Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Chia sẻ về chiến dịch vận động tự do tôn giáo và nhân quyền cho VN

Hòa Ái, phóng viên RFA

cao-dai-622
Phóng viên Hòa Ái (bìa phải) trao đổi cùng ông Lê Phú Hữu, đến từ bang Texas và cô Đinh Ngọc Tuyết, đến từ bang Kentucky tại trụ sở RFA hôm 19/6/2015.
RFA


Cuộc tổng vận động cho VN diễn ra tại thủ đô Washington DC từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6. Vào sáng thứ Sáu, 19 tháng 6, tại văn phòng đài ACTD, Hòa Ái được dịp đón tiếp và trao đổi với 2 trong số hàng trăm người Việt quy tụ về đây trong lần vận động này, đó là ông Lê Phú Hữu, đến từ bang Texas và cô Đinh Ngọc Tuyết, đến từ bang Kentucky.

Tự do tôn giáo là điều kiện trong Hiệp định TPP

Hòa Ái: Xin phép được chào ông Lê Phú Hữu và cô Đinh Ngọc Tuyết. Trước tiên, câu hỏi xin dành cho cô Ngọc Tuyết, được biết cô là một trong những người về thủ đô Washington DC hàng năm để vận động cho VN thì kết quả của cuộc vận động lần này có sự khác biệt so với những lần trước như thế nào, thưa cô?
Tôi thấy trong lần vận động này đồng bào của mình rất có ý thức về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP. Ở Hạ Viện và Thượng Viện lúc nào họ cũng nhắc đến vấn đề đó.
-Đinh Ngọc Tuyết
Đinh Ngọc Tuyết: Tôi thấy trong lần vận động này đồng bào của mình rất có ý thức về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP. Ở Hạ Viện và Thượng Viện lúc nào họ cũng nhắc đến vấn đề đó. Khi tất cả các phái đoàn đến nói chuyện với các vị Dân biểu và các vị Thượng Nghị sĩ thì họ đã biết nhiều về vấn đề TPP và TPA, nhất là ngày hôm qua họ đã bỏ phiếu để thông qua TPA. Đây là luật để trao quyền cho Tổng thống có thể đàm phán nhanh. Điều Ngọc Tuyết thấy có một  kết quả khả quan vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Quốc hội Hoa Kỳ mà chúng ta có thể cài vào được một tu chính án do Thượng Nghị sĩ James Lankford của bang Oklahoma. Do một số anh em, nhất là anh Phạm Hữu Quang đã dẫn đầu 1 phái đoàn người Việt tại Oklahoma làm việc rất sát với vị Thượng Nghị sĩ này và Thượng Nghị sĩ này đã đưa được vào chính thức tu chính án để chúng ta để chúng ta có thể chắc chắn rằng tự do tôn giáo phải là một là 1 điều kiện tiên quyết trong Hiệp định TPP.

Tình hình đạo sự chưa được tiến bộ


van-dong-400.jpg
Các vị đại biểu trong cuộc vận động tự do tôn giáo và nhân quyền cho VN diễn ra tại thủ đô Washington DC từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6. RFA PHOTO.
Hòa Ái: Thưa ông Lê Phú Hữu, Hòa Ái được biết lịch trịch chiều nay ông cùng nhiều người Việt khác đến gặp Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì chiều hôm nay, ông sẽ trình bày với họ điều gì?
Lê Phú Hữu: Kính thưa quý khan thính giả đài ACTD, năm nay sẽ nhắc nhở lại và lưu ý những hiện tượng mặc dù có sự nhắc nhở của LHQ, của Hoa Kỳ nhưng VN vẫn còn vi phạm. Chẳng hạn như trong cuộc sinh hoạt tôn giáo tháng 4 vừa rồi thì Hội đồng Chưởng quản, công cụ của Đảng Cộng sản đã dung phương pháp đàn áp đối với những người đấu tranh đòi quyền độc lập, bảo tồn chánh pháp chuyên chính của đạo. Đó là mục đích của chúng tôi sẽ thông báo cho toàn thể nhơn sanh cũng như khán thính giả của đài ACTD trên thế giới biết được tình hình đạo sự chưa được tiến bộ.
Hòa Ái: Được biết ông cũng là một trong những người tham gia nhiều lần trong những cuộc vận động cho VN trong các năm qua, ông nhận thấy chính giới Hoa Kỳ có lắng nghe tiếng nói của cộng đồng VN hay không?
Mục đích của chúng tôi sẽ thông báo cho toàn thể nhơn sanh cũng như khán thính giả của đài ACTD trên thế giới biết được tình hình đạo sự chưa được tiến bộ.
-Lê Phú Hữu
Lê Phú Hữu: Qua quá trình trước năm 2012 chúng tôi cũng đã từng đến Washington DC để đi đấu tranh. Tuy nhiên sau thời gian từ năm 2012 có một sự phối hợp giữa tôn giáo nói chung và Cao Đài nói riêng đối với BPSOS thì chúng tôi thấy có một sự tiến bộ về nhân lựu tuổi trẻ và kết quả của cuộc vận động ảnh hưởng đến Quốc hội cũng như Bộ Ngoại Giao, bên Hành Pháp. Đó là điều chúng tôi rất vui mừng, nhất là tuổi trẻ càng ngày càng tích cực đóng góp vào vận mạng để mang lại sự tụ do, độc lập và nhân quyền, tín ngưỡng cho VN.
Hòa Ái: Thưa cô Ngọc Tuyết, như ông Lê Phú Hữu nhấn mạnh đến giới trẻ, chắc là cô thuộc thế hệ 1.5, xin cô chia sẻ vì sao riêng bản thân cô cũng như những người trẻ lại nhiệt tình để tham gia vào các cuộc vận động cho VN như vậy?
Đinh Ngọc Tuyết: Tôi nghĩ rằng 40 năm đã trôi qua và thế hệ thứ nhất là thế hệ của cha mẹ và ông bà của mình đã tới ngày lớn tuổi. 40 năm nay đất nước chìm ngập trong sự đàn áp của Đảng CSVN và tôi thấy đất nước VN đi xuống, đạo đức suy đồi. Chính vì thế tuổi trẻ ngày hôm nay, nhất là thế hệ trẻ 1.5, thế hệ của Ngọc Tuyết đây, có thể là thế hệ gạch nối giữa thế hệ cha ông thứ nhất và thế hệ sinh sinh trưởng ở Mỹ, thế hệ thứ 2 như thế hệ con của Ngọc Tuyết. Thế hệ thứ 2 rất giỏi về tiếng Anh và họ tham gia nhiều vào dòng chính của Mỹ nhưng sự nối kết của họ với nguồn gốc VN và với người VN của mình thì chưa được liên kết mạnh.
Cho nên trách nhiệm của thế hệ 1.5 là làm cầu nối. Vì thế hệ 1.5 có thể nói thông thạo cả 2 thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Anh, có thể giúp nối được nhịp cầu để tre già măng mọc. Thế hệ thứ nhất đã lớn tuổi, họ có những kinh nghiệm có thể truyền lại nhưng họ không còn sự nhiệt huyết và năng lực để tiếp tục làm việc thì thế hệ 1.5 sẽ tiếp tục gánh vác những trách nhiệm đó và truyền lại những kinh nghiệm quý báu từ thế hệ thứ nhất và từ đó hình thành 1 cộng đồng làm việc chung với nhau để giúp thay đổi tiến trình, mang lại tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và quyền làm người, quyền con người và nhất là đem luồn gió tự do dân chủ về cho đất nước VN, nơi đồng bào chúng ta đang còn sống rất đau khổ dưới chế độ Cộng sản.
Hòa Ái: Xin cảm ơn thời gian của 2 vị đã đến đài và chia sẻ cùng với quý khán thính giả của đài ACTD.

Không có nhận xét nào: