Pages

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Neil Irwin - Những điều cần biết về Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Một ruộng lúa ở Nhật Bản, quốc gia đang bảo hộ chặt chẽ ngành nông nghiệp nội địa này. Những nhà đàm phán ở Washington muốn Nhật Bản mở cửa cho Hoa Kỳ vào thị trường này. Ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty Images

Bạn sẽ được tha thứ nếu bạn bỏ lỡ hàng loạt những cuộc trình diễn bóng bẩy do chính quyền Obama và đồng minh đảng Cộng hòa đã và đang thực hiện tại quốc hội để cố gắng đảm bảo sự ủng hộ cho hiệp định thương mại được gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Những trò chơi pháp lý nhằm dành được mối quan hệ thương mại nâng cao với 11 quốc gia khu vực Thái Bình Dương – dường như đã vấp phải trở ngại khi Đảng Dân Chủ từ chối lời kêu gọi của Obama vào hôm thứ Sáu – xem ra cũng mang nhiều chất giải trí. Nhưng đối với phần lớn người dân Mỹ thì tóm lại là hiệp định này có ảnh hưởng như thế nào đến họ. Dưới đây là những điều cần hiểu thêm về TPP.

Lý do ngắn gọn để ủng hộ cho TPP: Nó sẽ giúp các công ty của Mỹ thành công hơn trong việc bán các loại hàng hóa và dịch vụ cho các nước khu vực Thái Bình Dương, khiến nền kinh tế vững mạnh hơn, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn và tăng thu nhập cho người lao động Mỹ. Khi mọi quốc gia đều tập trung vào điều mà nó làm tốt nhất, thì chiếc bánh tổng thể của nền kinh tế sẽ lớn hơn.

Hiệp định cũng tăng cường sức mạnh ngoại giao của Mỹ tại châu Á, cho phép Mỹ trở thành lực lượng đối trọng hiệu quả hơn với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bản thân hiệp định, và quyền lực mềm đi kèm với nó, sẽ giúp các nước nghèo như Malaysia và Việt Nam tiếp cận với môi trường và luật bảo hộ lao động kiểu Mỹ.

Lý do ngắn gọn để phản đối TPP: Chúng ta đã chứng kiến những lời hứa tương tự trước đây. Hiệp định thương mại vốn được quảng cáo là làm tăng kích thước nền kinh tế, nhưng lợi nhuận chủ yếu lại thuộc về công ty lớn và cổ đông, trong khi tầng lớp lao động Mỹ lại chỉ thấy được tình trạng mất việc làm và thu nhập bị giảm đi vì các công việc họ từng làm đã bị chuyển cho người dân ở những nước khác. Ngay cả khi dự đoán về tăng trưởng kinh tế trong trường hợp hiệp định này là hợp lý, thì vẫn có rất nhiều người lao động sẽ có kết thúc không có hậu.

Các luận điểm mang tính ngoại giao mà tổng thống Obama đưa ra thực sự rất mập mờ và phi kinh tế đến mức rất khó để chứng minh hay bác bỏ nó, và rõ ràng đó là cơ sở không đáng tin cậy để tham gia thỏa thuận thương mại.

Bỏ qua các luận điểm chung chung thì, thỏa thuận này – cũng giống như phần lớn các hiệp ước thương mại khác – sẽ tạo ra rất nhiều những người được hưởng lợi và những người bị ảnh hưởng.

Người được hưởng lợi: Ngành dịch vụ của Mỹ

Giả sử bạn là một công ty bảo hiểm đang muốn hoạt động lại Malaysia hoặc một công ty viễn thông đang muốn mở rộng ở Nhật Bản hoặc là một nhà bán lẻ trực tuyến đang cố gắng để được hoạt động tại Peru thì hiệp định này thực là tin cực kỳ tốt lành.

Các hiệp định thương mại trước đó thường thiên về việc giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu, và ở Mỹ, thì thuế vốn đã khá thấp. Trong khi đó, ngành dịch vụ, chịu nhiều rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế, ví dụ như các luật hạn chế tầm hoạt động của các công ty nước ngoài.

Peter Petri, một học giả của trường Đại học Brandeis và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, ước đoán rằng, với hiệp định này, ngành dịch vụ sẽ đóng góp khoảng 79 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ, thậm chí con số này còn lớn hơn nếu các quốc gia khu vực Thái Bình Dương khác tham gia hợp tác.

Người bị ảnh hưởng: Các công nhân sản xuất

Ước lượng cho thấy TPP có lợi cho ngành dịch vụ của ông Petri cũng chỉ ra rằng TPP sẽ gây thiệt hại cho lĩnh vực thương mại về máy móc, thiết bị vận tải và các khu vực sản xuất khác. Theo dự đoán của ông thì hiệp định thương mại này sẽ gây ra tác động ròng lên ngành sản xuất của nước Mỹ với khoản thiệt hại lên đến 39 tỉ USD vào năm 2025.

Điều thú vị là, các nhóm lợi ích sản xuất lại chủ yếu là những người ủng hộ hiệp định thương mại. Họ tự tin đến mức ngay cả khi các hoạt động sản xuất chuyển sang nước ngoài, thì các công ty Mỹ vẫn có khả năng thu được lợi nhuận. Nhưng giả sử họ đúng đi chăng nữa, thì hoạt động sản xuất ở Mỹ ít hơn cũng đồng nghĩa với việc giảm áp lực việc làm cũng như tiền lương trong ngành này.

Đang có một chương trình dài hơi để cố gắng khắc phục mối đe dọa kinh tế gây tổn hại đến những người bị thua thiệt bởi quá trình toàn cầu hóa gia tăng, được biết đến với tên gọi ”Trade Adjustment Assistance”, đã đi kèm theo các thỏa thuận thương mại trước đó. Chương trình này đã trở thành chủ đề chính trong buổi tranh luận của Quốc hội vào thứ Sáu vừa qua, vì Đảng Dân Chủ, vốn ủng hộ chương trình hỗ trợ điều chỉnh này, đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận này.

Người được hưởng lợi: Các chủ sở hữu trí tuệ

Nếu bạn là một người Mỹ đã làm nên những sản phẩm trừu tượng – cho dù đấy là loại thuốc dành bệnh huyết áp hay một bộ phim bom tấn Hollywood – thì bạn sẽ được hưởng lợi. Hiệp định này sẽ bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ ở những quốc gia nơi mà việc vi phạm bằng sáng chế và bản quyền là chuyện thường thấy, từ đó cho phép các công ty dược phẩm, phần mềm và giải trí của Mỹ có thêm khả năng đạt được giá trị lớn nhất từ các sản phẩm trí tuệ của họ.

Việc này cũng có nhược điểm của nó, như những người phản đối hiệp định thương mại lưu ý, đặc biệt là trong lĩnh vực y học, vì hiệp định này sẽ giúp các công ty dược phẩm giữ giá bán thuốc rất cao trong thời gian dài.

Không gây ảnh hưởng đến: Ngành nông nghiệp

Theo dự đoán của ông Petri thì TPP không gây ra ảnh hưởng ròng nào lên cán cân thương mại của ngành sản xuất lúa gạo và lúa mì nhưng đối với các ngành khác thì vẫn khả quan hơn một chút. Cụ thể, những người tham gia đám phán ở Washington muốn Nhật Bản giảm thiểu việc bảo hộ ngành sản xuất lúa gạo, thịt lợn và thịt bò, cho phép người Mỹ được tiếp cận với trị trường rộng lớn này.

Nhưng thực tế là thỏa thuận này sẽ định hướng tầm nhìn chủ yếu cho nền nông nghiệp của Mỹ theo cái cách không hề minh bạch cho đến khi có nhiều chi tiết được công bố hơn. Hai sản phẩm lớn nhất chính là: đường và các sản phẩm là từ sữa. Những người nông dân sản xuất sữa tại Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến thị trường Canada và Nhật Bản. Và những nhà sản xuất đường lại muốn chặn đứng nguồn nhập khẩu thêm từ nước ngoài.

Chỉ có một điều là chắc chắn: Cuộc tranh luận xung quanh thỏa thuận này đã lần lượt trở nên tối nghĩa và nóng nảy. Tối nghĩa vì ai đó không theo dõi các vấn đề thương mại thì sẽ gặp phải khó khăn trong việc theo dõi nó. Còn nóng nảy là vì nhà tuyên truyền Đức quốc xã Joseph Goebbels đã bị sử dụng như là một luận điểm tham khảo trong cuộc tranh luận tại Hạ viện hôm thứ Sáu vừa qua.

Neil Irwin

 Athena, cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ 

Theo New York Times

(Dân Luận)

Không có nhận xét nào: