Pages

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Báo Anh: 'VN giảm tiêu thụ sừng tê'

Lượng tiêu thụ sừng tê ở Việt Nam đã giảm đi 33% trong một năm qua nhờ vận động xã hội tốt.
Báo The Guardian ở Anh vừa có bài ca ngợi nỗ lực vận động đã làm thay đổi tư duy ở Việt Nam về 'giá trị y học' của sừng tê.
Sau một năm cuộc vận động đã có hiệu quả khiến chỉ còn 2.6% người Việt Nam mua và dùng sừng tê, giảm 38%.

Bài của Oliver Milman trên trang báo Anh hôm 16/10 nói cuộc vận động "nhằm xóa bỏ huyền thoại rằng sừng tê có giá trị y học" và tập trung vào Hà Nội, thủ đô Việt Nam, thông qua các doanh nghiệp, các trường học, hội phụ nữ".
Được biết giới truyền thông quốc tế, gồm cả BBC, đã có các chương trình đặc biệt nhìn vào nạn săn bắn tê giác và tệ buôn sừng tế trên thế giới, gồm cả ở Việt Nam.

'Tuyên truyền giáo dục'

Về phía mình, chính quyền đã thúc đẩy các nỗ lực giáo dục công chúng về nạn dùng sừng tê.
Các biểu ngữ, hình ảnh tuyên truyền được dán cả ở xe bus và các cột trưng bày.
Ngay từ hồi tháng 10/2012, hai chính phủ Việt Nam và Nam Phi đã ký một thỏa thuận quan trọng nhằm bảo vệ tê giác Nam Phi khỏi tình trạng bị săn bắn bừa bãi.
Bộ trưởng Nước và Môi trường Nam Phi Edna Molewa đã ký biên bản ghi nhớ với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến viếng thăm của bà Molewa tới Việt Nam lúc đó.
Đây được coi như tín hiệu về bước đi to lớn nhất giữa chính phủ hai nước trong việc ngăn chặn tình trạng buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác.
Có người mời chào bán 'sừng tê' lậu cho du khách ở Hà Nội hồi 2013
Tính tới thời điểm đó, mỗi năm có hàng trăm con tê giác bị săn bắn trộm ở Nam Phi, nhằm lấy sừng cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam và khu vực Á châu.
Cho tới tháng 7/2012, Quỹ Động vật Hoang dã (WWF) đánh giá 23 quốc gia “có mức độ săn bắt và buôn lậu cao” các loại hàng từ động vật hoang nói trên và coi Việt Nam là “điểm đến mạnh nhất của sừng tê”.
WWF đặt Việt Nam vào số 23 nước “là điểm trung chuyển và điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn lậu các sản phẩm từ voi, tê giác và hổ”, gây ra nạn săn bắn, cưa trộm sừng tê châu Phi.

Không có nhận xét nào: