Pages

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

TC Thua Ở Ấn Vì Biển Đông


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phóng tài hoá thu nhơn tâm là trò mua chuộc của TC, nó đã thất bại ở Ấn độ vì vấn đề Biển Đông. Chính Chủ Tich Tập cận Bình đích thân công du Ấn độ, tăng bang giao, giao thương với Ấn độ nhưng không ngăn được Ấn độ bán hoả tiễn siêu thanh Brahmos cho Việt Nam và liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí với VN ở Biển Đông.
Một, trước khi Chủ Tich Tập cận Bình đi Ấn độ, Tổng thống Ấn độ Pranab Mukherjee đã đi trước một nước cờ. TT Mukherjee đi VN, trong một chuyến công du không dự trù trước, nhưng là chuyến đi này làm nổi bật chiến lược xích lại gần VN hơn nữa trong bàn cớ Á châu Thái bình dương. TT Ấn độ gặp và làm việc với Chủ Tich Nước, Thủ Tướng VNCS, công bố cấp cho Việt Nam 100 triệu đôla tín dụng để Hà Nội mua vũ khí của Ấn Độ, đúng theo chính sách “hướng Đông” của Ấn độ mà Mỹ đã vận động Ấn độ khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu. Khoản tín dụng 100 triệu đôla này sẽ giúp cho VN mau hoả tiễn siêu thanh Brahmos của Ấn Độ.

Tổng thống Mukherjee của Ấn độ và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang của VNCS khẳng định hợp tác quốc phòng và an ninh là “cột trụ quan trọng của khối đối tác chiến lược giữa hai nước”.
Như đã biết từ khi TC ngang ngược xâm lấn Biển Đông của VN, từ Tổng bí thư Đảng Nguyễn phú Trọng, Chủ Tich Nước Trương tấn Sang và Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đều có đi Ấn độ phát triển đối tác chiến lược với Ấn. Ấn độ và VN đều dùng nguồn vũ khí của Liên xô khi xưa và Nga bây giờ. Việt Nam hiện đang cố gắng xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để có thể đối đầu với TC xâm lấn biển dảo của VN nhiều nhứt. Ấn là nước trong liên minh Mỹ, Nhựt, Ấn, Úc, đi sát với VN về khai thác dầu khí ở Biển Đông và giúp đỡ, bán vũ khí cho VN. Theo nhận xét của các chiến lược gia, VNCS đã mua các tàu ngầm hạng Kilo của Nga và nếu có và gắn hoã tiễn Brhamos dạng bản của Nga mua của Ấn nữa để nâng cao khả năng phòng thủ biển đảo; đó rõ là một mối lo không nhỏ cho TC.
Hai, TT Ấn và Chủ Tịch VN cũng khẳng định củng cố hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, tiếp theo sau thỏa thuận năm 2013 giữa Petro Vietnam với tập đoàn ONGC của Ấn Độ. TT Ấn đã kết thúc việc này với Chủ Tịch VN một tuần lễ tại VN, trước ngày Chủ Tịch Tập cận Bình của TC sang Ấn độ làm việc với Thủ Tướng Ấn. Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường hợp tác Ấn-Việt tại Biển Đông lần này được loan báo một cách công khai và rộng rãi, trái với thái độ tương đối kín đáo trong những lần trước đây. Báo chí Ấn việt loan tải vào tháng 11 năm 2013,Việt Nam đã đề nghị cho Ấn Độ quyền khai thác 5 lô mới tại Biển Đông – mang ký hiệu 17, 41, 43, 10 và 11-1 và 102 & 106/10. Trong số năm lô này, ONGC Videsh của Ấn sẽ thăm dò từ 2 đến 3 lô.
Quyết định này của TT Ấn trên phương diện chánh trị ngoại giao với TC, cho thấy Ấn độ không thừa nhận lời tuyên bố 90% Biển Đông là thuộc chủ quyền bất khả tranh cãi của TC. Trái lại quyết định này là một thông điệp Ấn độ cảnh cáo TC về thẫm quyền liên doanh kinh tế độc lập tự khởi của Ấn độ. Ấn có quyền thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam mà chẳng cần quan tâm Trung Quốc nghĩ gì. TC không thể tự tung tự tác trên Biển Đông như ao nhà của TC.
Như đã biết Ấn và TC vốn có tiền thù hậu hận trong chiến tranh biên giới, thời Chiến Tranh Lạnh, bây giờ thỉnh thoảng cũng còn xảy ra. Cả hai nước đều đông dân nhứt nhì hoàn cầu. Cả hai nước đều đang phát tiễn kinh tề, đều cần xăng dầu như con người cần dưỡng khí. Cả hai Ấn và TC đều đang tranh giành nguồn năng lượng và ảnh hưởng khu vực, đồng thời vẫn còn tranh chấp lãnh thổ ở biên giới.
Ba và sau cùng, như đã biết có một tinh cờ lịch sử cần chú ý. Ba nhà lãnh đạo ba nước lớn mạnh ở Á châu lên cầm quyền gần đồng thời, đếu là ba nhà thiên về dân tộc chủ nghĩa. Chủ Tich Tập cận Bình của TC mong mỏi phục hồi giấc mộng Trung Hoa. Thủ Tướng Nhựt Abe làm đủ cách nêu cao vai trò của quốc gia dân tộc Nhựt, chủ trương hiện dại hoá quân đội, bung quân đội ra quốc tế với chính sách phòng vệ tập thể, không ngần ngại gởi vật cúng kiến anh hùng dân tộc, trong đó có 11 vị bị các nước Á châu bị quân đội Nhựt chiếm đóng lên án là tội phạm chiến tranh. Và Thủ Tướng Ấn Narendra Modi cũng là người tinh thần quốc gia dân tộc rất cao, biểu lộ rõ rệt khi là thủ hiến và khi tranh cử thủ tướng.
Và có một biến cố mà các nhà phân tích cố tìm hiểu lý do đằng sau. Số là khi Chủ Tich Tập cận Bình công du và làm việc phóng tài hoá thu nhân tâm tại Ấn dộ, thì quân đội TC chạm súng với biên phòng Ấn độ. Phải chăng phe quân quyền của TC bây giờ đã mạnh, muốn chống lại những vận động ngoại giao về Biển Đông của phe Đảng Nhà Nước của TC. Hay là Chủ Tịch TC chơi trò hai man, muốn chứng tỏ cho Ấn thấy xung đột biên giới hãy còn đó, nếu Ấn dấn sâu vào liên minh Mỹ, Úc, Nhựt, và làm ăn với VN ở Biển Đông thì cái sẩy ở biên giới Ấn-Trung sẽ nẩy thành cái ung của hai nước. Cái gì chớ mưu mô kiểu này của vua chú Trung Hoa ngày xưa là thiên biến vạn hoá, với CS độc tài đảng tri toàn diện bây giờ thì lại thiên hình vạn trạng nữa./.(Vi Anh)

Không có nhận xét nào: