Pages

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Tiềm năng từ hiệp định TPP cho Việt Nam

Khi được kí kết, hiệp định TPP có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược cho Việt Nam.

Ngay khi các cuộc đàm phán kín về việc tham gia Hiệp định Xuyên Thái bình Dương (Trans-Pacific Partnership) bắt đầu diễn tại Hà Nội từ ngày 1 đến ngày 10, TTP đã trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam, mang đến nhiều luồng ý kiến. Nhưng có một điều chắc chắn là mặc dù vấn đề Trung Quốc không được công khai bàn thảo nhưng đây vẫn là yếu tố không thể thiếu xung quanh việc bàn bạc về vấn đề gia nhập TPP của Việt Nam. Đối với một số nhà phân tích, TPP hoặc là một động lực chi phối, hoặc là một lực cản cho mối quan hệ đang trục trặc giữa hai quốc gia hàng xóm.

Trong nước, tầng lớp trí thức và học giả đang tranh luận về sự cần thiết phải thay đổi mô hình tăng trưởng đặc thù, chiến thuật tiếp cận một cách khẩn cấp và mạnh mẽ để tìm kiếm vị trí cân bằng giữa các quốc gia trong khu vực.

Lý luận về hiệp định TPP

Trong những năm gần đây, Việt Nam đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh từ nền kinh tế Trung Quốc. Cán cân thương mại Việt – Trung đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc với việc Việt Nam là quốc gia gánh chịu thâm hụt. Hàng hóa chưa chế biến như dầu mỏ và than đá chiếm một phần đáng kể trong xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, trong khi các nhà máy sản xuất của Việt Nam, kể cả các nhà xuất khẩu chủ lực lại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào những yếu tố đầu vào của Trung Quốc. Hàng nhập khẩu Trung Quốc bao gồm các vật liệu cơ bản khác nhau để sản xuất hàng xuất khẩu, bao gồm cả nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, sắt thép, hóa chất, dầu và các loại vải. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được đưa ra là cách đánh thuế không nhất quán trong kinh tế giữa 2 miền Bắc – Nam. Vấn đề nghiêm trọng này là lý do quan trọng khiến Việt Nam coi trọng việc tham gia hiệp định này. Kể từ vòng đàm phán đầu tiên năm 2009, TPP đã được coi như giải pháp quan trọng đảm bảo cho lợi ích kinh tế của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc. Hà Nội lo ngại về quy mô, sự lân cận về địa lý, chính sách trọng thương của Trung Quốc sẽ gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bóng đen đe dọa từ người hàng xóm lớn, mối quan ngại các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam có thể bị xóa sổ hay ít nhất là bị chi phối bởi các doanh nghiệp Trung Quốc đang có xu hướng trở thành hiện thực.
http://canthotv.vn/wp-content/uploads/2013/04/avatar1.jpg

Tuy nhiên, Việt Nam có thể bù đắp thâm hụt thương mạivới Trung Quốc thông qua việc thặng dư thương mại với các thành viên của hiệp định, đặc biệt là Mỹ. TPP cũng có tác động lan tỏa trong các hình thức hợp tác sâu hơn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dịch vụ và đầu tư. Điều đó cho thấy trở thành thành viên của TPP là điều tốt nhất lúc này khi không chỉ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn gián tiếp giảm thiểu cán cân thương mại bất lợi với Trung Quốc.

Tuy nhiên , những lợi ích này trên thực tế còn cách rất xa về lý thuyết. Ví dụ, xét về khu vực công nghiệp dệt may, hàng may mặc và giày dép, tính cạnh tranh của sản phẩm Việt trên thị trưởng rộng lớn như Mỹ có thể có thể so sánh được với sản phẩm Trung Quốc. Tuy nhiên, quy tắc xuất sứ của TPP lại dấy lên nghi ngờ về lợi ích Việt Nam nhận được .Thực tế, chuỗi cung ứng của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố đầu vào của Trung Quốc dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt không đủ điều kiện đầu vào để hưởng ưu đãi thuế suất. Việt Nam có thể chuyển sang nhà cung cấp khác trong TPP nhưng không ai có thể phù hợp như Trung Quốc về khoản giá cả.Trong ngắn hạn, ít nhất, việc suy giảm ngay lập tức sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là một chuyện không thực tế.

Trạng thái “ cân bằng mềm dẻo“

Nhiều người tin rằng TPP không chỉ mang tính kinh tế mà còn là một FTA mang tính chính trị và chiến lược.Với sự cảnh giác cao độ về quá trình thay đổi quyền lực đang diễn ra trong khu vực, TPP được các trí thưc và học giả Việt Nam coi như chiến thuật mềm dẻo để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhất là khi hoàn cảnh khu vực thường xuyên biến động, đặc biệt liên quan đến tranh chấp ngoài biển Đông, Việt Nam bị đặt vào thế khó khăn.

Ngoài ra, tranh cãi giữa các chuyên gia Việt Nam còn tiến xa hơn nữa khi một số cho rằng TPP là khuôn khổ phù hợp nhất trong thời gian tới để đẩy Việt Nam và Mỹ tiến tới quan hệ song phương và đa phương. Điều này có vẻ hợp lý khi hiện tại vẫn còn một số trở ngại để quan hệ Việt – Mỹ trở nên chặt chẽ hơn. Đối với Mỹ, mối quan hệ bình đẳng với Trung Quốc vẫn còn là vấn đề được xem xét. Trong 1 thời gian dài, chính sách “ ba không “ – chính sách không liên minh với Việt Nam cũng là một vấn đề. Đây là mấu chốt về “sự mềm dẻo” của TPP: tiếp cận đa phương, trong đó tập trung nhiều vào thương mại để giảm thiểu những hậu quả không mong muốn.

Tuy nhiên, mặc dù các chuyến thăm viếng vẫn được tái diễn cho thấy sự phát triển nhất định, triển vọng về việc thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ – Việt thông qua TPP cũng như cơ hội của việc sử dụng “các khối liên minh mềm” chống lại Trung Quốc vẫn rất u ám. Quá trình đàm phán tiến triển chậm chạp với nhiều thời hạn đã bị bỏ qua. Nó đã đặt ra một số nghi ngờ cho tính hợp lý của TPP mà có lẽ là nguyên nhân khiến cho kênh đối thoại song phương Việt – Mỹ được tái khởi động trong vài tháng qua. TPP có thể đã từng tác động sâu sắc đến chính trị Việt Nam, nhưng đến nay nó chỉ còn mang tính giả thiết.
 
Truong-Minh Vu & Nguyen Nhat-Anh, Tạp chí Diplomat
Dịch bởi Hoàng Trang, CTV Phía Trước

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: