Pages

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Năm tới phải trả nợ hơn 7 tỉ đô la Mỹ

Gánh nặng trả nợ ngày càng tăng. Ảnh TL SGT.

(TBKTSG Online) - Trong năm tới, Việt Nam sẽ phải chi 150 ngàn tỉ đồng (gần 7,1 tỉ đô la Mỹ) để trả nợ các khoản vay ngắn hạn, cả gốc và lãi, và các khoản vay trong nước, theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015, ông Dũng cho biết, trong năm tài khóa 2015, Chính phủ đề nghị mức bội chi ngân sách nhà nước là 5% GDP, tương đương với 226 nghìn tỉ đồng.

Khi đó, dư nợ công năm 2015 sẽ vào khoảng 64,5% GDP “trong phạm vi quy định”, ông Dũng nói.

Bội chi ngân sách nhà nước năm 2014 là 224 nghìn tỉ đồng, bằng 5,3% GDP, được dùng để có thêm nguồn thanh toán nợ ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Tài chính cho biết, số tiền vượt thu ngân sách dự kiến 52 ngàn tỉ đồng cũng được kiến nghị sử dụng để chi trả nợ, chi một số nhiệm vụ cấp bách như quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính của Quốc hội Phùng Quốc Hiển không khỏi lo âu.

Ông Hiển nhận xét, chi ngân sách nhà nước cho phát triển con người, khoa học, công nghệ giảm dần. Chi đầu tư phát triển giảm quá nhanh không đảm bảo nguyên tắc cân đối chi đầu tư phát triển phải lớn hơn bội chi ngân sách nhà nước. Cải cách tiền lương không thực hiện được theo lộ trình và mục tiêu đề ra.

Về đề nghị của Chính phủ bội chi bằng 5% GDP trong năm 2015, ông Hiển cho rằng, thực tế mức bội chi phải là 7% GDP nếu cộng với 85 nghìn tỉ đồng trái phiếu Chính phủ.

Điều này có nghĩa là Chính phủ không hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm đã được Quốc hội quyết định, theo đó bội chi bao gồm cả trái phiếu Chính phủ chỉ được phép bằng 4,5% GDP.

Tuy nhiên ông Hiển cho biết: “Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đa số các ý kiến đều đồng tình với phương án Chính phủ trình nhưng đề nghị Chính phủ có lộ trình giảm bội chi, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.”

Chính phủ cho rằng, nợ công năm 2015 ước tính lên tới 64,5% GDP vẫn nằm dưới trần nợ công mà Quốc hội cho phép là 65% GDP.

Ông Hiển nói, Uỷ ban Tài chính cho rằng, nợ công vẫn ở dưới mức cho phép nhưng đã chạm mức trần, phản ánh tình hình nợ công đang ở mức rất khó khăn vì nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước vẫn ở mức cao, vẫn phải đảo nợ và số đảo nợ ngày càng tăng.

Một số khoản nợ chưa được phản ánh đầy đủ vào nợ công, như vậy áp lực trả nợ đối với ngân sách nhà nước là rất lớn.

Tư Hoàng

1 nhận xét:

người Việt già đau khổ nói...

Nhật Bản thua trận và bị 2 quả bom nguyên tử năm 1945 .Năm 1946 đã chấp nhận(vui vẻ vì nhận ra cái tội của mình)quân Mỹ thường trú trên đất nước là trên 20 nghìn quân .Vay tiền và nhận viện trợ để xây dựng lại đất nước .Từ Nhật hoàng,chính phủ và toàn dân đồng lòng như thế nên đến năm 1969-tức 23 năm sau đó đã tham gia vào khối các nước công nghiệp và nay (sau 68 năm) là nền kinh tế lớn trong top 5 của thế giới .Hàn Quốc thì bị chia đôi đất nước với 1 hiệp định đình chiến năm 1953 và vui vẻ chấp nhận hơn 30 nghìn quân Mỹ đóng trên đất nước .Họ cũng vay tiền tư bản,nhận viện trợ tư bản và theo mô hình kinh tế tư bản .Nam Hàn may mắn là Bắc Hàn không cúi đầu nghe lệnh QTCS để "đánh Mỹ cứu nước hay giải phóng miền Nam khỏi sự kềm kẹp của Mỹ và ngụy Hàn" .Trầy trật đến năm 1978 thì đổi mới-đổi mới chính trị,từ quân chủ lập hiến sang Tổng Thống nhưng Dân Chủ đa đảng .Đến nay là 36 năm và là con Rồng thứ 5 châu Á và nền kinh tế lớn thứ 13 của thế giới .Xin các giáo sư,tiến sĩ đảng ,đảng trung ương cho biết vì sao họ làm nên được những điều kỳ diệu như thế cho Dân cho Nước của họ .Đảng csVN sau 40 thống nhất và cũng trầy trật với nền kinh tế do đảng lãnh đạo nên đến 1986 là đổi mới( áp dụng lại đường lối phát triển kinh tế xã hội của VNCH) đến nay NHƯNG được gì ? Có lẽ cái được nhất là Gia Tài riêng của đảng to đảng nhỏ và cái đám phò đảng tăng vượt bậc .Quá tài và đạo đức .