Pages

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Môi trường kinh doanh ở VN 'trượt điểm'

Hầu hết các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đều lạc quan về môi trường kinh doanh
Niềm tin vào môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam có phần suy giảm trong quý hai, theo một kết quả khảo sát.
Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) lần thứ 18, do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho thấy BCI giảm từ 78 điểm trong cuối năm 2014 xuống còn 75 điểm vào đầu năm 2015.

Eurocham cho biết điểm số BCI, dù có giảm nhẹ, vẫn phản ánh "tâm lý khá lạc quan về môi trường kinh doanh hiện nay và trong tương lai của thị trường".
Số doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh vẫn "tốt" đã giảm từ 52% trong quý cuối năm 2014 xuống còn 45% trong quý một năm 2015, theo kết quả khảo sát.
Trong khi đó, 2% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng môi trường kinh doanh đang trở nên "rất tồi tệ", năm trước, chỉ số này không bao hàm trong khảo sát.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh "rất tốt" cũng đã tăng lên 11% trong quý đầu năm 2015.
Khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam "lạc quan" về tình hình kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên con số này cũng đã giảm từ 62% trong quý cuối năm 2014 xuống còn 57% trong quý đầu năm 2015.
Về doanh thu, 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng doanh thu sẽ 'tăng nhẹ', cao hơn so với mức 56% cuối năm ngoái.
Chỉ số môi trường kinh doanh mà Phòng thương mại Châu Âu (EuroCham) sử dụng có mức thấp nhất là 0 điểm, trung bình 50 điểm và cao nhất 100 điểm.
14% doanh nghiệp dự đoán doanh thu sẽ "tăng mạnh" hoặc không thay đổi.

Lạc quan vĩ mô

Phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát đều "tỏ ra lạc quan" về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và trong thời gian tới.
Cụ thể, 63% doanh nghiệp cho rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang "ổn định và cải thiện", tăng so với mức 59% của quý trước.
Tỷ lệ doanh nghiệp phản hồi “không thay đổi” tăng từ 20% cuối năm 2014 lên 25% trong quý một năm nay.
Trong khi đó, số doanh nghiệp phản hồi “tiếp tục suy thoái” đã giảm từ 21% xuống còn 12%.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng trong 6 tháng tới, lạm phát "sẽ giảm nhẹ" từ 5,78% xuống còn 5,26%.
65% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng lạm phát "sẽ tác động" tới tình hình kinh doanh, trong đó 17% lo ngại rằng lạm phát sẽ tác động 'đáng kể' và 1% cho rằng lạm phát sẽ 'đe dọa' hoạt động kinh doanh của họ.
Tiếp tục cải cách thể chế, đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh doanh, doanh nghiệp được nhiều chuyên gia, tổ chức tư vấn đề xuất với chính phủ VN mấy năm qua.
Chỉ 7% cho rằng lạm phát "sẽ không có bất cứ tác động nào".

Khó khăn gặp phải

Hôm 05/6, tờ báo mạng Tài chính điện tử (E-finance) của Việt Nam cũng dẫn một số đánh giá từ báo cáo khảo sát của Phòng thương mại châu tại Việt Nam cho biết thêm về tình hình 'gặp khó khăn' mà các doanh nghiệp gặp phải.
Tờ báo cho hay khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong việc áp dung Luật Xuất Nhập cảnh mới, 49% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ "không hoặc chưa gặp khó khăn gì" cho đến nay, 39% báo cáo rằng họ gặp khó khăn và 12% cho rằng luật này "không áp dụng cho doanh nghiệp" của họ.
Khi được hỏi “Thủ tục cấp hoặc gia hạn thị thực phù hợp, thẻ tạm trú có đủ rõ ràng cho doanh nghiệp và bộ phận nhân sự ”, 56% doanh nghiệp phản hồi rằng họ luôn cần hướng dẫn rõ ràng từ cơ quan chức năng và công ty dịch vụ trong quy trình thủ tục, 44% chia sẻ rằng quy trình thủ tục mới này rõ ràng và họ có thể áp dụng.
Khi khảo sát yêu doanh nghiệp mô tả về việc áp dung Luật Xuất Nhập cảnh mới. 73% doanh nghiệp mô tả "khó khăn” và hy vọng sẽ có thủ tục và tiêu chí rõ ràng hơn. 24% doanh nghiệp phản hồi rằng quy trình thủ tục "không rõ ràng và khác nhau" ở các tỉnh. 20% nhận định "rất khó" để áp dung vì luật mới này "không tương thích" với luật Lao động và các Thông tư, Nghị định liên quan.
Còn 9% cho biết thời gian xử lý từ bước nộp hồ sơ không có vấn đề là "hợp lý" và coi đây là "điều đáng khích lệ"; trong khi 4% nhận thấy "quá trình rõ ràng và dễ thực hiện hơn" so với luật Xuất Nhập cảnh ở các nước khác, tờ Tài chính điện tử dẫn báo cáo của Phòng thương mại Châu Âu cho hay.

Không có nhận xét nào: