Pages

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Nguyễn Duy Xuân - Người ta đang cổ xúy cho cái gì?

Nguyễn Duy Xuân
10461344_873659792646893_4892228966840811974_n.jpg
Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu...
Năm nào cũng thế, Lễ hội đền Trần luôn luôn thu hút hàng vạn khách thập phương đến tham dự, đặc biệt là lễ khai ấn lúc nửa đêm 14 tháng Giêng. Hàng ngàn người chen chúc nhau để mong xin được ấn với hi vọng năm mới sẽ nhiều tài lộc, đặc biệt là thăng quan tiến chức.

Về nguồn gốc lễ hội này, đang có những ý kiến trái chiều. TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện khảo cổ học Việt Nam) trong một bài viết đăng trên Tuổi trẻ cách đây 4 năm, cho rằng: Không hề có chuyện nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc - Thiên Trường để thưởng công, ban tước. Trong các thư tịch cổ cũng không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn đền Trần”.
Việc đền Trần ở Lộc Vượng khai ấn ngày rằm tháng giêng (đóng một số lượng ấn cực kỳ ít, đủ để phát cho các nhà đền thờ Đức Hưng Đạo vương xung quanh) chỉ diễn ra dưới thời Nguyễn (từ triều Minh Mạng). Và cũng không có gì liên quan đến phong chức - ban phúc.
Việc có hay không chuyện khai ấn của vua Trần dẫn đến lễ khai ấn đền Trần hiện nay, câu trả lời xin nhường cho các nhà sử học, các nhà nghiên cứu văn hóa. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập một thực tế, lễ khai ấn đền Trần dù có thực trong lịch sử nhưng đến nay, nó đang bị biến tướng, mà dư luận năm nào cũng lên tiếng phê phán khi chứng kiến cảnh chen chúc, giẫm đạp lên nhau để tranh giành cướp giật lộc thánh chốn linh thiêng.
Thử hỏi, thần phật nào phù hộ cho những hành động phản văn hóa, phi nhân tính mà báo chí đã đưa trong mùa lễ hội hằng năm như cảnh rùng rợn trong lễ hội Chém Lợn ở Ném Thượng (Bắc Ninh), cảnh đập trâu dã man ở lễ hội Cầu Trâu Hương Nha (Phú Thọ), cảnh ẩu đả cướp lộc ở Hội Gióng (Hà Nội), cướp kiếm, giật hoa quả trên điện thờ ở Lễ hội đền Trần?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ gần đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết: “Thủ tướng giao Bộ VH-TT-DL cùng địa phương ngồi lại với nhau, tổ chức tọa đàm để tìm ra những giá trị văn hóa đích thực để lưu truyền, bảo vệ, phát huy. Còn những điều gì không còn phù hợp, tốt đẹp, cần thiết nữa thì bỏ đi”.
Theo tinh thần đó, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phát biểu lên án các hủ tục “đập trâu”, “chém lợn”, “cướp lộc”… gây phản cảm trong các lễ hội nói trên.
Góp phần vào việc làm trong sạch, lành mạnh hóa lễ hội truyền thống, báo chí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng dư luận. Thế nhưng không hiểu sao những bài báo kiểu như thế này vẫn xuất hiện: “Cách sử dụng ấn đền Trần hiệu quả trong năm 2015” ? Tác giả cổ xúy cho cái gì qua bài báo này? Một tờ giấy đóng dấu ấn đền Trần giành giật được trong lễ hội đem về dán lên tường nhà, có thể tạo ra “trường khí tốt cho con người, giúp cơ thể minh mẫn, sảng khoái, làm việc hiệu quả hơn” như tác giả bài báo đã khẳng định? Và như để tăng thêm sức thuyết phục, tác giả bài báo dẫn chứng:
“Ở phòng thí nghiệm, kiểm tra năng lượng trường khí của 10 mẫu ấn mới nhất cho thấy:
- Đặt nằm ngang trên bàn, năng lượng ở mức bình thường, trong đó 3 trường hợp âm, 7 trường hợp dương.
- Khi gấp lại, cả 10 ấn đều có trường khí âm rất mạnh.
- Dán lên tường, trường khí dương tăng cao, không có trường khí âm.
Kiểm tra thêm các mẫu khác, khi gấp đều có trường khí âm; nếu dán thẳng đều chuyển thành trường khí dương.
- Nếu đo trường khí, thông qua phổ màu cho thấy năng lượng thích hợp nhiều cho hệ miễn dịch và thần kinh, tăng cường sức sống. Đo bằng thiết bị điện từ trường, trường khí trung bình của ấn từ 400 đến 430 MHz. Điều này cho thấy ấn triều Trần có thể dùng trong phong thủy.”
Nghe có vẻ khoa học quá! Thế này thì ai mà chẳng tin. Có ấn đền Trần, lo gì mà không vượng (cả vật chất lẫn sức khỏe và tinh thần). Chả trách, lễ hội nào cũng nghìn nghịt người chen chúc nhau, rồi ẩu đả, rồi cướp giật… chỉ vì những niềm tin ảo mà tác giả bài báo đã và đang gieo vào lòng độc giả. Còn đây, xin mọi người hãy lưu ý, năm 2013 chính quyền tỉnh Nam Định thu về từ lễ hội đền Trần hơn 13 tỉ đồng!
Lễ hội truyền thống –lễ thì nghiêm trang, thành tâm, hội thì vui vẻ, nhân hòa – đâu phải xô bồ, phi nhân bản nhưng lại giàu lợi nhuận như hiện nay. Vì nhiều lẽ, chúng ta đang tự biến đổi nó theo chiều hướng xấu, làm mai một đi những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của ông cha./.
Nguồn tham khảo:

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

THẬT BÓ TAY LUÔN ,ĐẠO ĐỨC QÚA SUY ĐỒI MỚI XẢY RA TRƯỜNG HỢP NÊU TRÊN MÀ LẠI XẢY RA TRÊN ĐẤT BẮC CÁI NÔI CỦA CS VÔ THẦN VÔ THÁNH MỚI LẠ CHỨ .CHỨNG TỎ VÌ BAN TỔ CHỨC MUỐN KIẾM 13 TỶ CHIA NHAU ĂN XÀI CẢ NĂM MỚI ĐĂNG BÁO XẠO LỒN NHƯ VẬY .LỦ NGƯỜI CHẲNG RA NGƯỜI NGỢM CHẲNG RA NGỢM MỚI TIN NHƯ VẬY MẢ BỐ THẰNG ĂN ,THAM NHŨNG CÓ VĂN HÓA .COI VẬY CHỨ 10THẰNG BẮC KỲ CÓ 8THẰNG LÀ TIẾN SĨ LÚ ĐẤY.

Nặc danh nói...

LŨ VÔ THẦN VÔ THÁNH MÀ TIN TỜ GIẤY ĐỀ PHÁT ÂM DƯƠNG THẬT BUỒN CƯỜI CHO Ổ THAM NHŨNG ĐẤT HÀ THÀNH ,CHẮC TROG NĂM NÓ CƯỚP ĐOẠT ĐƯỢC NHIỀU ĐÔ LA LẤM NÓ MỚI MÊ TÍN NHƯ VẶY .TAO ĐỀ NGHỊ TỐI 30 NĂM 2016 LẬP HỘI KHAI HOANG ĐỀN HỒ ĐI .THẰNG NÀO SỜ ĐƯỢC MÔI MIỆG HỒ ĐƯỢC LÀM TRƯỞG BAN TUYÊN LÁO ĐCSVN ,THẰNG NÀO SỜ ĐẦU BÁC ĐƯỢC PHOG ĐỈNH CAO TÍ TẸO ,THẰNG NÀO SỜ ĐƯỢC CHIM BÁC NỨNG CẶC SUỐT NĂM ĐƯỢC PHOG GIÁM ĐỐC SỞ DÂM DỤC ,CON ĐĨ GIÀ NÀO SỜ HOẶC ĐƯỢC PHOG ĐỖ THỊ HUYỀN TÂM PHOG PHÓ TBT KIÊM CHỨC NĂNG NẰM NGỬA DẠG CHÂN SUỐT NGÀY .ĐÓ MỚI LÀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠG HỒ TẬP CHƯƠG NHÉ