Pages

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ - TRUNG CỘNG: MÃNH HỔ NAN ĐỊCH QUẦN HỒ

“MÃNH HỔ NAN ĐỊCH QUẦN HỒ” LÀ GÌ?
Nói về sức mạnh của tình đoàn kết của những kể yếu chống lại sức mạnh của kẻ thù, thực tế cho thấy một con hổ hung dữ vẫn không thể nào đấu lại được một bầy chồn cáo hợp đoàn sẽ thành sức mạnh vô địch. Tính đoàn kết là yếu tố quyết định thắng lợi trong mọi cuộc đấu tranh. Người ta đã dùng hình ảnh “bó đũa” để thể hiện sức mạnh của tính đoàn kết, một chiếc đũa bị bẻ gãy dễ dàng, nhưng bẻ gãy được bó đũa thì không phải là chuyện dễ dàng. Sức mạnh của tình đoàn kết được đúc kết thành câu thành ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”

Ngược dòng lịch sử Việt Tộc cũng đã từng chứng minh cho tính chính xác của câu thành ngữ nầy. Vào những lúc họa xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp dân tộc từ phương Bắc qua hình ảnh hào hùng của các bô lão hào khí ngất trời, lũ lượt tiến về kinh thành Thăng Long tham dự “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG” thời nhà Trần, hay hình ảnh kiêu hùng của trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, với lòng dân kiên quyết chống ngoại xâm, Hoàng đế Quang Trung cỡi voi trận tiến vào kinh thành Thăng Long, quét sạch vó ngựa quân xăm lăng Mãn Thanh.
Tại Biển Đông, không phải là cuộc đối đầu quân sự chỉ riêng của Mỹ – Trung mà Bắc Kinh đang thách thức với cả thế giới. Huống hồ gì PLA chỉ là con hổ giấy mà Mỹ & Đồng minh không phải là giống “hồ cáo” mà là “khủng long”. Bắc Kinh phải tự lượng sức mình khi muốn gây chiến với Mỹ; nếu không sẽ lâm vào thế: “HỔ GIẤY NAN ĐỊCH QUẦN LONG”
Chuyên gia John Hemmings, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), trong bài viết ngày 28/5/2015, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm trắng trợn các quy tắc của Quốc tế và thách thức cả thế giới trên Biển Đông. Đã đến lúc Mỹ và Đồng minh phải có hành động mạnh mẽ hơn để chặn đà độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Mỹ cần triển khai cả biện pháp quân sự và chính trị với sự tham vấn chặt chẽ các đồng minh, các bên liên quan trong khu vực. Bởi hầu hết các đảo Bắc Kinh chiếm đóng nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN & Philippines và hành động của Bắc Kinh có thể tự diễn giải là sự “XÂM LƯỢC TRÊN BIỂN”. Cho dù Bắc Kinh liên tục biện bác, cả cách hành xử của họ về cái gọi là “đường 9 đoạn” đều không phù hợp với Luật pháp Quốc tế hay Công Ước LHQ về luật biển. Tuy nhiên, theo ông Hemmings, mục tiêu chính của Bắc Kinh nhắm tới là kiểm soát một trong những tuyến hàng hải thương mại sôi động nhất thế giới.
DIỄN TIẾN ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA LẦN THỨ 14:
Tại Hội nghị nầy Bộ trưởng BQP Hoa Kỳ Ashton Carter có một bài phát triển quan trọng, trong đó ông khẳng định Hoa Kỳ và các nước trong khu vực hết sức quan ngại về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo của TC trên Biển Đông. Ông kêu gọi các quốc gia cùng nổ lực bảo đảm hoà bình và tự do hàng hải trong khu vực. Thỏa thuận có tên “Thông cáo chung về viễn cảnh hợp tác quốc phòng” sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động hợp tác trong tương lai gần.
Lần đầu tiên người đứng đầu BQP Mỹ chỉ trích Bắc Kinh rất nặng nề rằng, nước nầy đã vượt quá khuôn khổ “luật lệ quốc tế”. Ông gọi các hoạt động cải tạo đảo nhân tạo của Bắc Kinh là “chưa từng có tiền lệ”. Ông nói trước cử tọa của diễn đàn an ninh lớn thuộc hàng đầu thế giới: “Với hành động của mình ở Biển Đông, TQ đã vượt khỏi khuôn khổ luật lệ Quốc tế vốn là nền tảng cho kiến trúc an ninh Châu Á-TBD, cũng như quan điểm đồng thuận trong khu vực là nghiên về ngoại giao mà chống ép buộc bằng sức mạnh”.
Theo tờ Wall Street Journal ngày 29/5/2015 cho hay, máy bay do thám của Quân đội Hoa Kỳ phát hiện Bắc Kinh đã đặt pháo trên một hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông mà nước nầy đang tiến hành cải tạo. Nguồn tin của BBC nói rằng, đây chính là đảo Gạc Ma mà TC chiếm của VN từ năm 1988 sau trận hải chiến đẫm máu làm hơn 60 thủy thủ VN thiệt mạng. Đảo nầy nằm ngay cạnh các đảo mà VN hiện đang kiểm soát, có nghĩa là đảo của VN nằm trong tầm đạn pháo của TC. Tuy khả năng tấn công bằng hỏa lực  theo các đánh giá là chưa lớn, việc mang pháo binh đặt tại đây mang ý nghĩa quan trọng và chắc chắn sẽ gây quan ngại cho giới chức Hà Nội.
Bộ trưởng Ashton Carter cũng nhận định, “không thể có giải pháp quân sự cho Biển Đông” và kêu gọi các nuớc đoàn kết để giải quyết căng thẳng một cách hoà bình. Ông cũng tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay trên Biển Đông.
Quan điểm nầy của Ashton Carter được Chủ tịch Ủy Ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John McCain đồng thuận:“Tuy đối đầu bao giờ cũng là một khả năng và Bắc Kinh không có lợi ích gì trong việc đối đầu bằng quân sự,” ông nói. “Có thể sẽ có những tình huống căng thẳng, nhưng nếu các nước trong khu vực “đoàn kết với nhau”, yếu tố đó sẽ khiến Bắc Kinh chùn bước.”
TRUNG CỘNG 4 BỂ THỌ ĐỊCH:
Bắt đầu từ năm vừa qua, Hoa Kỳ đã mở chiến dịch “TỰ DO HÀNG HẢI” đối với 19 quốc gia trong đó có Indonesia, Philippines và Việt Nam. Do đó, Bắc Kinh không thể tự tung, tự tác được. Trước tham vọng bành trướng bá quyền, kiêu căng, ngạo mạn và sự hiếu thắng của Tập Cận Bình, Tokyo liên minh với Hoa Kỳ sẵn sàng đối phó và tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng dạy cho Bắc Kinh một bài học đích đáng, nếu Bắc Kinh dám đụng tới Mỹ là đồng minh của Nhật Bản. Sự lớn mạnh của Nhật Bản đã làm cho Bắc Kinh rất lo ngại. Trong Thế chiến II, Bắc Kinh đã hiểu rõ sức mạnh quân sự của Nhật Bản như thế nào, các hạm đội và phi đội Nhật Bản hùng mạnh ra sao.
[1] Theo China Times, ít nhất hải quân của 11 nước trên thế giới chịu tác động trực tiếp của sự căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và đua nhau “nâng cấp khả năng chiến đấu”. Bắc Kinh được cho đã tác động đến cuộc chạy đua nầy.
Theo giới chuyên gia quân sự, đến năm 2020 hạm đội tàu ngầm của TC sẽ lên tới ít nhất 76 chiếc, tương đương với hạm đội tàu ngầm của Mỹ về số lượng. Nhiều tàu ngầm TC sẽ được triển khai ở Căn cứ Hải quân Yulin, phiá nam đảo Hải Nam. Nhưng, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, việc phụ thuộc vào động cơ diesel từ nước ngoài khiến năng lực tàu ngầm TC kém xa với phương Tây. Các tàu ngầm điện-diesel lớp Song & Yuan sử dụng động cơ 396 SE84 series do tập đoàn MTU Friedrichshafen GmbH do Đức sản xuất. Do đó, Bắc Kinh phải phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài trong các thiết kế mới.
Mặc dầu, tiếp tục tăng ngân sách mỗi năm, nhưng chi tiêu quốc phòng của TC vẫn còn kém xa Mỹ. Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm cho thấy Mỹ vẫn là nước có chi tiêu quốc phòng đứng đầu thế giới với 665 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với chi tiêu quốc phòng của TC.
Gần đây, Mỹ công bố kế hoạch đưa máy bay giám sát không người lái Global Hawk RQ-4 và tiêm kích F-35 hiện đại tới tuần tra ở Biển Đông, nhằm đối phó với sự hung hăng của Bắc Kinh thể hiện qua hoạt động bồi đắp phi pháp. Trong khi đó, Philippines cũng tăng cường hợp tác quân sự chặt chẽ với Mỹ.
Ngoài ra, các nước Indonesia, Malaysia, Singapore và VN cũng tham gia cuộc chạy đua mua sắm tàu hải quân này. Cụ thể, Indonesia mới đặt mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc. Chính phủ Malaysia ký kết thỏa thuận mua 6 tàu tuần tra của Pháp. Singapore cũng đặt mua 6 tàu hộ vệ lớp Formidable và 2 tàu ngầm mới từ Pháp để bổ sung cho hạm đội tàu ngầm 4 chiếc hiện nay. Ngoài việc mua 6 tàu ngầm lớp kilo của Nga, Hải quân VN cũng đã mua của nước ngoài hoặc đóng theo giấy phép nhiều tàu hộ vệ tên lửa hiện đại
Tuần báo Quốc phòng JHS Janes ước tính, chi tiêu ngân sách quốc phòng hàng năm của các nước Đông Nam Á sẽ đạt 52 tỷ USD vào năm 2020, so với mức ước tính 42 tỷ USD trong năm nay. Theo JHS Janes, trong vòng 5 năm tới, 10 nước khu vực Đông Nam Á có thể dành 58 tỷ USD để mua vũ khí quân sự hạng nặng, để tăng cường năng lực chiến đấu của lực lượng hải quân, trước mối nguy từ một cuộc xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông.
[2] Tính riêng trong năm 2014, Thủ tướng Abe đã thăm 10 nước ASEAN, ngoài ra là các chuyến đi liên tục đến khu vực của Bộ trưởng Ngoại Giao và quan chức cấp cao khác nhau trong nội các Nhật Bản.
Theo Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông, nhận xét: “Nhật Bản theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Biển Đông. Các nước ASEAN có tranh chấp lãnh thổ với TC, đặc biệt là Philippines và VN, không khỏi quan ngại trước việc TC ráo riết hoạt động tăng cường hiện diện hải quân với tham vọng chiếm hữu vùng lãnh hải rộng lớn Biển Đông gần 90% diện tích”.
Bắc Kinh đã cho bồi đắp đảo mới và xây dựng đường băng. Nhật Bản theo dõi sát tình hình này, song song những tranh cãi với TC về quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Tokyo tìm cách hợp nhất các tranh chấp tại hai vùng biển thành nỗ lực chung đối đầu cái gọi là “mối nguy Trung Quốc”, làm phân tán tiềm lực quân sự của TC. Nhật Bản đã có những hành động cụ thể như cung cấp tàu tuần tra cho VN & Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakataki cũng tố cáo hành động Bắc Kinh lấn chiếm tại Biển Đông có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn. Lãnh đạo Quốc phòng Nhật kêu gọi các bên, nhất là Bắc Kinh phải có tinh thần trách nhiệm. Bộ trưởng Gen Nakataki e rằng nếu không có biện pháp đối phó với tình trạng mà ông gọi là vô luật pháp thì “trật tự sẽ biến thành rối loạn và hòa bình ổn định sẽ sụp đổ”.
Theo Kyodo, ngày 28/5/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã không loại trừ khả năng coi Biển Đông là một khu vực tiềm năng để các binh sỹ Nhật Bản cung cấp sự hỗ trợ hậu  cần cho binh sỹ Hoa Kỳ và các nước khác theo một khuôn khổ pháp lý mới.
[3] Ngày 04/6/2015, trong chuyến công du Nhật Bản, Tổng thống Philippines Benigno Aquino chính thức tuyên bố mở ra đàm phán với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai bên đều xác nhận và nhất trí phản đối các hành vi đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Tokyo cũng đồng ý xem xét bán phi cơ chống tàu ngầm P-3C Orion cho Manila. Tổng thống Aquino đem Bắc Kinh ra so sánh với Đức Quốc Xã trong một bài diễn văn đọc ở Tokyo. Nhận định của Tổng thống Aquino không  đúng, các tên lãnh đạo Bắc Kinh hành xử còn nhỏ mọn và hèn hạ hơn cả Hitler vì ít ra Hitler còn dám ngồi vào bàn hội nghị Munich. Còn những tên lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay chỉ biết trốn tránh các “diễn đàn quốc tế” và chỉ dám ăn hiếp, bắt nạt, chèn ép các nước nhỏ một cách lén lút.
Ngày 05/6/2015, Tổng thống Aquino tuyên bố, Philippines chuẩn bị cho phép quân đội Nhật Bản sử dụng các căn cứ quân sự của nước nầy với mục đích phục vụ công tác hậu cần. Nếu thỏa thuận đạt được sẽ cho phép phi cơ và tàu chiến Nhật Bản mở rộng phạm vi hoạt động tại Biển Đông, khu vực mà hiện nay đang căng thẳng sau khi Bắc Kinh liên tục mở rộng diện tích nhiều đảo tranh chấp tại Trường Sa. Rõ ràng, Philippines đang nổ lực tăng cường liên minh với Nhật Bản để chống Bắc Kinh.
[4] Theo chuyên gia Nga Valery Kistanov, Nhật Bản muốn thoát khỏi những hạn chế của Hiến Pháp hoà bình và điều này xảy ra. Chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Abe tới Washington đã kết thúc bằng việc điều chỉnh phương hướng hợp tác quốc phòng giữa Washington và Tokyo. Từ đây, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ có thể cùng tham gia hoạt động quân sự ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Washington lâu nay đã đề xuất Tokyo tham gia cùng tuần tra trên Biển Đông. Phiá Nhật Bản bày tỏ thái độ tích cực với đề xuất nầy. Nhật Bản quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho các tuyến vận tải đường biển.
[5] Tại diễn đàn “Đối thoại Sangri-La” Mỹ – Nhật – Singapore – Indonesia – Auatralia đồng loạt tố cáo Bắc Kinh là thủ phạm đe dọa an ninh khu vực qua các hành vi xây dựng, lấn chiếm ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: “Bắc Kinh không tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, khi xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, trại lính trên quần đảo Trường Sa. Chỉ trong vòng 18 tháng, TC đã xây thêm 800 ha nhiều hơn tổng cộng diện tích bồi đấp của tất cả các nước khác có tranh chấp và nhiều hơn cả suốt chiều dài lịch sử của khu vực,” ông cảnh cáo TC.“Đừng coi thường vì tàu chiến và máy bay Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động Biển Đông, bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như quân lực Mỹ đang làm ở khắp nơi trên thế giới.”
[6] Các phi cơ và chiến hạm của Australia có thể bắt đầu các cuộc tuần tra không thường xuyên tại Biển Đông. Theo Financial Review số ra ngày 29/5/2015, đây là một phần trong kế hoạch đẩy lùi các hành động hiếu chiến của Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông & Hoa Đông như một cách nhấn mạnh quyền tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp. Một số quốc gia khác cũng có thể tham gia chứ không chỉ Hoa Kỳ hay Australia. Thủ tướng Tony Abbott được cho là đang xem xét thúc đẩy trên các phương diện quốc phòng, tình báo và an ninh để có lập trường cứng rắn hơn trước hành vi bồi đấp đảo của Bắc Kinh.
[7] Ngày 29/5/2015, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản họp thượng đỉnh thường niên tại Tokyo, tập trung vào đối tác chiến lược và một hiệp định tự do mậu dịch đầy tham vọng sẽ được hình thành từ nay đến cuối năm 2015. Hội nghị cũng bày tỏ quan ngại về các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông & Hoa Đông.
Trong bản tuyên bố chung, đôi bên cũng bày tỏ quan ngại trước các hành động hung hăng của Bắc Kinh để áp đặt yêu sách chủ quyền trên Biển Đông & Hoa Đông. Bản tuyên bố viết: “Chúng tôi tiếp tục quan sát tình hình tại Biển Đông & Hoa Đông quan tâm đến bất ký hành động đơn phương nào làm thay đổi nguyên trạng và gây thêm căng thẳng”.
[8] Ngày 28/5/2015, Chuẩn Đô Đốc Charles Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 thuộc Hạm Đội 7 Hải quân Mỹ, nói với hãng tin AFP rằng, Washington sẽ sớm triển khai
4 tàu tác chiến cận bờ tới Singapore. Các tàu nầy được thiết kế để tuần tra, canh phòng tại các vùng ven biển như trên Biển Đông. Dự kiến 4 tàu nầy sẽ có mặt tại Singapore trong khoảng thời gian từ tháng 5/2017 đến năm 2018…”
Tàu USS Fort Worth đã đến căn cứ quân sự Changi vào tháng 12 năm ngoái, tàu nầy mang theo một trực thăng MH-60R Seahawk và một máy bay không người lái MQ-8B Fire Scout. Tàu nầy thuộc biên chế của Đệ Thất Hạm Đội. Tàu nầy đã có chuyến tuần tra trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa kéo dài một tuần. Tàu Fort Worth đã kết thúc chuyến tuần tra đầu tiên gần Trường Sa và đã cập cảng Subic của Philippines ngày 13/5/2015. Phó Đô đốc Robert Thomas nói: “Đây là hoạt động thường lệ của các tàu chiến Đệ Thất Hạm Đội tại Biển Đông.”
[9] Theo Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia là Ryamizard Ryacudu nói bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la tại Singapore, ông kêu gọi tuần tra chung trên Biển Đông để giảm nguy cơ xung đột. Các quan chức quân sự cấp cao Mỹ gần đây cũng kêu gọi các nước ĐNÁ tuần tra chung tại Biển Đông nhưng không đề cập đến TC như một bên có thể tham gia.
Hải quân Indonesia và Mỹ đã tiến hành bay tuần tra chung trên Biển Đông, chung quanh khu vực quần đảo Natuna của nước nầy từ ngày 7 – 10/4/2015. Tư lệnh Không quân & Hải quân Indonesia Sigit Setiyanta cho biết thêm: “Tham gia bay tuần tra chung có 3 chiếc của Indonesia là CN-235 MPA, Casa NC-212 MPA, trực thăng BO-105 và một máy bay tuần biển P-3C Orion.”
[10] Động thái ngang nguợc quá đáng của Bắc Kinh cảnh báo Ấn Độ rằng, nuớc nầy không được thăm dò các lô dầu khí ở Biển Đông, nếu không hỏi ý kiến của Bắc Kinh: “Mọi công tác thăm dò dầu khí và khí đốt cần phải có sự chấp thuận trước từ Bắc Kinh.”
Phản ứng của Ấn Độ là tuyên bố nhập cuộc, điều tàu chiến đến Biển Đông. Nhiều nhà phân tích đã liên hệ các bước hành động của New Delhi với nổ lực đối phó sự bành trướng ngang ngược của Hải quân Trung Cộng ở Ấn Độ Dương. Đặc biệt là trước thông tin Bắc Kinh muốn xây dựng kênh đào qua eo đất KRA. Dự án nầy rút ngắn thời gian và khoảng cách các tuyến hàng hải từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương bỏ qua eo biển Malacca.
Ấn Độ đã cử các tàu chiến tới khu vực phía Nam Ấn Độ Dương & Biển Đông dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Adjendra Bahadur Singh bắt đầu bằng cuộc tập trận chung với các tàu chiến Singapore. Chính sách đối ngoại tích cực của chính phủ Thủ tướng Naredra Modi thể hiện nguyện vọng của New Dedhi trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy các quá trình hội nhập trong khu vực Châu Á-TBD như nổ lực đối đầu với Bắc Kinh.
Bắc Kinh đừng quên rằng, Ấn Độ là một quốc gia với diện tích đứng thứ 7 thế giới, dân số đông thứ hai trên thế giới với 1,277 tỷ người và một nền kinh tế đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ tới khu vực Châu Á và tiến tới toàn thế giới trong vài thập niên tới. Cũng từ năm 1990, “CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG” của Ấn Độ đã được Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Narasimha Rao khởi xướng và được đương kim Thủ tuớng Narendra Modi đã chuyển “Chính sách hướng Đông” thành “HÀNH ĐỘNG PHÍA ĐÔNG”.
GS Mohan Malik, Trung tâm Nghiên cứu an ninh Châu Á-TBD, nhận xét rằng: Ấn Độ ngày càng khẳng định có quyền lợi chính đáng liên quan đến “tự do hàng hải” và “khai thác tài nguyên” tại Biển Đông. Xem ra, Bắc Kinh không dễ gì bắt nạt New Delhi như bắt nạt VN & Philippines.
Đến thăm Ấn Độ ngay sau khi rời VN, Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter vào ngày 3/6/2015, đã ký kết với đồng nhiệm Ấn Độ một thỏa thuận khung về hợp tác quốc phòng. Đà tăng cường hợp tác quân sự Mỹ – Ấn diễn ra vào lúc hai bên không che giấu mối quan ngại về các diễn biến xấu tại Biển Đông do các hành động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh tại vùng Trường Sa.
Theo giới phân tích, Mỹ – Ấn Độ đã gởi một tín hiệu tới Bắc Kinh khi quyết định tăng cường hợp tác quân sự. Trong một hành động mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn là Bộ trưởng BQP Ashton Carter đã khởi đầu chuyến công du Ấn Độ ngày 02/6/2015 vừa qua bằng việc đi thăm Visakhapatnam, nơi đặt Bộ Tư Lệnh của lực lượng Hải quân Ấn Độ phụ trách cả khu vực Biển Đông và eo biển Malacca.
Truyền thông Ấn Độ ngày 1/6/2015 đưa tin, Ấn Độ đưa 4 tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã có mặt tại khu vực Biển Đông để chuẩn bị tham gia tập trận cùng 5 nước ASEAN xung quanh khu vực tranh chấp với TC. Trong đó gồm có tàu tàng hình INS Satpura và chiến hạm chống tàu ngầm INS Kamorta (2 chiếc tàu nầy đã tập trận Simbex-2015 với Singapore) và hai chiếc còn lại là tàu khu trục tên lửa INS Ranvir và tàu hậu cần INS Shaki. Tất cả tàu nầy đã cập cảng Jakarta của Indonesia ngày 31/5/2015. Giới chỉ huy Hải quân Ấn Độ tin tưởng lực lượng nầy có thể xem Biển Đông như “khu vực có lợi ích” và “tự do hàng hải”. Các hoạt động thăm dò dầu hỏa của Ấn Độ tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
[11] Malaysia đưa tàu Hải quân & Cảnh sát biển ra đuổi tàu Tuần duyên TC. Ngày 2/6/2015, Hải quân Malaysia báo động có một chiếc tàu Tuần Duyên của TC quanh quẩn trong khu vực đảo chìm Luconia Shoals ở Trường Sa. Theo Datuk Seri Shahidan Kassim, phát ngôn viên của phủ Thủ tướng Malaysia, cho báo chí biết là chiếc tuần duyên TC mang số hiệu Haijing 1123 đã neo đậu và quanh quẩn trong khu vực đảo Luconia Shoals trên 2 năm…
TÀU HẢI QUÂN TC CÓ DÁM BẮN CHIẾN ĐẤU CƠ CỦA MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG KHÔNG?
Câu hỏi nầy được phóng viên đài CNN Jim Sciutto, người có mặt trên chiếc P-8 Hải quân Hoa Kỳ giám sát hoạt động bồi đấp đảo nhân tạo TC xây bất hợp pháp ở Trường Sa. Ông cho biết, thông điệp của phía Trung Cộng đã thất bại và không có bất kỳ thay đổi nào trong trạng thái tâm lý phi hành đoàn P-8. Những người có mặt trên chiếc P-8 đã nhìn thấy một tàu chiến TC bám theo và trên có vũ khí có thể bắn máy bay Mỹ.
Tuy nhiên, nổ súng vào máy bay Mỹ là một hành động gây chiến tranh; vì vậy, một kịch bản như thế rất khó xảy ra. Trong vụ nầy, Ngũ Giác Đài muốn cả thế giới biết về các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh, đồng thời cho Bắc Kinh thấy rằng, Mỹ lúc nào cũng theo dõi họ, công bố sự thật và Washington đang mất dần kiên nhẫn bởi sự cực kỳ ngoan cố của Bắc Kinh. Mỹ đang có gắng tạo cớ, khiêu khích cho Hải quân nổ súng vào máy bay để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh. Washington đã chọn Biển Đông là chiến trường để dập tắt tham vọng bất chánh của mối “HIỂM HỌA DA VÀNG” cho nhân loại.
Bắc Kinh thừa biết rằng, lực lượng vũ trang QĐNDTQ dưới chiếu quân đội Hoa Kỳ vài ba thập niên nữa. So sánh về vũ khí và năng lực chiến đấu của Trung Cộng và của Hoa Kỳ còn một khoảng cách quá xa.
TRUNG CỘNG:
Vào thời điểm hiện đại, Bắc Kinh đang hiện đại hoá vũ khí hạt nhân bằng cách gắn đầu đạn hạt nhân cho tên lửa bố trí trên các bệ phóng tự hành trên mặt đất và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Tuy nhiên, ngoài tên lửa đạn đạo thông thường của loại vũ khí nầy, Mỹ đã quyết định ngưng phát triển vì nó đã lỗi thời, nhưng TC hiện vẫn chưa có được năng lực quân sự nào vượt trội hơn Mỹ.
Các tài liệu lưu hành nội bộ của Bắc Kinh thừa nhận sự cách biệt lớn giữa Bắc Kinh và các “thế lực thù địch” được trang bị công nghệ tối tân, đồng thời kêu gọi Trung Quốc cần nghiên cứu chiến lược cho phép “nhược thắng cường”.
Một điểm mạnh về quân sự được giới lãnh đạo Bắc Kinh bàn tán rất nhiều là chiếc tàu sân bay Liêu Ninh, vốn là một tàu sân bay phế thải của Ukraine được tân trang lại mất gần 10 năm nhưng cũng chưa hoàn chỉnh. Bắc Kinh đã công bố kế hoạch tự đóng thêm 2 tàu sân bay nữa. Đây là một bước phát triển vượt bực dùng để hù dọa các quốc gia láng giềng nhỏ bé của TC. Nhưng, chưa phải là yếu tố quyết định làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự Mỹ – Trung.
QĐNDTQ (PLA) chưa tích lũy được kinh nghiệm chiến trường, cọ sát với thực tế ngoài chiến trận. TC chưa từng tham gia vào bất kỳ một chiến dịch quân sự nào mang tầm vóc quốc tế, kể từ khi TC vượt biên tấn công sang lãnh thổ VN và chịu nhiều tổn thất nặng nề. Ngoải ra, tệ nạn mua quan bán chức ở TC được xác định là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng làm suy yếu khả năng chiến đấu của PLA. Hầu hết các tướng lãnh trong QĐNDTQ không có tài thao lược và trình độ văn hóa cao, lon tướng nhờ bỏ tiền ra mua mà có, nên tầm nhìn chiến lược của họ cao chưa qua khỏi…đầu gối.
 HOA KỲ:
Quân đội Mỹ là một quân đội dày dạn kinh nghiệm chiến trường từ chiến đấu trên bộ, trên không và trên biển được tích lũy từ Thế chiến II, chiến tranh VN, chiến tranh vùng Vịnh, Afghanistan…
Hoa Kỳ hiện sở hữu 11 HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng với một lực lượng tàu chiến hùng hậu và thiện chiến bảo vệ. Ngoài ra, một trong những ưu thế lớn nhất của Hoa Kỳ so với Bắc Kinh chính là mạng lưới các quốc gia đồng minh, gồm khoảng 60 nước và hệ thống căn cứ quân sự dầy đặt trải dài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Australia…thực hiện chiến lược bao vây Trung Cộng. Điều nầy làm Bắc Kinh khó có thể tìm ra chiến lược nào khả dĩ làm suy giảm sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.
Theo trang Want China Times, Mỹ hiện có khoảng 50.000 binh sĩ đang đóng quân tại 109 căn cứ ở Nhật Bản. Căn cứ Yokosuka, gần thủ đô Tokyo là nơi neo đậu và sửa chữa tàu lớn nhất của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Kadena cũng là căn cứ lớn nhất của Không quân Mỹ trong khu vực, có thể chứa 100 máy bay ném bom hạng nặng và 150 phi cơ chiến đấu.
Tại Hàn Quốc, có hơn 28.000 binh sĩ Mỹ đang đóng tại 85 căn cứ kể từ năm 1957. Mỹ tiếp tục triển khai xe tăng MIA2 tới Hàn Quốc là một phần cam kết duy trì an ninh ở bán đảo Triều Tiên.
Đảo Guam là căn cứ duy nhất của Mỹ ở trung Thái Bình Duơng. Kể từ năm 2000, Ngũ Giác Đài đã tăng cường lực lượng không quân ở vùng cực tây của Mỹ qua việc triển khai hàng chục tên lửa hành trình AGM-86 đến căn cứ Không quân Andersen, điều động hàng ngàn binh sĩ từ căn cứ ở Okinawa, rồi luân phiên đưa máy bay ném bom B-1 và B-52 tới Guam.
Cuối năm 2014, hơn 1.000 lính TQLC Mỹ và các chuyên viên quân sự tại Australia, con số nầy đã tăng lên 2.500 người. Mỹ được phép luân phiên điều động chiến đấu cơ, máy bay ném bom chiến lược đến cảng biển Darwin để tăng cường quan hệ quốc phòng. Ngũ Giác Đài đánh giá rất cao những căn cứ quân sự nầy ở Australia do vị trí an toàn của nó vì nó nằm ngoài phạm vi tấn công của tên lửa Bắc Kinh so với những căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật và Guam.
Ngày 18/2/2015, tờ Guardian cho biết, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến tới Singapore nhận nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trước năm 2018. Chuẩn Đô đốc Charles William thuộc Đệ Thất Hạm Đội cho biết: “Chúng tôi sẽ sớm đưa các tàu chiến duyên hải LCS đến Singapore từ tháng 5/2017 tới năm 2018 trong quá trình luân phiên điều động các tàu chiến trong Đệ Thất Hạm Đội”.
Đảo quốc Singapore hiện là Trung tâm hậu cần, bảo trì của Hải quân & Không quân Hoa Kỳ hoạt động ở Biển Đông, đồng thời là cửa ngỏ quan trọng để Mỹ làm bàn đạp tiến vào phiá đông Ấn Độ Dương. Chính phủ Singapore rất khôn ngoan tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ như một thế lực quan trọng góp phần vào sự ổn định khu vực.
KẾT LUẬN:
Rõ ràng, lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ & các nước Đồng minh chiếm thế thượng phong ở Biển Đông để ngăn chận tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Mỹ đang triển khai cả biện pháp quân sự và chính trị với sự ủng hộ mạnh mẽ của các đồng minh liên quan trong khu vực. Bắc Kinh cũng thấy rõ cái thế“Hổ giấy nan địch quần long” nếu như Bắc Kinh để lộ những hành động quân sự trắng trợn thì những cái đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông sẽ không bảo vệ được, chỉ cần một loạt bom B-52  bay lướt qua sẽ dễ dàng xoá sổ nó trên bản đồ thế giới, mà hệ thống đập thủy điện trên sông MEKONG & đập khổng lồ TAM HIỆP cũng vô phương bảo vệ trước loạt bom xuyên boogke siêu khủng GBU-57 nặng khoảng 13,6 tấn, có khả năng xuyên sâu dưới lòng đất tới 60 mét bề sâu.
Hơn nữa, những đảo nhân tạo nầy cách Hoa Lục khoảng 900 dặm. Điều nầy cho thấy lực luợng quân sự đồn trú trên đảo không có khả năng tự bảo vệ họ trong bất kỳ hoạt đông quân sự nào. Đô đốc Denis Blair, cựu Tư lệnh BTL Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ bình luận: “Nếu Bắc Kinh để lộ ý đồ hành động quân sự, thực tế từ các điểm chiếm đóng nầy, họ hoàn toàn không thể phòng thủ đưọc về mặt quân sự, Philippines và VN cũng có thể loại lực lượng TC trên đảo ra khỏi vòng chiến đấu, huống hồ là Hải quân Hoa Kỳ.”
Nếu Bắc Kinh làm hỗn gây chiến với Hải quân Mỹ là tự rước họa vào thân. Về mặt địa chính trị là Bắc Kinh đã “nhập khẩu” chiến tranh vào lãnh thổ Hoa Lục, nó sẽ khuyến khích các phong trào của nhân dân Tàu nổi dậy đòi “tự do – dân chủ – nhân quyền” và các dân tộc thiểu số ở các khu tự trị Mãn – Mông – Hồi – Tạng sẽ đồng loạt nổi dậy đấu tranh đòi “độc lập – tự do – dân chủ”,ĐCSTQ sẽ lâm vào cái thế thù trong giặc ngoài chắc chắn sẽ sụp đổ…
Tập Cận Bình sẽ dùng chiêu gì để hóa giải cái thế “cỡi lưng cọp”của mình? Đó là chiêu “PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN”, nghĩa đen của nó là bớt lử dưới nồi. Sách Ngụy Thư viết rằng: “Trừu tâm chỉ phất, tiễn thảo trừ căn”, ý ngĩa của nó là giải quyết căn bản một vấn đề gì, giống như ta đang đun một nồi nước sôi, “chỉ phất” là không làm cho nó sôi trào ra.
Trong chính trị, khi thấy khi thấy vấn đề gì sắp bùng nổ, ngoài khả năng giải quyết thì lập tức hạ nhiệt, giống như bớt lửa dưới nồi để làm cho nước khỏi sôi bùng lên. Trong lĩnh vực quân sự cũng thế, chiêu “phủ để trừu tân” là giữa lúc đôi bên cùng dàn trận giương cung, tuốt kiếm, tình thế căng lên như quả bóng bôm đầy hơi sắp nổ. Nếu thấy lực lượng quân sự của mình chưa thắng địch thủ thì phải làm xẹp nó bằng cách dùng một que nhọn châm thủng một lỗ nhỏ cho nó từ từ xì hơi…
Diệu kế của chiêu “phủ để trừu tân” là làm cho kẻ địch nghe không thấy tiếng, nhìn không thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương khiến cho thần kinh kẻ địch luôn căng thẳng, rơi vào quỷ kế của mình mà không hề hay biết. Đó cuộc “CHIẾN TRANH CÂN NÃO” làm cho tinh thần đối phuơng luôn bị động, mất kiên nhẫn rồi bỏ cuộc. Bất chiến tự nhiên thành là mục tiêu cuối cùng của chiêu “phủ để trừu tân”.
Động thái mới đây, Bắc Kinh yêu cầu Washington có hành động thực tế “hạ nhiệt” căng thằng liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 5/6/2015, Đại sứ TC tại Mỹ là Thôi Thiên Khải, trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN nói rằng, Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ thôi áp lực chống lại Bắc Kinh trong vấn đề nầy. Ông ta không tin là hai bên sẽ đi tới đối đầu xung đột chỉ vì vấn đề nầy. Hành động xuống thang bất ngờ của Bắc Kinh nằm trong chiêu “Phủ để trừu tân”. Chiến tranh tại Biển Đông giữa Mỹ – Trung có bùng nổ hay không tùy thuộc vào sự kiên nhẫn của Washington tới mức độ nào…
                   NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào: