quân trên khắp đại dương.
Theo Patrick Saint-Paul – Phái viên báo Le Figaro – Trên lý thuyết, PLA có một kho vũ khí khổng lồ. Hải quân quan trọng nhất ở Á Châu với hơn 300 tàu chiến. Trong số đó có 25 khu trục hạm, 59 tàu ngầm chạy bằng diesel và 9 tàu ngầm nguyên tử. Nhưng hải quân chỉ ngang chiếu với hải quân Nhật Bản. Còn khả năng chọi với Hải quân Mỹ thì là bất trắc. Theo báo cáo của Ngũ Giác Đài thì trong số 2100 máy bay thả bom nằm trong nhà máy chứa máy bay của TC, chỉ có vài trăm cái là hiện đại. Tàu sân bay Liêu Ninh hiện giờ chỉ được dùng để huấn luyện một hạm đội còn đang được xây dựng. TC còn đang ở giai đoạn tập sự để có thể điều động lực lượng của mình ra khỏi căn cứ. Vì vậy, xây dựng những căn cứ xa nội địa trên các đảo nhân tạo nằm trong các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông nhằm thực hiện ý đồ nầy.
Tập Cận Bình tiếp tục cuộc chạy đua “địa chính trị” tại Biển Đông mà biết chắc Bắc Kinh rất ít có cơ hội chiến thắng được Nhật Bản và Ấn Độ đừng nói tới Hải quân Hoa Kỳ. Rõ ràng, Bắc Kinh không thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở Châu Á-TBD. Muốn trở thành bá chủ ở Châu Á-TBD, Hải quân TC sẽ phải đối mặt với thử thách của 3 địch thủ nặng ký là Hải quân Hoa Kỳ – Nhật Bản – Ấn Độ. Con rồng giấy Trung Cộng làm sao đủ sức vùng vẫy giữ hai gọng kềm Nhật – Ấn?
So với TC, sự thật là Hải quân Trung Cộng còn dưới chiếu Ấn Độ một khoảng cách khá xa. So với Trung Cộng, Ấn Độ sở hữu tàu sân bay và công nghệ đóng tàu sân bay sớm hơn rất nhiều. Ấn Độ có mối quan hệ tốt với các siêu cường sở hữu công nghệ chế tạo tàu sân bay hàng đầu thế giới như Anh & Hoa Kỳ đã giúp Ấn Độ có trình độ kỹ thuật cao trong việc đóng tàu sân bay. Trong dự án tăng cường sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ, con tàu sân bay tự sáng tạo đầu tiên là INS VIKRANT có trọng lượng 65.000 tấn. Với dự án này, với sự trợ giúp của chuyên viên kỹ thuật của Mỹ, Ấn Độ tiếp tục tự đóng tàu sân bay có thể lên tới 6 chiếc vào năm 2017, đưa Hải quân Ấn Độ trở nên hùng mạnh trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Vì vậy, Washington đã công khai cảnh báo Bắc Kinh chấm dứt vĩnh viễn hoạt động bồi đấp, xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa.
Ngoài ra, Washington đã phát động “chiến dịch ngoại giao” toàn diện để gây áp lực với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Đức vừa qua, Washington đã thành công trong việc thúc đẩy KHỐI G7 chỉ trích hoạt động bồi đấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh bằng các ngôn từ mạnh mẽ. Trong trường hợp chiến lược ngoại giao không đạt hiệu quả. Trục liên minh (đang thành hình) giữa Mỹ – Nhật – Ấn – Australia sẽ tính tới chuyện dùng vũ lực để đối phó với con hổ giấy TC. “Giấc mơ Trung Hoa” sẽ trở thành cơn ác mộng trên Biển Đông của Tập Cận Bình.
Không chỉ Philippines mà Malaysia cũng tuyên bố cứng rắn. Theo hãng tin Bernama, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamzah Zainuddin hôm 15/6/2015 khẳng định nước nầy và các thành viên ASEAN khác không công nhận tuyên bố chủ quyền dựa trên cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Bắc Kinh ở Biển Đông vì nó đi ngược lại với luật pháp quốc tế.
Trung Cộng quả là con rồng giấy! Đối với tiểu quốc như Myanmar còn không dám vượt biên tấn công sang lãnh thổ nước nầy, chỉ dám dùng máy bay oanh tạc, khi chiến sự bùng nổ giữa quân đội Myanmar và phiến quân Kokang lan rộng tới biên giới TC. Trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm Phát ngôn của Tổng thống Myanmar tuyên bố: “Không có gì phải sợ Trung Quốc, Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác”.
Ông Charles Onyango-Obbo – Phóng viên của tờ báo Đông Phi – viết bài bình luận với tựa đề “SỰ THỐNG TRỊ CỦA TRUNG CỘNG” để tạm thay cho lời kết của bài viết nầy: “Chỉ có sức mạnh về kinh tế thì không bao giờ đủ để một quốc gia chi phối được thế giới bên ngoài biên giới của nó. Thực sự là giáo dục, công nghệ, văn hoá của nền âm nhạc, điện ảnh Hollywood, kinh doanh và thể thao đã cho phép Hoa Kỳ ngự trị khắp hành tinh. Trung Cộng đang trở thành một cường quốc rất quan trọng trên thế giới. Nhưng, nó sẽ không có vai trò thống trị”.
Ông Samuel Huntington có nhận xét về Hoa Kỳ để người CSVN suy ngẫm, phải biết chọn bạn mà giao du: “Một thế giới không có Hoa Kỳ dẫn dắt sẽ là một thế giới có nhiều bạo lực hơn, mất trật tự hơn, kém dân chủ hơn và chậm phát triển hơn là một thế giới trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có ảnh hưởng hướng dẫn và điều hành sinh hoạt.”
Còn Tập Cận Bình muốn thực hiện tham vọng “giấc mơ Trung Hoa” thì phải học thuộc lòng bài học của NGÔ KHỞI trước đã…
            NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào: