Pages

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Việt Nam và Hoa Kỳ từ thù thành bạn

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đi qua một chặng đường dài. Năm 1982, trong bản báo cáo lên Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Lê Duẩn nhận định rằng sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đe doạ hoà bình thế giới và đặc biệt là đe doạ an ninh và sự ổn định tại châu Á. Hôm nay, Việt Nam xem Hoa Kỳ như một nhân tố ổn định hoá tại châu Á – Thái Bình Dương. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Hội đàm Shangri-La vào 31 tháng 5 năm 2013 rằng Việt Nam chào đón một mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ là một sức mạnh tại Thái Bình Dương và hi vọng rằng, cùng với Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ đảm nhận vai trò lớn nhất và trách nhiệm đối với khu vực và thế giới.

Nguyen Tan Dung - Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama họp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 25 tại Miến Điện tháng 11, 2014. Ảnh: Reuters

Hai nhân tố đã dẫn tới sự thay đổi thái độ đó của Việt Nam là: sự cấp thiết phải có một sự cải cách mạnh mẽ nhằm tránh khỏi một sự sụp đổ chế độ cũng như kinh tế trong những năm 1980, và sự hống hánh liên tục của Trung Quốc đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ chính là một sự lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của Việt Nam.

Những nổ lực nhằm vượt qua sự mất lòng tin đôi bên cuối cùng đã dẫn tới bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai cựu thù này trong năm 1995. Hành vi hống hách của Trung Quốc tại biển Đông và sự thay đổi mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã liên tục cải thiện tình hình đối với mối quan hệ an ninh song phương của hai nước.

Tiến triển trên mặt trận ngoại giao được thể hiện thông qua số lượng các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới Hoa Kỳ và ngược lại. Tổng thống Bill Clinton là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, cùng với Bộ trưởng bộ quốc phòng William Cohen đã thăm Việt Nam vào năm 2000. Thủ tướng Phan Van Khai là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam thống nhất tới thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2005, theo sau đó là cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2007. Nếu như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hoa Kỳ theo đúng kế hoạch vào cuối năm 2015 này thì ông chính là vị lãnh đạo tối cao đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ.

Việc bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ lên Việt Nam vào năm 2004 đã mở ra một kỷ nguyên hợp tác kinh tế, đưa tới một hiệp định thương mại song phương toàn diện trong năm 2000, bình thường quan hệ thương mại vào năm 2006, và Việt Nam gia nhập WTO trong tháng 1 năm 2007. Kết quả là thương mại song phương Hoa Kỳ- Việt Nam đã tăng từ 451 triệu đô la trong năm 1995 lên gần 35 tỉ đô la trong năm 2014. Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng từ 126 triệu đô là trong năm 2000 lên 1.1 tỉ đô la trong năm 2013.

Kết cục của đàm phán Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại TPP hiện vẫn còn chưa ngã ngủ. Đối với Việt Nam, TPP mang tới những rủi ro nhất định, nhưng đổi lại là nhiều lợi ích chiến lược, kinh tế cũng như chính trị bao gồm cả việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Đối với Hoa Kỳ, TPP cung cấp một nền tảng kinh tế vững chắc đối với sự tái cân bằng của nó trong chiến lược châu Á. Nhưng sự lưỡng lự của Nghị viện Hoa Kỳ trong việc thông qua TPP hiện vẫn là hòn đá cản trở chính.

Quan hệ quân sự đã bắt đầu tăng tốc kể từ năm 2009 khi mối quan tâm an ninh của Việt Nam và Hoa Kỳ có sự thay đổi. Trong năm 2009, Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò 9 điểm ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 80% trên biener Đông, trước khi đặt một dàn khoan dầu khổng lồ trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong năm 2014. Gần đây, Trung Quốc lại bắt đầu các dự án tái khẳng định chủ quyền trên diện rộng bằng cách biến những hòn đá nổi thành đảo, có thể nhằm biến chúng thành những căn cứ quân sự. Tuy rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong số những phía tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, nó nhận định tuyên bố của Trung Quốc là bất hợp pháp và phản đối việc sử dụng vũ lực để thay đổi tình hình.

Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ giúp Việt Nam cải thiện khả năng phòng thủ, bằng cách gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí hạng nặng đối với Việt Nam khi đề nghị giúp đỡ 18 triệu đô la Mỹ giúp Việt Nam củng cố an ninh duyên hải. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đồng ý một hiệp định đối tác toàn diện và hợp tác trên nhiều diễn đàn đa phương.

Nhưng các quan chức Hoa Kỳ đã liên tục nhắc đi nhắc lại rằng trừ khi có những cải thiện trên vấn đề nhân quyền thì mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mới thực sự đạt được tối đa khả năng của nó. Hiện nay, đã có một số cải thiện, tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nước vẫn còn lớn trong các lĩnh vực tôn giáo, tự do ngôn luận, hội nhóm và Internet. Nổ lực của Việt Nam nhằm thay đổi bộ luật tội phạm nhằm bảo vệ tự do cá nhân có thể hoặc không thể đạt được kỳ vọng của Hoa Kỳ.

Nhiều năm, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ sự mất lòng tin đôi bên vì Việt Nam nghi ngờ Hoa Kỳ sử dụng nhân quyền như âm mưu diễn biến hoà bình. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dung đã kê gọi xây dựng “niềm tin chiến lược” giữa hai quốc gia. Giai đoạn này tính tới nay có thể xem như là đã đạt được.

Ngoài cam kết “tôn trọng hệ thống chính trị mỗi bên”, những mối quan hệ tăng cường trong giáo dục và đào tạo chính là chìa khoá cho việc xây dựng lòng tin này. Trong số 16 nghìn sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhiều trong số đó là con cháu các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ không còn bị kỳ thị nữa mà là được đề bạt vào những vị trí quan trọng.

Ít được biết đến nhưng không kém phần quan trọng đó là những chuyến thăm tăng cường của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tới Hoa Kỳ nằm đặt nền tảng cho mối quan hệ làm việc với các đối tác tương đương cùng cấp của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc hàng năm gửi các bộ trưởng và lãnh đạo cấp tỉnh tới hàm thụ tại trường Harvard Kennedy of Government.

Trong khi sự thay đổi của những quan tâm chiến lược có thể đưa đẩy mối quan hệ đối tác tạm thời của Hoa Kỳ và Việt Nam, đây chính là sự trao đổi giáo dục có thể dẫn tới việc cùng nhau chia sẻ nhiều giá trị và mối quan tâm tốt đẹp. Nền tảng cho sự hiểu biết song phương, lòng tin và hợp tác chặt chẽ sẽ cung cấp cơ sở cho một mối quan hệ vững chắc và lâu bền hơn, đặc biệt là khi có sự chuyển giao lãnh đạo cho một thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào: