Pages

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách mở rộng quyền lực

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 31/3/2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một buổi lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 31/3/2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang tìm cách mở rộng quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với cả các tổ chức nhà nước và không thuộc Đảng thông qua một quy định mới.

 Trong một cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 29/5, cái gọi là “các tổ chức Đảng” được yêu cầu phải được thiết lập trong “các cơ quan nhà nước, các tổ chức văn hóa cũng như kinh tế xã hội, và các tổ chức ngoài Đảng khác”, theo cơ quan thông tấn của chính quyền Trung Quốc, Tân Hoa Xã.

Những tổ chức Đảng này là các “kênh quan trọng nhằm đảm bảo thực thi đường lối và các chính sách của ĐCSTQ và hệ thống này phải được củng cố và cải thiện”, Tân Hoa Xã cho hay.

Tân Hoa Xã nói thêm rằng quy định mới này nhằm mục tiêu “chuẩn hóa công việc của các Đảng viên lãnh đạo, tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao khả năng cầm quyền của ĐCSTQ”.

Các tổ chức Đảng và các cơ quan Đảng khác, bao gồm cả cấp ủy Đảng, từ lâu đã là một phần của các công ty nhà nước và các cơ quan chính quyền, nhưng quy định mới này xuất hiện nhằm mở rộng phạm vi và quyền lực của chúng hơn nữa.

Các nhà phân tích chính trị cảm thấy rằng quy định mới này là một nỗ lực để thắt chặt kỷ luật Đảng trong tất cả các tổ chức, cơ quan nhà nước và nơi làm việc.

Xem thêm:

Ông Hồ Tinh Đẩu, một nhà kinh tế tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh, nói với tờ báo tiếng Anh ở Hồng Kông Hoa Nam buổi sáng (SCMP – tên tiếng Trung: Hoa Nam tảo báo) rằng các tổ chức Đảng đang được triển khai để giải quyết nạn tham nhũng tràn lan và tái khẳng định quyền lực của ĐCSTQ.

Nhưng ông Hồ hoài nghi rằng quy định mới này khó mang lại một “bước đột phá” trong tình hình hiện nay, khi mà các cán bộ làm việc “theo ý muốn riêng của họ”, tờ báo cho biết.

Ông Tập Cận Bình đã dần dần chính thức hóa quyền lực của Đảng đối với việc hoạch định chính sách từ khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, đảo ngược lại cách lãnh đạo lỏng tay bắt đầu vào những năm 1980 dưới thời Đặng Tiểu Bình.

Xu hướng này “gây khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang cố gắng dự đoán phương hướng của chính sách và xây dựng chiến lược cho thị trường Trung Quốc”, Trey McArver, một nhà tư vấn về Trung Quốc tại Luân Đôn viết trên trang blog của mình, Tuần báo Chính trị Trung Quốc (China Politics Weekly) cho hay.

Jenny Li, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Tâm Minh biên dịch

Không có nhận xét nào: