Pages

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Pháp và Đức sẽ tham gia ngân hàng TQ

Pháp và Đức sẽ cùng Anh trở thành thành viên của một ngân hàng phát triển châu Á do Trung Quốc dẫn đầu.
Các bộ trưởng tài chính hai nước xác nhận vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ nộp đơn gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Vào tuần trước Hoa Kỳ tỏ quan ngại trước động thái của Anh muốn trở thành hội viên sáng lập của AIIB.
Hoa Kỳ xem AIIB và đối thủ của World Bank, định chế tài chính với đa số là các nước phương Tây lãnh đạo.

Anh sẽ là nền kinh tế phương Tây lớn đầu tiên đề nghị trở thành nước thành viên tương lai của định chế tài chính này.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble xác nhận vào hôm thứ Ba rằng Berlin cũng sẽ nộp đơn gia nhập AIIB.
Bộ Tài chính Pháp cũng xác nhận sẽ tham gia trong khi người ta cho rằng Italy cũng có động thái muốn gia nhập định chế tài chính này.
Được khởi động thành lập vào năm ngoái, ngân hàng này có tên là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á. (AIIB).
Khoảng 21 nước vào năm ngoái đã ký một biên bản ghi nhớ để thành lập ngân hàng này và trong số đó có Singapore, Ấn độ, Thái Lan và Việt Nam.
Mục đích của AIIB là cấp tín dụng cho các dự án hạ tầng trong vùng. Tuy nhiên, điều này khiến Hoa Kỳ quan ngại.
Khoảng hơn 20 nước vào năm 2014 đã ký một biên bản ghi nhớ để thành lập ngân hàng này.
Vào tháng 11 năm ngoái Thủ tướng Australia Tony Abbott ủng hộ AIIB một cách thiếu nhiệt thành và nói các quyết định của ngân hàng này cần đảm bảo tính minh bạch.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người gặp ông Abbott bên lề một hội nghi thượng đỉnh tại Bắc Kinh vào năm ngoái, đồng ý rằng ngân hàng này phải được minh bạch, có trách nhiệm giải trình và thực sự đa quốc phương.
"Đó là các qui định tương tự mà World Bank và IMF hay ADB hoặc bất cứ định chế tài chính quốc tế nào cần tuân thủ, ông Obama nói vào thời điểm đó.
Báo tài chính Anh The Financial Times vào hôm thứ Năm tuần trước đưa tin nói giới chức Mỹ đã than phiền về động thái của Anh.
Bản tin dẫn lời một quan chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ nhưng không nêu tên nói rằng quyết định của Anh được đưa ra sau khi ''chẳng hề có tham vấn với Hoa Kỳ".
"Chúng tôi nghi ngại về một xu hướng luôn vun đắp cho Trung Quốc'' bài báo dẫn lời quan chức ẩn danh này.
Cũng có những quan ngại rằng các quyết định cho vay của AIIB có thể được Trung Quốc dùng để phục vụ chính những lợi ích của Bắc Kinh.
Một khi đi vào hoạt động, AIIB sẽ tăng cường đầu tư tại khu vực châu Á bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và năng lượng.

Không có nhận xét nào: