Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Học giả Trung Quốc: Căn cứ (phi pháp) Gạc Ma uy hiếp Việt Nam đầu tiên


- 5 đảo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt với mục tiêu: "đảo nhỏ lô cốt hóa, đảo lớn trận địa hóa". 


Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự kiên cố ở đá Chữ Thập, Trường Sa.
Tờ CN Yes ngày 17/10 dẫn lời Lý Tường Trụ, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan cho biết, Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong đó có 5 đảo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt với mục tiêu: "đảo nhỏ lô cốt hóa, đảo lớn trận địa hóa". Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc cuối tháng 9 đã thị sát trái phép 1 tuần các đảo này, một động thái tờ báo này gọi là "chưa từng có tiền lệ".


Lâm Úc Phương, Ủy viên Lập pháp Đài Loan thuộc Quốc dân đảng cầm quyền cho biết, các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa có diện tích mở rộng nhanh chóng, các cần cẩu hoạt động thường xuyên, cầu tàu, nhà cửa được xây dựng liên tục. Đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) bỗng nhiên nằm trong tầm ngắm hỏa lực Trung Quốc từ các đảo nhân tạo này. 


Lý Tường Trụ cũng tỏ ra lo ngại việc các máy bay vận tải quân sự Đài Loan C130 thường sử dụng để vận chuyển nhân lực vật tư ra Ba Bình có thể bị buộc phải "xin phép Trung Quốc" hoặc đối mặt với chiến đấu cơ Trung Quốc ở Trường Sa một khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi các đảo nhân tạo này đã hoàn thành.


Hoàng Đông, Hội trưởng Hội quân sự học quốc tế Ma Cao, Trung Quốc nói với CN Yes rằng Trung Quốc đắp đất xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thiết lập các căn cứ hải - không quân để triển khai sức mạnh uy hiếp. Một khi căn cứ quân sự hoàn thành sẽ tuyên bố áp đặt (cái gọi là) vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến các động thái phản ứng của các nước ven Biển Đông và khu vực.


Ông Đông cho rằng Việt Nam và Philippines sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên bị Trung Quốc uy hiếp khi đã xây xong căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma và các bãi đá nhân tạo khác, sau đó mới đến Đài Loan vì quan hệ hai bờ eo biển hiện không có vấn đề gì. Nhưng một khi Dân tiến đảng đối lập nắm quyền ở Đài Loan thì hoạt động cung cấp hậu cần cho đảo Bà Bình sẽ bị Bắc Kinh uy hiếp nghiêm trọng.


Về ý đồ của Bắc Kinh khi xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, Hoàng Đông cho rằng từ những hình ảnh được công bố gần đây về diện tích cũng như vị trí của các đảo nhân tạo thì chắc chắn nó sẽ trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc. Ông Đông cho rằng Hoa Kỳ cũng đang đặc biệt quan tâm đến động thái này bởi một khi Trung Quốc có căn cứ quân sự mạnh ở Trường Sa thì hoạt động của hạm đội 7 Thái Bình Dương khi ra vào Biển Đông từ Malacca sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.


Áp đặt vùng nhận diện phòng không và xây đảo nhân tạo ở Trường Sa là 2 phần của một bản kế hoạch thống nhất và nó cũng có thể vấp phải sự phản đối của các nước ven Biển Đông, chuyên gia này bình luận.


Một số nhà phân tích khác cho rằng, hiện tại cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) cũng như bãi cạn Scarborough trên thực tế "đã bị Trung Quốc khống chế" (?!). Một khi Trung Quốc làm được sân bay ở đá Chữ Thập thì sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự ở Biển Đông?!

1 nhận xét:

người Việt già đau khổ nói...

Ngày 14-3-1988 TQ ngang ngược tiến chiếm các đảo đá ở Trường Sa với chiến công bắn giết 64 người dân đã là lính mà khi nhắm mắt còn ngậm lệnh không được kháng cự từ lãnh đạo của đảng csVN .Việc này được giải thích như thế nào về tội buôn dân bán nước giữ đảng bền lâu ?