Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Luke Bùi – Giới trẻ Việt Nam ‘thèm’ biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông

Nhiều người tự hỏi, không biết bao giờ Việt Nam mới có một người như Joshua Wong. (Hình: Getty Images)
Nhiều người tự hỏi, không biết bao giờ Việt Nam mới có một người như Joshua Wong. (Hình: Getty Images)
Tối ngày 3 tháng 10 (giờ Việt Nam), trong lúc tình hình cuộc biểu tình tại Hồng Kông đang nóng lên từng giờ trên các trang tin điện tử và mạng xã hội, các bạn trẻ Việt Nam có suy nghĩ hay trăn trở gì về vấn đề thời sự này? Liệu những người trẻ ở Việt Nam có học được gì và được truyền cảm hứng từ tinh thần xuống đường vì vận mệnh đất nước nằm trong tay mình của những người đồng trang lứa ở Hồng Kông?

Ðó là những câu hỏi mà chúng tôi đã đặt ra trong cuộc trao đổi ngắn với một số bạn trẻ tại Sài Gòn, Hà Nội.
* Lộc Phan, 24 tuổi, cựu sinh viên trường Ðại Học Kinh Tế, Sài Gòn: “Ðọc tin Hồng Kông thấy thèm, nhưng khó có chuyện tương tự tại Việt Nam”
“Mấy ngày qua, tôi cập nhật khá thường xuyên tin về cuộc biểu tình tại Hồng Kông qua Facebook, xem clip tường thuật trực tiếp tại hiện trường trên Youtube. Nói thật là đọc tin các bạn trẻ Hồng Kông hừng hực khí thế xuống đường mà thấy thèm chuyện này diễn ra ở nước mình. Nhưng nói đi phải nói lại, Hồng Kông với Việt Nam là hai môi trường khác nhau.
Ðất nước này cũng như những nước Cộng Sản khác chỉ có thể thay đổi từ bên trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Ngoài ra không còn cách nào khác! Ðảng kiểm soát hết báo chí, quân đội trong tay rồi, kể cả tẩy não người dân từ trẻ đến già.
Vậy nên người dân muốn có một bầu không khí dễ thở hơn thì phải chờ, may ra 100-200 năm nữa thì hy vọng có được dân chủ như các nước phương Tây.
Tôi đọc tin thấy thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi Joshua Wong nói đại ý rằng sứ mạng chiến đấu cho cuộc bầu cử dân chủ là trách nhiệm của thế hệ anh. Trong khi đó, mình không muốn đổ trách nhiệm cho con cháu nhưng không còn cách nào khác vì mình cũng như nhiều người trẻ ở đây phải mưu sinh, nặng chuyện cơm áo gạo tiền mỗi ngày.
Chỉ còn niềm an ủi là một số tờ báo như Thanh Niên, VNExpress còn được phép đăng tin về biểu tình Hồng Kông tương đối khách quan. Có lẽ tại đảng biết người dân Việt Nam không thể làm điều gì tương tự trong tương lai gần rồi. Chẳng phải một người lý tưởng như ông Cù Huy Hà Vũ cuối cùng cũng phải dứt áo ra đi đó sao?”
* Hoàng Công Dinh, 21 tuổi, sinh viên trường Ðại Học Bách Khoa, Sài Gòn: “Môi trường và thể chế quyết định khí chất của người trẻ”
“Mấy ngày nay, tôi đọc rất sát các tin về diễn biến cuộc biểu biểu tình Hồng Kông trên báo nước ngoài, báo trong nước. Tôi cứ suy nghĩ mãi, vì sao ở xứ người, những bạn trẻ ở tuổi 17, 18 lại có thể làm nên điều kỳ diệu như thế.
Trong lúc các cuộc xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn thời gian trước không được tổ chức văn minh, nề nếp và đúng tinh thần bất bạo động được như họ. Tôi nghĩ có lẽ là do các bạn trẻ Hồng Kông được sinh ra trong môi trường dân trí cao, người dân thừa hưởng những giá trị và nề nếp từ hồi còn là thuộc địa của Anh. Do vậy, khi đất nước cần, họ dám đồng lòng thể hiện khí chất, dù có thể họ chưa ý thức hết về những mưu hèn, kế bẩn của Bắc Kinh để trấn áp những người xuống đường.
Trong khi đó, thế hệ trẻ Việt bây giờ lớn lên trong một xã hội ngổn ngang, mọi giá trị đảo lộn, bầu không khí nghi kỵ lẫn nhau phủ lấp nên khó có được khí chất và sự đồng lòng như người trẻ Hồng Kông.
Chỉ cần lên mạng xã hội, người ta cũng đủ cảm nhận thật giả lẫn lộn, phe dư luận viên, Ðoàn viên giở quỷ kế với những người dám lên tiếng đấu tranh, mà ngay cả những người cùng phe cũng bộc lộ ý nghi kỵ lẫn nhau nữa là. Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh hiện tại, thật khó lạc quan mà cho rằng phong trào biểu tình Hồng Kông sẽ thổi làn gió dân chủ đến Việt Nam. Tuy vậy, ít nhất thì dù phong trào biểu tình Hồng Kông có thất bại đi nữa, những người trẻ Việt Nam cũng có dịp để nhìn lại và suy ngẫm về vai trò của mình khi thời cơ đến.”
* Ðào Quang Anh, sinh viên vừa tốt nghiệp trường Ðại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Hà Nội, một trong những đại biểu thanh niên tham gia chương trình Tàu Thanh Niên Ðông Nam Á (SSEAYP) năm 2013: “Ðây là vấn đề nhạy cảm, xin phép từ chối trả lời”
-Anh có quan tâm đến tình hình biểu tình đang nóng lên tại Hồng Kông không? Anh có quan tâm đến tình hình biểu tình đang nóng lên tại Hồng Kông không?
-Câu hỏi khó quá, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến công việc của em nên em xin phép từ chối trả lời ạ.
-Anh có thể nói rõ “nhạy cảm” ở đây nghĩa cụ thể là gì không?
(im lặng)
-Vậy anh nghĩ gì về chuyện một số người đang vận động mọi người tuần hành quanh bờ hồ để phản đối bắn pháo hoa ngày 10 tháng 10 tới tại Hà Nội vì đây là việc lãng phí tiền thuế của dân, trong lúc còn nhiều người đói nghèo?
-Tôi không hề biết đến việc này cho đến khi anh đề cập đến ạ. Mấy tuần vừa rồi, việc vào các trang mạng bị ảnh hưởng do cáp quang có trục trặc nên cũng không rõ các vấn đề thời sự để trả lời được đâu.

Không có nhận xét nào: