Pages

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

TQ-VN đấu khẩu về biển Đông

RFA

Tranh cãi về chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc lại bùng nổ, sau khi Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay đã yêu cầu Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc quan tâm đến quyền lợi và lợi ích pháp lý của Việt Nam khi xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở Biển Đông.
Trong phát biểu đưa ra ở cuộc họp báo tại Hà Nội ngày hôm qua, phát ngôn viên Lê Hải Bình của Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ tất cả những lý lẽ mà Trung Quốc đưa ra, nhấn mạnh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản đối, nói rằng Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận chuyện Việt Nam có chủ quyền ở hai quần đảo mà phía Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nói rằng chính phủ Bắc Kinh kêu gọi Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc, giải quyết mọi bất đồng dựa trên cơ sở bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế để bảo vệ hòa bình, xây dựng ổn định tại Biển Đông.
Ngày 15/12 tới đây là hạn chót mà Trung Quốc phải trả lời trước tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc về vụ kiện của nguyên đơn Philippines.
Tuy nhiên Trung Quốc nói rằng họ không tham gia vụ kiện, lấy lý do Tòa án trọng tài quốc tế không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chủ quyền.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc có quyền từ chối tham gia vụ kiện nhưng vai trò của Tòa Trọng tài Quốc Tế không phải là giải quyết tranh chấp, mà sẽ phán quyết đường chủ quyền 9 đoạn mà Trung Quốc áp đặt có tính pháp lý hay không
.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đứa con hoang đàng đàng điếm CSVN ơi/ hàng triệu năm trước ông cha ta giữ Biển đôg ra sao ,đố cha thầg Tàu cộng dám bén mảng tới.Mà nay thằg hồng lỗi sủa là chủ quyền lịch sử .Cha ông thằg Tầu cộng thua cha ông ta Nay là lũ tàu cộng tiểu nhân ta lại thua nó sao Xấu hổ lắm 16 con cá tra ơi .Dù có phải bán toàn bộ miền bắc cho Mỹ để lấy súng đạn đánh Tàu cộng cũng nên bán đừg bao giờ chấp nhận tay sai cho lũ Tàu xì dầu mà ô nhục ngàn thu.