Pages

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

VN ‘sẽ trượt chỉ tiêu tăng trưởng’

Ngân hàng thế giới cảnh báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục dưới mức tiềm năng, khó có thể vượt qua ngưỡng 5.4% cuối năm nay và nhiều khả năng không thể vượt qua 5,5% trước năm 2016.
Mức tăng trưởng kinh tế mà chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu cho năm nay là 5.8%.
Ông Sandeep Mahajan, Kinh tế gia Trưởng của World Bank liệt kê một loạt các vấn đề mà ông gọi là hệ quả tất yếu.

Các vấn đề mang tính ngắn và dài hạn bao gồm chính sách không phù hợp cho việc thúc đẩy, khuyến khích đầu tư của các đầu tư tư nhân trong nước, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thương mại yếu kém, thực trạng thiếu minh bạch trong các doanh nghiệp.
Báo cáo thường niên của World Bank về khu vực Đông Á – Thái Bình Dương ra ngày 06/10 cho rằng Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu, khi mức độ hội nhập toàn cầu của Việt Nam ngày càng sâu rộng.
World Bank cho rằng luồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đóng vai trò then chốt, và luôn là tiền đề cho quá trình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam.
“FDI giúp tăng thu nhập cho người lao động, tao việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng, trình độ công nghệ và dịch vụ hậu cần thương mại.
“Tiến trình cổ phần hóa vẫn chưa đạt được kết quả như kì vọng và giới chuyên gia cho rằng, thông tin cụ thể, kịp thời, minh bạch từ các báo cáo về mặt tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng, kiểm toán doanh nghiệp nhà nước là yếu tố quan trọng nhất tạo niềm tin nơi các nhà đầu tư trước khi quyết định tham gia mua cổ phần. Trong đó, ta cần xem xét đến việc đối xử công bằng, tạo sân chơi bình đẳng khi công khai đầy đủ thông tin một cách trung thực’’ báo cáo nói.
Phúc trình của World Bank nhận định Việt Nam cũng cần có những chính sách cụ thể để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp nội địa đặc biệt là khu vực tư nhân.
Ông Sandeep được dẫn lời nói “Khu vực doanh nghiệp tư nhân nội địa chưa khởi sắc”, và lượng mua sắm từ người tiêu dùng trong nước không tăng luôn làm cản trở đến quá trình tăng trưởng kinh tế.

Không có nhận xét nào: