Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Campuchia: người biểu tình đốt cờ VN, kêu gọi tẩy chay hàng Việt

Quốc Việt, thông tín viên RFA

P-17-1004-622.jpg

Người biểu tình Khmer Krom và Campuchia đốt cờ Việt Nam trước ĐSQVN ngày 4/10/2014.
RFA PHOTO/QUỐC VIỆT

Nghe Bài Này

Thể hiện sự bất bình

Khoảng hai trăm người Khmer gốc Nam Bộ và nhiều người Campuchia đã bắt đầu biểu tình chống Việt Nam trước Đại Sứ Quán Hà Nội tại thủ đô Phnom Penh lần thứ tư. Dự kiến cuộc biểu tình chống Việt Nam lần này sẽ kéo dài năm ngày, tức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 10.
Kể từ cuộc biểu tình lần đầu đòi một đại diện của sứ quán Việt Nam tại Campuchia xin lỗi về tuyên bố của ông liên quan đến vùng đất Nam Bộ, đến nay đã thấy tâm lý bài Việt hay chống Việt Nam ở xứ chùa Tháp đang dân cao.
Khác với những cuộc biểu tình trước đây chỉ đòi Tham tán chính trị, người phát ngôn của ĐSQVN Trần Văn Thông lên tiếng xin lỗi công khai, cuộc biểu tình lần này đã bắt đầu bằng cuộc vận động người dân Campuchia tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; trục đuổi người Việt sống bất hợp pháp và nói không với quan hệ Việt Nam với lý do ‘cán bộ Ngoại giao Việt Nam đã xuyên tạc lịch sử’.
Nếu Việt Nam không chấp nhận sự thật, không xin lỗi thì Việt Nam nên rút tòa Đại sứ về Hà Nội. Nếu không, tôi sẽ tiếp tục đốt cả trăm lá cờ Việt Nam.
-Nhà sư Sơn Hải
Từ lúc 8 giờ sáng, những người biểu tình mang cờ Campuchia, trang trí băng rôn với nội dung ‘Việt Nam là kẻ xâm lược Campuchia, phải thất bại’, ‘Việt Nam là những tên trộm lịch sử, phải xin lỗi công dân Campuchia’ và ‘người dân Campuchia không chào đón Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia’ đã được người biểu tình treo trước Đại sứ quán Việt Nam.
Ông Thạch Sêtha, Giám đốc Cộng đồng Khmer Kampuchia Krom, người đứng đầu cuộc biểu tình cho biết những người biểu tình sẽ tụ tập phản đối Việt Nam trước Đại sứ quán 3 ngày, tức từ ngày 4 đến ngày 6/10, hai ngày còn lại sẽ tập trung tại Công viên Tự do. Ông cho biết những yêu sách của người biểu tình:
“Chúng tôi đến đây để thể hiện sự bất bình, phản đối Việt Nam, đồng thời yêu cầu người phát ngôn Đại sứ, chính phủ Việt Nam hay đại diện Việt Nam phải xin lỗi công khai tại đây. Chúng tôi muốn Việt Nam công nhận sự thật lịch sử và không xuyên tạc chúng tôi đòi vùng đất Nam Bộ và chúng tôi cực lực phản đối những lời lẽ quy chụp.
Tôi yêu cầu tất cả người dân Campuchia ở trong và ngoài nước không dùng hàng hóa Việt Nam, chấm dứt dịch vụ của Việt Nam vài tháng và không sử dụng sim điện thoại của hãng Metfone do Tập đoàn viễn thông Viettel đầu tư.”
Sau khi được nghe người đứng đầu đoàn biểu tình phát biểu như trên, nhiều người tham gia đã bắt đầu đập bỏ điện thoại của họ do hãng Metfone sản xuất và bẻ đôi sim điện thoại Metfone.
Còn những người biểu tình khác cùng một số nhà sư đã bắt đầu dẫm đạp cờ đỏ sao vàng và hô vang ‘Việt Nam không thể làm theo ý muốn, nhân sĩ trí Campuchia và Khmer Krom không phải là con rối của Việt Nam.’
P-2-1004-400.jpg
Người biểu tình Campuchia phát logo tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong cuộc biểu tình trước ĐSQVN ngày 4/10/2014. RFA PHOTO/QUỐC VIỆT.
Sau đó, người biểu tình bắt đầu lấy cờ Việt Nam ra đốt. Chỉ trong vòng 20 phút, người biểu tình đã đốt hết 320 cờ Việt Nam làm bằng giấy và 4 cờ đỏ sao vàng làm bằng vải.
Nhà sư Sơn Hải, người gốc Trà Vinh nói với báo chí sau khi đốt cờ Việt Nam:
“Nếu như ông Trần Văn Thông muốn chấm dứt vấn đề thì ông phải ra xin lỗi và nói rõ lịch sử vùng đất Kampuchia Krom (Nam Bộ). Cùng lúc này, chúng tôi đòi chính phủ Việt Nam tôn trọng truyền thống văn hóa, tôn giáo của người Khmer Krom. Việt Nam cũng phải đề cao cho người Khmer Krom được phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và chính phủ phải lập tức thả các vị sư đang bị bắt giữ trong tù một cách bất công do bị chụp mũ.
Nếu Việt Nam không chấp nhận sự thật, không xin lỗi thì Việt Nam nên rút tòa Đại sứ về Hà Nội. Nếu không, tôi sẽ tiếp tục đốt cả trăm lá cờ Việt Nam.”

Có thể tẩy chay hàng Việt Nam?

Trong lúc người biểu tình tụ tập trước ĐSQVN từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, khoảng một trăm cảnh sát chống bạo động và công an đã dựng hàng rào để đảm bảo an ninh và không để người biểu tình tiến đến gần Đại sứ quán. Đại sứ quán Việt Nam đã đóng cửa và cũng không có quan chức nào ra giải thích hay gặp người biểu tình.
Tuy nhiên, trước đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định rằng lập trường của Việt Nam về vấn đề này là rõ rằng và nhất quán. Việt Nam đề nghị chính quyền Campuchia có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hoạt động sai trái, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.
Còn Long Dimanche, người phát ngôn của Tòa Đô Chính Phnom Penh cho biết chính phủ đã thông báo đến người biểu tình rằng chính phủ không cho phép họ tụ tập, gây mất trật tự trước Đại sứ quán Việt Nam.
Em không tin họ tẩy chay được hàng Việt Nam vì ở đây toàn là hàng Việt Nam, giá rẻ. Còn hàng Thái không bán ở đây được vì giá cao, bán không ra.
-Anh Trường Giang
Ông Long Dimanche xác nhận với RFA: “Cuộc biểu tình đã làm ảnh hưởng đến thường dân ở khu vực đó, đặc biệt gây mất trật tự và làm phiền đến ĐSQVN. ĐSQVN là đại diện cho chủ quyền Việt Nam, trường hợp người biểu tình phản đối, bao vây ĐSQVN thì không khác gì bắt ĐSQVN làm con tin. Do đó, chính phủ sẽ xử lý nhóm người này theo luật pháp.”
Quay lại chuyện vận động tẩy chay hàng hóa và chấm dứt dịch vụ của Việt Nam, các nhà kinh doanh Việt Nam đang làm ăn tại thủ đô Phnom trả lời RFA giống nhau rằng họ không quan tâm đến nhóm người này.
Anh Trường Giang, Chủ cửa hàng bán giầy dép trước ĐSQVN cho chúng tôi biết:
“Em thấy bình thường, không gì phải sợ, không ảnh hưởng gì đến buôn bán vì đã quen rồi. Họ biểu tình nhưng không làm gì được mình, sợ là sợ người biểu tình bị cảnh sát đàn áp thôi.
Em không tin họ tẩy chay được hàng Việt Nam vì ở đây toàn là hàng Việt Nam, giá rẻ. Còn hàng Thái không bán ở đây được vì giá cao, bán không ra. Nếu chính phủ vận động tẩy chay cả nước thì phải sợ, còn nhóm người này không sao. Họ theo nhau thôi. Tình hình ở đây bình thường không cần lo. Lo là lo vụ chính quyền đuổi người Việt về nước.”
Hiện Việt Nam đầu tư 143 dự án với tổng số vốn hơn 3,2 tỷ USD tại Campuchia. Phần lớn các dự án đầu tư vào trồng cây công nghiệp, xây dựng, khai khoáng và thủy điện.
Chính phủ hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 5 tỷ USD vào năm 2015.
Giới phân tịch Campuchia cho rằng biểu tình vận động chấm dứt hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam là một hành trình dài và khó đạt được như mong muốn. Nhưng phần nào đó là phong trào vận động ôn hòa gây sức ép lên chính phủ hai nước buộc phải giải quyết những yêu sách của họ
.

Không có nhận xét nào: