Pages

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp quốc tế

carl thayer
Bài của giáo sư Carl Thayer trên tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc (bản tiếng Anh): Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp quốc tế để có được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực.
Làm thế nào để thuyết phục các quốc gia trong vùng rằng Trung Quốc có “Chủ quyền tuyệt đối” Trong Biển Đông?
Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc phải nhận ra rằng những nỗ lực của Trung Quốc để thuyết phục các quốc gia trong khu vực rằng nó có một tuyên bố vững chắc về “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông là chưa thành công.

Với việc Trung Quốc đã giải quyết thành công nhiều tranh chấp biên giới trên đất liền với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại không thành công trong việc giải quyết tranh chấp lãnh hải với các quốc gia Đông Nam Á? Tại sao những tranh chấp này lại mang lại sự đối đầu dẫn đến căng thẳng gia tăng?
Bài viết này cung cấp mười đề nghị khiêm tốn mà nếu được thực hiện sẽ cho kết quả là sự thay đổi đáng kể trong thái độ của khu vực đối với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ được hưởng lợi bằng cách duy trì luật pháp quốc tế.
Đầu tiên, Trung Quốc phải chấp nhận rằng tất cả các nước trong khu vực thực sự hoan nghênh Trung Quốc trỗi dậy hòa bình. Không có nhà nước nào muốn đối đầu với Trung Quốc hoặc thậm chí ngăn chặn nó. Nhiều quốc gia, cũng như Trung Quốc, đã kinh qua những can thiệp thực dân vào các vấn đề của họ. Do đó, Trung Quốc cần phải xem xét lại “Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” và chân thành áp dụng những nguyên tắc này trong quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khu vực. Điều quan trọng là Trung Quốc và các quốc gia nhỏ đối xử với nhau dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, và chung sống hoà bình.
Thứ hai, Trung Quốc cần phải tái khẳng định sự tuân thủ của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc phải đảm bảo rằng tất cả các luật trong nước là phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này sẽ cung cấp một cơ sở pháp lý và quy phạm mạnh mẽ cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc nên làm rõ yêu sách của mình về “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể tranh cãi” với độ chính xác tuyệt đối.
Cho đến bây giờ người phát ngôn Trung Quốc đã tuyên bố nhiều lần rằng Trung Quốc có đủ bằng chứng để hỗ trợ các tuyên bố. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không sẵn sàng trong việc cung cấp các thông tin chi tiết. Ví dụ nghiêm trọng nhất là đường chín đoạn hình chữ U của Trung Quốc để đánh dấu tuyên bố trong vùng biển Nam Trung Hoa. Các chuyên gia pháp lý quốc tế đều thống nhất rằng bản đồ này chỉ cấu thành một “mẩu thông tin” mà thôi và không phải là một tài liệu có thẩm quyền của tuyên bố chủ quyền.
Thứ tư, Trung Quốc cần phải xây dựng một bản cáo bạch ( White Paper) phác thảo nền tảng yêu sách của mình về “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể chối cãi.” Các quan chức Trung Quốc đôi khi đề cập đến “các điều luật quốc tế khác.” Việc sử dụng các bản đồ có niên đại từ triều đại nhà Nguyên không cung cấp bằng chứng theo yêu cầu của luật pháp quốc tế hiện đại. Ví dụ, tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trên các vùng đất ở Biển Đông phải được ghi chép bởi các chứng cứ của thời điểm các dải đất này được chiếm hữu và các chi tiết về cách chúng được quản lý ra sao.
Thứ năm, tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ hoặc các vùng đất ở Biển Đông chỉ có thể được giải quyết bằng đàm phán trực tiếp giữa các quốc gia có liên quan. Nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á khi được tham khảo ý kiến bởi người viết bài này ( Carl Thayer) đều phát biểu rằng Trung Quốc đã thiết lập một điều kiện tiên quyết trên đàm phán song phương, cụ thể là trước hết họ phải công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã. Sau đó và chỉ sau đó họ mới có thể thảo luận về hợp tác lẫn nhau và phát triển chung. Trung Quốc nên bỏ đi điều kiện này.
Thứ sáu, Trung Quốc nên đặt sang một bên tuyên bố chủ quyền của mình và đối phó với tình trạng hiện tại bằng cách tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều này có nghĩa là chấp nhận rằng có những vùng biển thực sự nằm trong vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực. Trung Quốc và các quốc gia khác nên tránh các hoạt động đơn phương nhằm “thực thi chủ quyền”.
Thứ bảy,một điều lệnh quan trọng của luật pháp quốc tế là các nước có tranh chấp nên các thoả thuận tạm thời cho đến khi tranh chấp được giải quyết, không làm thay đổi hiện trạng, và tránh việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Trung Quốc và các quốc gia khác – không ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của họ – nên làm việc với nhau để đặt ra các ranh giới tạm thời của khu vực hàng hải. Nếu các bên đồng ý họ có thể cùng tham gia thỏa thuận quản lý nghề cá, cùng phát triển các nguồn tài nguyên dầu khí và hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Thứ tám, Trung Quốc cần phải xem xét lại việc từ chối chấp nhận trọng tài quốc tế. Hãy nhìn vào thực tế là có một thẩm phán người Trung Quốc đang ở trong ban giám khảo đủ điều kiện để phân xử các vụ án theo luật pháp quốc tế. Nếu một thẩm phán người Trung Quốc được chấp nhận bởi các quốc gia nước ngoài, tại sao Trung Quốc không thể chấp nhận các thẩm phán nước ngoài trong trường hợp của mình? Có rất nhiều nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia và Singapore, đã giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng trọng tài quốc tế. Trung Quốc có thể thấy rằng trọng tài quốc tế là một cách hữu ích để giải quyết một số tranh chấp lãnh thổ của mình.
Thứ chín, trong khi Trung Quốc hành động trong phạm vi quyền hạn của mình trong việc quyết định không tham gia vào Tòa án Trọng tài được trình lên bởi Philippines, Trung Quốc nên ngừng chỉ trích quá trình này. Hành động của Trung Quốc bị phần lớn giới quan sát xem là sự phá hoại luật pháp quốc tế. Philippines không trực tiếp thách thức chủ quyền của Trung Quốc hoặc các tuyên bố miễn trừ của Trung Quốc khi họ tham gia UNCLOS. Trung Quốc sử dụng UNCLOS làm căn bản cho các đường cơ sở, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Tất cả những gì mà Philippines đang làm, dưới sự khẳng định đơn phương của Trung Quốc về chủ quyền, là yêu cầu Tòa án trọng tài để xác định xem Philipipines có cùng một quyền lợi như vậy hay không, cũng theo UNCLOS.
Thứ mười, nếu Tòa án trọng tài xác định rằng Philippines có một trường hợp pháp luật và Tòa án có thẩm quyền đối với các vấn đề đặt ra, Trung Quốc nên xem xét lại quyết định của mình, đã tẩy chay thủ tục tố tụng của Tòa án. Điều này rất quan trọng vì theo UNCLOS quyết định của Tòa án trọng tài phải được thi hành ngay lập tức và không bị kháng cáo. Việc Trung Quốc phủ quyết Tòa án trọng tài làm suy yếu luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi, như họ nhiều lần tuyên bố, thì họ phải bảo vệ trường hợp của mình.
Nếu Trung Quốc duy trì và tuân thủ luật pháp quốc tế, thì điều này sẽ hỗ trợ trong việc chuyển đổi các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải từ cuộc đối đầu vật lý giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực thành một cuộc đối đầu pháp lý. Nếu Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực chấp nhận các quyết định của một trọng tài độc lập thì điều này sẽ góp phần to lớn vào mục tiêu làm cho khu vực Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây là một tình huống win-win không chỉ choTrung Quốc mà còn cho chính các quốc gia nhỏ bé nữa.
Theo FB Tin Việt

Không có nhận xét nào: