Pages

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Bùi Anh Trinh – TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH VÀ THƯ TỒ CÁO CỦA BÀ BẢY VÂN


1Thư tố cáo VNG của bà Bảy Vân, trang 5, có đề cập đến liên quan giữa Nguyễn Chí Thanh với Lê Duẩn và HCM :
Sau này khi ông Giáp thò ra cái đuôi phản quốc thì Bác, BCT đã quyết định cử đ/c Nguyễn Chí Thanh trực tiếp phụ trách quân sự tại chiến trường MN… tính đến phương án sẽ đưa anh Nguyễn Chí Thanh lên thay ông Giáp làm bộ trưởng bộ quốc phòng …
Đoạn thư tố cáo này hoàn toàn không khớp với tài liệu của Vũ Thư Hiên, Bùi Tín viết về việc Nguyễn Chí Thanh bị đuổi ra khỏi quân đội và làm Chủ nhiệm Ủy ban phát triển Nông nghiệp nhà nước vào năm 1960 với tội danh là làm mật thám cho Pháp, khai báo các đồng chí.

Ngoài ra các tài liệu quân sự của CSVN phát hành sau này cho thấy từ 1960 đến 1964 NCT không còn dính dáng gì đến quân đội.  Sau đó NCT đi Nam thì có người cho rằng ông ta bị Lê Duẩn  đày đi cho khuất mắt, nhưng cũng có người cho rằng ông tình nguyện vào Nam để khỏi đối mặt  thường xuyên với LD.
Thậm chí hồi ký của Hoàng Văn Hoan còn cho rằng Lê Duẩn giết NCT bằng thuốc độc…!  Có thể là HVH nói oan cho Lê Duẩn nhưng cũng chứng tỏ được rằng LD với NCT và HCM không cùng một phe.
Lê Duẩn chỉ hợp tác với NCT sau khi ông này đã tình nguyện vào Nam chiến đấu và sau đó bị thương mới ra Bắc để trị bệnh.  Trong thời gian 5 tháng trị bệnh NCT đã thuyết phục được LD mở trận Tổng công kích Mậu Thân.  Hai ông đã nhập cánh lại với nhau từ lúc này nhưng người ngoài như Hoàng Văn Hoan không biết, vẫn cho rằng NCT là cái gai trước mắt của LD.
Vì vậy chuyện HCM cử NCT vào Nam năm 1964 trao dồi kỷ năng quân sự nhằm thay VNG là không đúng, ông ta chằng biết gì về quân sự, chẳng hề qua một trường lớp quân sự nào.  Chằng qua là năm 1951 cố vấn TQ La Quý Ba phong cho ông lên làm Thiếu tướng Tổng bí thư Quân ủy để giám sát VNG mà thôi.  Năm 1964 ông ta vào Nam không phải để chỉ huy chiến trận, mà là để dựng lại cơ quan Trung ương cục Miền Nam.
Tài liệu có liên quan : Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh.
Mặt trận Miền Đông Nam Bộ (B.2)
Cuối năm 1964 Hà Nội đưa Tướng Nguyễn Chí Thanh cùng với các tướng Lê Trọng Tấn,  Nguyễn Hòa vào Nam bằng cách đi máy bay qua Trung Quốc, sau đó đi tàu thủy từ TQ đi Singapore, rồi đến cảng Sihanoukville.  Nhân viên tòa đại sứ TQ đón họ tại cảng, đưa về Nam Vang, rồi đến mặt trận B.1 (Trên đất Miên, vùng giáp với tỉnh Tây Ninh).
Nguyễn Chí Thanh tập họp các đơn vị chính trị và quân sự của Miền Nam, thành lập Trung ương cục Miền Nam do Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư và Nguyễn Văn Linh làm Phó bí thư.  Đồng thời phân chia khu vực Miền Nam thành 4 Mặt trận quân sự:
Mặt trận B1 trên lãnh thổ Cam Bốt, là hậu phương cho Trung ương cục Miền Nam.  Mặt trận B.2 là các tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Phan Thiết.  Tại Miền Trung thành lập Quân Khu 5 nhưng chia thành 2 Mặt trận quân sự độc lập là Mặt trận Quân khu 5 gồm các tỉnh Nam Ngãi Bình Phú.  Và Mặt trận Tây Nguyên, gọi tắt là B.3, gồm các tỉnh Kontum, Pleiku (Gia lai) và Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột).
Tại hai tỉnh cực bắc của Miền Nam là Quảng Trị và Thừa Thiên được đặt tên là Quân Khu Trị Thiên.  Đầu năm 1966 Quân Khu Trị Thiên thành lập Mặt trận Trị Thiên (gọi tắt là B.4) nhằm đối phó với hoạt động của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Đà Nẵng-Huế.  Năm 1966 lại mở Mặt trận B.5 tại khu vực từ Quốc lộ 9 đến vĩ tuyến 17 nhằm đối phó với hoạt động của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực Làng Vei và Khe Sanh.
Các Bộ tư lệnh mặt trận hoạt động độc lập và liên hệ với nhau qua hệ thống chỉ huy từ Hà Nội. ( Sau 1973 mặt trận B1 bên kia biên giới được giải thề, danh xưng B1 được dùng cho Mặt trận Quân khu 5 ).
Sang đầu năm 1965, Tướng Nguyễn Chí Thanh đề nghị Hà Nội gởi thêm Tướng Trần Độ và Tướng Hoàng Cầm vào Nam.
Năm 1965, tháng 5, sau khi toán quân đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ bước chân lên Đà Nẵng, Nguyễn Chí Thanh triệu tập phiên họp Trung ương Cục và bàn cách đối phó với quân đội Hoa Kỳ.  Cuộc họp tìm không ra phương án, cuối cùng Nguyễn Chí Thanh kết luận : “Bàn mãi về cách đánh trong khi chưa đánh thì không thể giải quyết được.  Cứ đánh rồi rút kinh nghiệm, thực tiễn sẽ chỉ cho ta cách đánh hiệu quả nhất”. (Hồi ký của Mai Chí Thọ, quyển 2, trang 134).
* Chú giải : Cho tới sau 1975, giới quân sự Hoa Kỳ vẫn cho rằng người sáng lập ra chiến thuật “đánh Mỹ diệt ngụy” tại Miền nam Việt Nam là Đại tướng CSVN Nguyễn Chí Thanh.  Có rất nhiều nhóm nghiên cứu quân sử HK đã cố gắng tiếp xúc với các nhà quân sự học CSVN sau khi Liên Xô sụp đổ và CSVN “mở cửa”.
Tuy nhiên kết quả tìm hiểu đã khiến cho người ta thất vọng, ông Nguyễn Chí Thanh chẳng có cái chiến thuật chiến lược nào cả.  Hầu hết các quyển hồi ký hay các bài viết của các vị chỉ huy quân đội CSVN như Đại tướng Lê Đức Anh chỉ nhắc tới một chiến thuật đánh Mỹ của Nguyễn Chí Thanh,  đó là: “Hãy nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”.
Nhưng để hiểu cho được câu “Nắm thắt lưng địch” thì nó có muôn hình vạn trạng, ai hiểu sao thì hiểu và áp dụng ra sao thì áp dụng, nhưng hễ đánh thắng thì cho là đã biết năm lấy thắt lưng địch, còn đánh thua thì có nghĩa là không biết nắm lấy thắt lưng của địch.
Đây là trò ảo thuật của các ông trùm CSVN, các ông đánh lừa dân ngu bằng cách nói ởm ờ, nghe có vẻ đầy bí hiểm, giống như nói “thai” ( Nói thai là một cách đoán số đề của của các ông thầy bói, ông ta cho một con số nhưng không nói rõ là số mấy, chỉ là một hay hai câu thơ ởm ờ nhưng trong đó có thể suy ra được tới 5, 7 con số ).
Thời điểm Nguyễn Chí Thanh tung ra câu “Hãy nắm lấy thắt lưng địch” là giữa năm 1965 nhưng chính hồi ký của Mai Chí Thọ cho thấy lúc đó Nguyễn Chí Thanh cũng chẳng biết đánh địch ra làm sao.  Rồi câu nói thai bất hủ đó cũng không phải của Nguyễn Chí Thanh;  hồi ký của Tướng Đặng Vũ Hiệp cho biết câu nói đó là của một anh Tiểu đội trưởng CSVN ở Tam Kỳ.
Đó là đầu năm 1965, trong trận Vinh Huy, Tam Kỳ;  Tướng Chu Huy Mân nghe được câu nói của anh tiểu đội trưởng thấy hay nên kể lại cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh : “Khi nghe được sự việc trên, tôi (Chu Huy Mân) điện báo cáo với anh Nguyễn Chí Thanh, nghe xong anh Thanh reo lên. Hay quá anh  Mân ơi! Đây không còn là của một trung đoàn, một quân khu, nó là của toàn Miền, toàn quân rồi…” (trang 48).
Tướng Thanh reo lên bởi vì lâu nay ông ta nghe rất nhiều câu hỏi của toàn quân CS Miền Nam hỏi ông ta về cách đánh Mỹ, nhưng vì ông ta không biết được gì cho nên chỉ biết ú ớ.  Nay có câu đáp này thì khỏe cho ông ta quá: “Đấy! cứ nắm lấy thắt lưng địch mà đánh chứ còn gì nữa!”
Sau này có nhiều đại gia nghiên cứu quân sử của CSVN đã gần như phát điên để cố gắng giải thích câu thai của Tướng Thanh, bởi vì một khi đi sâu vào chữ thắt lưng địch thì nó có tới muôn hình vạn trạng, không biết đường đâu mà lần.  Nếu biết trước đó là câu đánh lừa của Tướng Thanh thì  đỡ khổ cho rất nhiều người.
Năm 1965, tháng 8, Sư đoàn 4 Bộ binh Hoa Kỳ đến trấn đóng vùng Tây Ninh, Bình Long.  Trung ương cục Miền Nam dời qua bên kia biên giới Cam Bốt (Mặt trận B.1).  Lực lượng quân sự có 3 trung đoàn thì 1 trung đoàn hòa tan vào dân, trở thành du kích quân;  2 trung đoàn còn lại di chuyển về bên kia biên giới Cam Bốt.
Ông Lê Đức Anh được cử ở lại bám trụ với chức danh Tỉnh đội trưởng của lực lượng “du kích cơ quan” ( Tức là các chiến sĩ phục vụ trong các cơ quan dân sự cũng như quân đội được chỉ định ở lại “hòa tan” vào dân;  nghĩa là ban ngày là người thường dân của chế độ VNCH nhưng ban đêm là CSVN ).
Với cương vị Tỉnh đội trưởng ông Anh lập ra “Sở chỉ huy tiền phương” ( Gọi là Sở chỉ huy cho oai chứ thực ra chỉ có 6 người : Lê Đức Anh, Võ Thanh Hùng, Huỳnh Ngọc Đấu và 3 chiến sĩ bảo vệ ).  Từ đó ông Lê Đức Anh là người chỉ huy điều động các đơn vị du kích CSVN hoạt động quấy phá cũng như chạy tránh các cuộc càn quét của quân đội HK trên Mặt trận B.3 (Miền Đông Nam Bộ).
Năm 1966, cuối năm, Đại tá Lê Đức Anh được Hà Nội gọi ra báo cáo về tình hình Miền Nam.  Sau đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn ông Lê Đức Anh sang Trung quốc để cầu viện.  Khi gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Anh xin được giúp đỡ vũ khí và đô la để mua gạo nuôi quân từ Thái Lan.  Mao Trạch Đông chấp thuận.  Ông Anh trở lại Miền Nam là đầu năm 1967.  Đặt chân tới miền Nam ông đã thấy vũ khí của TQ đã chở tới Mặt trận B.2 bằng tàu thủy, qua cảng Sihanukvil ( Khuất Biên Hòa, Đại tướng Lê Đức Anh, trang 73, 74 ).
KẾT LUẬN
Đoạn trích dẫn trên đây cho thấy chuyện ông Nguyễn Chi Thanh vào Nam rất đơn giản, hoàn toàn không dính dáng gì đến việc trao dồi kỷ năng quân sự để chuẩn bị thay thế VNG.  Thế nhưng thư tố cáo của bà Bảy Vân cố tình hướng cho dư luận tin rằng cả ba người, HCM, LD, NCT cùng phối hợp với nhau mới đối phó nổi với VNG.
Vô tình bà Bảy đã đề cao nhân cách của cái người chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào mắt của Lê Duẩn.  Trong khi hồi ký của Phó thủ tướng Trần Quỳnh cho biết Nguyễn Chí Thanh luôn luôn nhìn thẳng vào mắt của Lê Duẩn hay Trường Chinh.
Hơn nữa, Nguyễn Chí Thanh được cố vấn La Quý Ba giao cho nhiệm vụ giám sát Võ Nguyên Giáp từ năm 1951 ( Hồi ký Hoàng Tùng : “Bí thư bao trùm lên cả Tư lệnh, việc đầu tiên là nhắm vào ông Giáp” ).  Với cương vị Tổng bí thư Quân ủy NCT luôn luôn ở trên VNG.  Dĩ nhiên ông ta là người biết rõ VNG chẳng có tài cán gì cả, và cũng không phải là người chỉ huy trận Điện Biên Phủ.
Rất tiếc những người giúp bà Bảy Vân viết thư tố cáo VNG không được biết nhiều về con người của Lê Duẩn.  Thực ra ngày đó Lê Duẩn đâu cần nài tới HCM, NCT mới trị được VNG.  Ông ta chỉ cần thò vào trong tay áo lôi ra các bản kiểm điểm trận đánh của các ông tướng tham dự trận Điện Biên Phủ,  mà trong đó các tướng đều thành thực khai báo rằng VNG không phải là người chỉ huy trận chiến.
Nếu Lê Duẩn đưa các tờ kiểm điểm này ra thì uy danh của VNG sẽ xuống tận bùn đen, bởi vì sau trận ĐBP ông ta đã ưỡn ngực huênh hoang với cả thế giới rằng chính ông ta là người làm nên chiến thắng (sic).
Cũng vì quá tin vào lời nói láo của VNG mà báo chí thế giới không hề thắc mắc vì sao VNG không được thăng cấp sau chiến công oanh liệt đó.  Mà cũng chẳng được huân chương hay huy chương nào vì chiến thắng ĐBP.
*( Theo tài liệu của Bộ TTM/ Quân đội CSVN thì năm 1992 VNG mới nhận được huy chương cao quý nhất là Huân chương Sao Vàng.  Năm 1950 và năm 1979 nhận được huân chương cao quý thứ nhì là Huân chương Hồ Chí Minh.  Ông cũng nhận được huân chương cao quý thứ ba là Huân chương Quân công hạng nhất;  không rõ ông nhận huy chương này năm nào nhưng không phải là năm 1954.  Ngoài ra ông cũng nhận được 6 Huân chương Chiến thắng hạng nhất, là loại huân chương cao quý thứ tư;  nhưng những huân chương này đều được tặng sau năm 1958 ).
BÙI ANH TRINH

Không có nhận xét nào: