Pages

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Việt Nam ngậm trái đắng từ nhà thầu Trung Quốc

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí - NARIME (Bộ Công Thương) mới đây cho biết nhiều dự án trọng điểm thuộc những lĩnh vực an ninh năng lượng của nền kinh tế Việt Nam (VN) là thủy điện, nhiệt điện, ximăng, bauxite, sàng tuyển than... đều do nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhận thầu với giá thấp nên họ trúng thầu xây dựng. Khi nhiều công trình đang dở dang thì xảy ra sự cố trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào biển đông, và các công trình dở dang ấy gần như bị đình trệ.

Nhiều năm qua hầu hết những dự án trọng điểm đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc và đã để lại những hệ luỵ như kéo dài thời gian thi công, yêu cầu chủ đầu tư bù giá, làm đội vốn đầu tư… Điển hình nhà máy Tân Rai do nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công, với tổng mức đầu tư vượt lên 15.400 tỷ đồng, tăng 3.800 tỷ đồng; nhà máy Bô-xít Nhân Cơ cũng nhà thầu này với tổng mức đầu tư vượt lên với tổng mức đầu tư vượt lên dến 16.800 tỷ đồng; và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Không chỉ tiến độ chậm, tăng giá thành lên cao, mà khi đưa vào bàn giao, các công trình mà Trung Quốc đảm nhiệm có chất lượng đi xuống, khi sử dụng lại có nhiều vấn đề phụ thuộc vào phía Trung Quốc. Điều đáng nói là sau đó, tất cả các dự án này đều chung một kịch bản đáng buồn nói trên rồi vẫn tiếp tục thắng thầu ở những dự án khác.

Nhà thầu TQ năng lực kém nhưng vẫn trúng thầu rõ ràng năng lực thẩm định thầu đang có vấn đề. Ông Phạm Thế Minh – Nguyên thứ trưởng Bộ GTVT thẳng thắn: "Phải xem xét ngay chủ đầu tư dự án, ban quan lý dự án, hội đồng chấm thầu… các cơ quan này phải trả lời tại sao lại như vậy. Không thể để tình trạng trúng thầu bằng mọi cách, không làm ăn được lại xin tăng vốn. Cứ xin là cho, cho một cách vô tội vạ. Nếu vì có chuyện đi đêm để được trúng thầu cũng phải làm cho rõ, xử lý tới nơi tới chốn". Thế nhưng hình như chưa có nhà thầu Trung Quốc nào bị "xử lý tới nơi, tới chốn"!

Viện Nghiên cứu cơ khí đưa ra con số rõ ràng là, ngành công nghiệp ximăng có 24 nhà máy thì có đến 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu. Tương tự, với nhiệt điện đốt than, trong 20 dự án có tới 15 dự án nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Ngành công nghiệp nhôm và bauxite, cả 2 dự án bauxite do Tập đoàn CN Than- Khoáng sản VN làm chủ đầu tư đều do Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Trong 10 dự án trọng điểm về hạ tầng, giao thông, năng lượng, hoá chất, luyện kim của VN đều có nhà thầu Trung Quốc tham gia, trong đó phải kể đến như công trình đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, nhà máy gang thép Lào Cai, nhiệt điện Duyên Hải 1, nhiệt điện Mông Dương 2... đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Với các nhà máy sàng tuyển than, Vinacomin đầu tư 3 nhà máy thì cả 3 đều do Trung Quốc làm tổng thầu…v..v…

Lý giải cho việc này, nhiều quan chức có trách nhiệm thường đổ lỗi cho việc nhiều dự án vốn đầu tư phải vay từ Trung Quốc. Sau khi trúng thầu rồi họ đặt ra các điều kiện như phải mua thiết bị từ chính nước họ hoặc không được bảo hộ cho các nhà chế tạo thiết bị trong nước. Thứ hai, là Luật đấu thầu ưu tiên đơn vị trúng thầu giá rẻ mà không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, không ưu tiên đúng mức tỷ lệ nội địa hóa. Do vậy hầu hết các dự án rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà máy chế tạo của VN hầu như không có cơ hội tham gia như nhà thầu phụ bởi nhà thầu dành toàn bộ phần việc của thầu phụ, thậm chí mang cả người Trung Quốc sang làm những công việc giản đơn như khuân vác, phụ hồ...

Với động thái Trung Quốc nhiều năm qua giành được hầu hết các dự án trọng điểm làm tổng thầu EPC, một lần nữa cho thấy vấn đề an ninh năng lượng, an toàn, chất lượng các công trình trọng điểm của VN cần được đặt ra cấp thiết. Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Khoa học Kinh tế VN cho rằng, phụ thuộc vào Trung Quốc không khác nào “con dao 2 lưỡi”. Dù là nước lớn nhưng ý đồ thâu tóm, không muốn các nước láng giềng phát triển nhanh về kinh tế, mà phải chịu phụ thuộc vào Trung Quốc là ý đồ không phải mới phát sinh từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 mà đã ngấm ngầm từ hàng chục năm nay.

Hiện tại các nhà tri thức trong nước hết sức lo ngại cho cách quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý của Việt nam! Ngoài việc Trung quốc nắm hàng loạt dự án lớn ở ven biển, dự án bauxit ở Tây nguyên… vẫn còn đến mấy chục khu rừng dọc biên giới phía bắc mà Việt Nam cho Trung Quốc thuê tới 50 năm, bây giờ không biết làm sao để khắc phục được?

Nhiều người bức súc bảo rằng, điều này không phải bây giờ mới thấy mà những người có trách nhiệm đã thấy từ lâu rồi, song các công ty Trung Quốc hàng tháng, hàng quý thường mời đối tác sang Trung Quốc "tham quan, trao đổi kinh nghiệm" thì đành… ngậm trái đắng vậy thôi!

TRUNG AMA

(Dân luận)

1 nhận xét:

người Việt già đau khổ nói...

Để bán một căn nhà mà gia đình đang sinh sống thì cha mẹ thường họp con cái lại và nói rõ các lí do chính yếu .Nhưng khi cha mẹ đã đồng lòng,ở đây là đảng và nhà nước,thì sẽ có 100 cách để mất cái nhà đó .Việc lệ thuộc kinh tế và chính trị với Tàu cộng được che đậy bằng khẩu hiệu 16 chữ vàng,4 tốt,được bảo vệ bằng "ổn định chính trị" để phát triển,được rào chắn bằng các loại mũ phản động ,thế lực thù địch ,diển biến hòa bình ...nhằm mục đích dần dần đưa đến cái sự đã rồi nhưng đúng ý đồ của"cha mẹ" quyết bán nhà để vinh thân phì da mà thôi .Trâu con luôn muốn về chuồng trâu có trâu lớn .