Pages

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Nếu P-3C về Việt Nam... Hai câu hỏi và những lời giải đáp


P-3C Orion sẽ tự bảo vệ như thế nào nếu phải đối đầu với kẻ địch có lực lượng không quân và hải quân mạnh?
Theo hãng tin AFP và Reuters, ngày 2/10 trong một thông báo ra sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí áp đặt trong gần 4 thập kỷ qua với Việt Nam. Với động thái mới này việc Việt Nam và Mỹ ký hợp đồng mua bán máy bay săn ngầm P-3C Orion vào cuối năm nay như một số thông tin trước đó càng gần hơn với hiện thực.

Việc Mỹ bán máy bay săn ngầm P-3C Orion cho Việt Nam đã sắp trở thành hiện thực

Trước đây, giám đốc chương trình tuần tra biển của Lockheed Martin, ông Clay Fearnow, từng cho biết, những máy bay P-3C Mỹ bán cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ khí mặc dù vẫn có đầy đủ hệ thống trinh sát biển và một số thiết bị bổ sung khác.

Thông tin này có thể đã gây băn khoăn cho một số người. Nhưng do đặc trưng của tác chiến chống ngầm, việc phát hiện ra tàu ngầm là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định và nếu cần thiết Việt Nam cũng có thể mua vũ khí từ một số quốc gia khác để trang bị cho P-3C nên vấn đề trên gần như đã có lời giải.

Quốc gia nào có thể giúp Việt Nam vũ trang máy bay P-3C Orion?Quốc gia nào có thể giúp Việt Nam vũ trang máy bay P-3C Orion? 
Những máy bay P-3C Orion Mỹ bán cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ khí, liệu điều này có ảnh hưởng đến năng lực tác chiến của chúng?

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến băn khoăn về khả năng tự bảo vệ của P-3C. Băn khoăn này xuất phát từ nhận định cho rằng, P-3C Orion là loại máy bay tuần tra săn ngầm chuyên dụng có kích thước to lớn và tốc độ khá chậm, vũ khí chính của nó là các loại ngư lôi như Mk46/50/54 dùng để tấn công tàu ngầm ở độ sâu lớn. P-3C đảm nhiệm rất tốt nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm lén lút xâm nhập lãnh hải, nhưng sẽ gặp khó khăn khi phải chống đỡ lại đòn tấn công từ máy bay tiêm kích hay tàu chiến đối phương.

Mặc dù là ác mộng với tàu ngầm nhưng P-3C có thể gặp khó khi cần tự vệ trước tàu chiến và máy bay tiêm kích đối phương?
Mặc dù là ác mộng với tàu ngầm nhưng P-3C có thể "gặp khó" khi cần tự vệ trước tàu chiến và máy bay tiêm kích đối phương?

Trên thực tế, khi xem xét vấn đề này chúng ta phải thấy rằng Hải quân Mỹ hay Hải quân Nhật Bản là những lực lượng viễn dương, không quân của họ rất mạnh, đủ sức làm chủ vùng trời ở bất cứ nơi đâu trong tầm hoạt động cho nên các máy bay săn ngầm của họ mới được triển khai tại những vùng biển quốc tế, cách rất xa căn cứ.

Đối với Việt Nam, trong tương lai gần Hải quân Việt Nam vẫn là một lực lượng hoạt động gần bờ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, nhiệm vụ chính của các máy bay săn ngầm P-3C nếu được Việt Nam mua về là hoạt động tuần tra ở vùng ven bờ chứ không được triển khai ở vùng biển xa như P-3C của Mỹ hay Nhật. Ở cự ly đó, P-3C sẽ nằm hoàn toàn trong chiếc ô bảo vệ của tiêm kích Su-27/30 thuộc không quân nên gần như không phải lo ngại nhiều về việc sẽ bị tiêm kích địch “đánh úp”.

P-3C bắn tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon

Bên cạnh nhiệm vụ chống ngầm, P-3C còn có thể thực hiện cả nhiệm vụ chống hạm nếu được trang bị tên lửa AGM-84 Harpoon. Loại tên lửa không đối hạm có tầm bắn tối đa lên tới 180 km này kết hợp với radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 sẽ cho P-3C khả năng tiêu diệt tàu chiến địch từ ngoài tầm phòng không hiệu quả, P-3C sẽ không chỉ là khắc tinh với tàu ngầm mà còn có thể trở thành một sát thủ diệt hạm đáng gờm.

Những vũ khí Mỹ có thể bán cho VN kèm máy bay P-3C OrionNhững vũ khí Mỹ có thể bán cho VN kèm máy bay P-3C Orion 
Những vũ khí sau đây có thể sẽ được Mỹ bán cho Việt Nam để trang bị trên các máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước có bước tiến triển.

Với tình hình hiện tại, sự xuất hiện của máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion trong biên chế Không quân Hải quân Việt Nam là điều rất cần thiết, đây là một công cụ đầy sức mạnh trong thế trận tác chiến nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo trong thời kỳ mới.

Tuấn Trung


(Đại Lộ)

Không có nhận xét nào: