Pages

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Trần Quang Hạ – Nhiễm xạ do bị đầu độc

Tấm ảnh lan truyền trên mạng, được cho là của ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh CDQL
Tấm ảnh lan truyền trên mạng, được cho là của ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh CDQL
Dù theo dõi với sự dè dặt, tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc có lẽ được quan tâm nhiều trong những ngày cuối năm. Theo Blog Chân Dung Quyền Lực, ông Thanh được các bác sĩ Mỹ chuẩn đoán bị ARS. Vậy ARS là gì?

ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome ( Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp). Chất phóng xạ thường là Polonium 210. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. Ở cường độ trên 120 rads có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, có nhiều trường hợp nhiễm xạ trên thế giới từ khi nguyên tử được khám phá. Nhà phát minh Nikola Tesla “thử” ngón tay vào tia xạ, Nhà bác học Marie Curie vô tình bỏ chất phóng xạ trong ngăn kéo, nhà khoa học Canada Louis P. Stotin vô ý làm rớt viên gạch trong lò thí nghiệm…
Ngoại trừ đánh bom nguyên tử, còn lại do tai nạn nghề nghiệp như nổ lò hạt nhân, thiên tai, động đất… Việc sử dụng phóng xạ để đầu độc thì mới xảy ra gần đây. Đầu độc phóng xạ không làm nạn nhân chết ngay nhưng sẽ chết sau thời gian nhất định, tùy thuộc vào lượng phóng xạ nhiễm phải.
Năm 2004, lãnh tụ Palestin Yasser Arafat bị nghi đầu độc khi các bác sĩ phát hiện một lượng đáng kể phóng xạ Polonium trong cơ thể ông. Sau đó các điều tra độc lập khác không cho thấy đủ bằng chứng. Nghi vấn tạm chìm vào quên lãng.
Viktor Yushchenko.
Viktor Yushchenko.
Một trường hợp đầu độc khác bằng Dioxin tại Ucraine cũng năm 2004. Viktor Yushchenko, tổng thống đời thứ ba của Ucraine bị biến dạng da mặt bởi chất độc dioxin. Ông may mắn phục hồi sau thời gian điều trị. Năm 2009, ông tố cáo kẻ tình nghi hãm hại mình là Volodymyr Satsyuk, một cựu tình báo Ucraine sau đó bỏ trốn qua Nga.
Alexander Litvinenko. Ảnh Telegraph.co.uk
Alexander Litvinenko. Ảnh Telegraph.co.uk
Trường hợp cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc tương đối rõ ràng. Chất Polonium được bỏ vào một tách trà ở một khách sạn Luân Đôn. Litvinenko qua đời ngày 23/11/2006. Trước khi chết, anh tố cáo Putin và điện Kremlin đứng sau âm mưu đầu độc. Cơ quan điều tra Anh đã chỉ ra kẻ thủ ác là Andrei K. Lugovoi, một cựu bảo vệ KGB, hiện nay là dân biểu Quốc Hội Nga.
Như thế đầu độc đối thủ chính trị bằng phóng xạ là có thật. Thủ thuật tuy phải chuyên nghiệp nhưng đơn giản: một tách trà nóng, một bữa ăn tối… có thể kết liễu tính mạng địch thủ, kẻ thủ ác đủ thời gian cao bay xa chạy.
Khi một người biết mình sắp chết, họ chẳng còn gì để mất nên việc lên tiếng tố cáo kẻ đầu độc rất có khả năng xảy ra. Nếu cái chết của tướng CA Phạm Quí Ngọ xảy ra quá nhanh chóng, nạn nhân không kịp phản ứng, thì trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh đang trở bịnh nặng là rất khác. Ông Thanh có thời gian nằm bệnh viện khá lâu để ôn lại những thước phim quá khứ: mình có thể đã bị đầu độc lúc nào, ở đâu và do ai?
Từng là người chơi bóng đá, ông Thanh là người vạm vỡ khỏe mạnh. Hình ảnh ông chơi thể thao, diễn thuyết còn đầy trên Youtube. Khó có thể tin một người như thế đột nhiên đổ bịnh ung thư tủy giai đoạn cuối. Chính bản thân ông Thanh cũng không tin mình mắc bịnh nan y khi có những triệu chứng ban đầu sau chuyến đi Trung Quốc. Vì tin mình khỏe mạnh, ông đã bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm lẽ ra có thể cứu mạng mình.
Việc đưa hình ảnh tiều tụy của ông Thanh lên mạng giúp thuyết phục độc giả về độ khả tín, nhưng ở góc độ truyền thông, những hình ảnh như thế không được tử tế. Dù là người của cộng đồng, theo thiển ý của tôi, ông Thanh nên được bảo vệ hình ảnh ảm đạm khi nằm trong bịnh viện.
Việc nhà nước VN không minh bạch thông tin là căn bệnh cố hữu của chính quyền CS, nhưng ở đây ắt hẳn có nguyên nhân: Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.
Nếu giả thiết ông Thanh bị đầu độc là thật, tôi tin ông ta đã làm những bản tố cáo cần thiết. Trước đây có thể ông Thanh đập chuột sợ vỡ bình, nhưng bây giờ hẳn ông đã nghĩ khác. Cái bình mới là nguyên nhân của mọi vấn đề. Cái bình Cộng Sản đã nuôi lũ chuột to béo. Chúng sẳn sàng cắn chết đồng loại và cắn chết một cách tàn nhẫn.
Cùng với nhân dân hãy đập vỡ chiếc bình ấy nếu thật lòng muốn diệt chuột.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chỉ có Xã hội rừng rú cộng sản mới tranh dành danh ,lợi mới có nhửng trò hạ cấp chơi nhau như vậy thôi Chưa thấy tụi Tư bản chơi nhau kiểu này.