Pages

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Đấu tranh quyền lực và đấu tranh dân quyền

Kính Hòa, phóng viên RFA

Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM.

Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM.
 AFP




Cạnh tranh quyền lực ở thượng tầng

Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt nam, bước chuẩn bị cho đại hội của đảng này vào năm tới được nhiều người chú ý ngay sau khi những ngày lịch sử tháng tư qua đi.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, giới phân tích chính trị Việt nam trong và ngoài nước có xu hướng chia giới lãnh đạo Việt nam hiện nay làm hai nhóm: nhóm thứ nhất là những người chuyên trách về đảng, mà gương mặt tiêu biểu là ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhóm thứ hai là những người điều hành chính phủ Việt nam tiêu biểu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người ta cũng cho rằng có một một khuynh hướng là quyền lực quốc gia ngày càng nghiêng về phe chính phủ của Thủ tướng.
Sau khi Đại hội trung ương đảng kết thúc, blogger Cầu Nhật Tân lại phân tích rằng phe đảng đang thắng thế. Theo blogger này thì những người của phe đảng đã được điều động về địa phương nắm giữ những khu vực trọng yếu, những thành phố lớn. Ngoài ra việc tăng số thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng được blogger này cho là để “pha loãng” nhóm người ủng hộ Thủ tướng Dũng, nhóm người đã ủng hộ Thủ tướng quật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trong hội nghị trung ương lần trước cách đây không lâu. Trong hội nghị lần đó Thủ tướng đã không những thoát khỏi kỷ luật mà còn trở nên mạnh hơn bằng việc loại những người được cho là của bên Đảng cắm vào Bộ chính trị như các ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh.
Nay dường như gió đã xoay chiều.
Những phân tích và dự đoán của Cầu Nhật Tân dường như lại được bài diễn văn của Thủ tướng Dũng vào ngày 30 tháng tư khẳng định là ông đang phải lùi bước. Bài diễn văn được Giáo sư Jonathan London xem xét và ngạc nhiên khi nhận thấy người đứng đầu ngành hành pháp quốc gia lại nói đến Đảng 41 lần, trong khi nói đến Việt nam chỉ có 28 lần. Blogger Hạ Đình Nguyên, một cựu sinh viên tranh đấu tại Sài gòn trước ngày 30/4 năm 75 trao đổi ngay với chúng tôi sau ngày 30/4 năm nay về bài diễn văn đó:
Có một sự lộn xộn như thế nào đó cho nên bây giờ càng trở nên mơ hồ. Ông Dũng thì người ta cứ nghĩ là ổng đối lập với phe đảng, nhưng vừa qua phát biểu của ông ấy vào ngày 30/4 làm cho người ta thất vọng. Người ta nghĩ rằng có thể là ông ấy trong cái thế bị buộc phải phát biểu một bản văn soạn sẳn như vậy
Blogger Hạ Đình Nguyên
Có một sự lộn xộn như thế nào đó cho nên bây giờ càng trở nên mơ hồ. Ông Dũng thì người ta cứ nghĩ là ổng đối lập với phe đảng, nhưng vừa qua phát biểu của ông ấy vào ngày 30/4 làm cho người ta thất vọng. Người ta nghĩ rằng có thể là ông ấy trong cái thế bị buộc phải phát biểu một bản văn soạn sẳn như vậy.”
Ngược lại cũng có tác giả như Thanh Tôn trong bài Những điều trông thấy về diễn văn của ông Dũng lại nói là có thể bài diễn văn mang tính cách … “chống Mỹ” đó của ông Thủ tướng là để làm bận tâm, gây trở ngại cho chuyến đi sắp tới của ông Trọng tới thủ đô nước Mỹ. Trong một lần trao đổi với đài RFA hồi năm ngoái, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm từ Hawaii có nói là trên chính trường hiện nay tại Việt nam ông Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật nhiều bản lĩnh nhất.
Cuộc đấu tranh dân quyền tiếp tục
Hội nghị trung ương kết thúc, người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết. Bài tổng kết được blogger Phạm Viết Đào, người vừa được trả tự do cách đây không lâu, đưa tin đầy đủ, chỉ có điều là những người không biết chuyện, nếu đọc bản tin đó thì cũng không hiểu điều gì đã và đang xảy ra. Nói như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì đó là một ngôn ngữ chung chung, không chỉ của đảng cộng sản Việt nam mà còn của cả hệ thống cộng sản trước đây.
Cây bút Trần Hồng Phong viết trên trang blog Ba Sàm:
tôi chợt thấy buồn khi thấy rằng bản thân mình và hầu như toàn thể người dân của đất nước, thậm chí bao gồm cả hàng triệu đảng viên – đều đứng ngoài, không biết thông tin gì và cũng không có quyền gì trong việc bình chọn hay “tác động” (góp ý) gì đến vị trí lãnh đạo của đất nước trong tương lai. Điều này liệu có phù hợp với nguyên tắc  “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”? (theo)Điều 2 Hiến Pháp; mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều phải được “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, hay “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”? (theo) Điều 28 Hiến pháp.
Thực ra những điều mà Trần Hồng Phong viết không xa lạ với điều mà những người cộng sản tuyên bố, đó là thể chế của họ dựa trên nguyên tắc gọi là Dân chủ tập trung, với một sự độc quyền cai trị và phủ nhận nguyên tắc đa nguyên chính trị.
Trang Bauxite Việt nam bình luận về sự lựa chọn chính trị này của những người cộng sản Việt nam:
“Ở nước ta, việc gì người ta cũng cố tình làm ngược thế giới, trước kia cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chẳng có gì thay đổi. Thế giới đề cao tự do, sáng kiến và trách nhiệm cá nhân thì ta chủ trương chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể. Thế giới đa nguyên thì Việt Nam độc Đảng.
Có thể coi cái tài vô song của các “đỉnh cao trí tuệ” nước ta là tài... trồng cây chuối. Sau 85 năm trồng cây chuối các vị đã rút ra kết luận là mình vừa sáng suốt, vừa vĩ đại lại vừa đạo đức, văn minh. Hóa ra vị hoàng đế Việt Nam thời hiện đại vẫn chỉ là hoàng đế cởi truồngTrang Bauxite Việt nam
Trang Bauxite VN
Có thể coi cái tài vô song của các “đỉnh cao trí tuệ” nước ta là tài... trồng cây chuối. Sau 85 năm trồng cây chuối các vị đã rút ra kết luận là mình vừa sáng suốt, vừa vĩ đại lại vừa đạo đức, văn minh.
Hóa ra vị hoàng đế Việt Nam thời hiện đại vẫn chỉ là hoàng đế cởi truồng.”
Điều trớ trêu là nhiều người ủng hộ nhà nước do đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo cách nay gần nửa thế kỷ lại không nhận ra rằng họ phủ nhận tính đa nguyên của thể chế chính trị. Ông Lê Văn Tâm, một trong những người ủng hộ Hà nội trong chiến tranh Việt nam tại Nhật bản viết rằng ngày hôm nay, 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc ông không thấy một nước Việt nam tiến bộ cùng thể chế Tam quyền phân lập đáng ra nó phải có như bất kỳ quốc gia tiến bộ nào. Ông Tâm nói rằng ông cảm thấy mình có lỗi.
Loa tuyên truyền đặc điểm của đảng cộng sản được treo trên nhiều cột điện ở Hà Nội
Loa tuyên truyền đặc điểm của đảng cộng sản, được treo trên nhiều cột điện ở Hà Nội
Những người thuộc thế hệ lớn lên sau ông Tâm, không hề biết tới cuộc chiến Việt nam, lại hoặc là giống như số đông không hề biết đến chính trị Việt nam như tác giả Trần Hồng Phong đã để cập, hoặc đang dấn thân vào con đường đấu tranh đòi dân quyền, dù họ vẫn còn là số ít. Nhà tranh đấu trẻ tuổi Nguyễn Vũ Bình, người từng đứng dưới lá cờ đảng cộng sản viết tại sao ngày hôm nay phải đấu tranh:
Chúng ta làm trước hết và trên hết là cho mình và vì mình. Sống trong chế độ cộng sản, chúng ta bị giam cầm bởi muôn vàn điều kỳ lạ và kỳ quái, đó là nỗi sợ hãi, là tư duy nô lệ, giáo điều là những định kiến và sự ngu dốt.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy trong bài viết phân tích những tư liệu có liên quan đên nhân vật Hồ Chí Minh, nhắn nhủ các bạn trẻ Việt nam:
Các bạn không thể đổ lỗi cho Hồ Chí Minh, một người đã chết, về việc các bạn là nạn nhân của cỗ máy lừa dối khổng lồ mà đảng đang lê khắp mọi thôn cùng ngõ hẻm trên đất nước này, đang lê khắp mọi trường đại học. Không ! Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó.
Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
Tính dối trá của xã hội mà tiến sĩ Từ Huy nhấn mạnh lại được sự kiện làm xôn xao không những mạng xã hội mà cả báo chí chính thống của đảng trong những ngày qua, đó là việc đoàn chứ thập đỏ Việt nam đi học tập chống động đất tại Nepal đã bỏ về nước ngay sau khi … động đất xảy ra để được an toàn cho bản thân. Tệ hơn, một thành viên của đoàn này lại chụp ảnh tươi cười bên đống đổ nát ở thủ đô nước bạn như một kẻ nhàn du. Bùi Hải gọi những thành viên đó là loại công dân hạng ba. Tác giả viết trên blog Dân Quyền:
“Không ai bắt những cán bộ của đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam phải có những hành động anh hùng trong những ngày cả Nepal đổ nát và đau đớn vì động đất.

Nhưng cả người Việt và người Nepal sẽ không thể chấp nhận nếu đoàn này thể hiện tư cách chỉ như một công dân hạng ba.”
Dư Âm và Tương lai
Trở lại với bài diễn văn mang tính đảng rất cao của Thủ tướng Dũng được bài cãi trong không khí tưởng niệm ngày lịch sử 30/4, ngày mà nhiều người Việt nam vẫn còn có nhiều lấn cấn, thậm chí hận thù, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết tiếp trong bài “Cho ngày 30 tháng tư: Nỗi đau và tình yêu:
Hận thù không giúp chúng ta trở nên sáng suốt, trái lại, hận thù sẽ đẩy chúng ta vào tình trạng mù quáng. Chúng ta có thể nào lấy sự mù quáng để chống lại sự mù quáng ?
Có thể chính là trong ánh sáng của nỗi đau, chính là trong khi người này nhìn thấy nỗi đau của người kia, mà chúng ta có thể xóa bỏ thù hận, xóa bỏ bức tường dựng lên giữa hai chiến tuyến; cái bức tường vô hình vẫn tồn tại trong lòng mỗi người từ bốn mươi năm nay; cái bức tường khiến chúng ta người này không thể tin ở người kia, khiến chúng ta nghi kỵ và chia rẽ; cái bức tường khiến cho cờ đỏ và cờ vàng thành ra những vật trở ngại, ngăn cản chúng ta xích lại gần nhau, ngăn cản chúng ta cùng nhìn về tương lai và cùng tạo dựng một tương lai chung.
Có lẽ trong cùng suy nghĩ đó nhà báo Đoan Trang khi được hỏi tại sao cô không ở lại Mỹ mà lại trở về Việt nam để bị nhiều phiền toái, trả lời rằng
Song có một điều chắc chắn, là tôi sẽ vô cùng hối hận nếu không ở Việt Nam những năm tháng này
.

Không có nhận xét nào: