Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Dân chủ trong Đảng với chọn lựa gì?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Thư ngỏ của 61 đảng viên kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN từ bỏ lệ thuộc vào TQ.
Thư ngỏ của 61 vị đảng viên là một động viên rất lớn cho những người đang đau đáu âu lo về sự tồn vong của dân tộc Việt Nam trước nguy cơ xâm lăng phương Bắc.
Bức Bấmthư ngỏ kêu gọi thể hiện dân chủ trong nội bộ ĐCSVN trước khi tiến hành ĐH XII của ĐCSVN vào năm 2006. Trong ý nghĩa dân chủ như cơ chế cho phép từng thành viên tiến tới một quyết định chung, đầu tiên là phải hỏi họ có những chọn lựa nào.


Một là thể chế dân chủ pháp trị với hệ luận là Thoát Trung, dứt khoát không mô phỏng chế độ chính trị Trung Quốc và hai là tiếp tục thể chế độc quyền đảng trị, giải pháp có thể gọi là Thuộc Trung (hay lệ thuộc Trung Quốc), tái lập Việt Nam ở cấp quận huyện của xã hội Trung Quốc với tất cả những hệ lụy lệ thuộc về văn hóa, chính trị, kinh tế và quân sự, ngoại giao.
Quyết định có tác động xã hội rộng khắp, sâu xa, cao nhất là thể chế chính trị một đất nước. Chọn lựa gì là câu hỏi buộc phải đề xuất minh bạch. Đảng viên ĐCSVN, một đảng lãnh đạo theo Hiến Pháp 2013, phải chọn lựa giữa hai giải pháp đối cực:
"Giải pháp Thuộc Trung đã dẫn xã hội Việt Nam đến đâu? Có phải là đến tình trạng hiện tại với một nền kinh tế oèo oặt không hiệu quả, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy thoái, xã hội gần như mất định hướng, khiếp nhược trước họa xâm lăng"
Nam Dao
Bức thư ngỏ kêu gọi giải pháp một: những đảng viên và những thành viên khác trong xã hội nếu chia sẻ giải pháp này phải tiếp sức bằng những thảo luận về phương cách Thoát Trung.
Lấy một thí dụ về kinh tế: giảm lệ thuộc Trung Quốc bằng cách tìm nguồn nhập khẩu mới (từ những nước ASEAN chẳng hạn) và thay dần nhập khẩu (import- substitution) những nguyên vật liệu (da giày, vải vóc, phụ liệu trong công nghiệp nhẹ...); kiểm soát việc nhập cư nguồn lao động từ Trung Quốc và thay thế những người nhập cư trái phép; hủy bỏ hoặc thương lượng lại những dự án Trung Quốc trúng thầu nhưng đình đốn triển khai; tìm phương án bảo vệ nông sản phẩm bị thương lái Trung Quốc lũng đoạn...
Xin nhắc ý Đức Thánh Trần 6 thế kỷ trước từng nói: "Nếu chúng ào ạt vào thì không sợ. Nhưng sợ nhất là chúng từng bước xâm lấn, như tằm ăn dâu...’’ Mười năm nay tầm vào gậm dâu nhấm từ Bắc chí Nam, nhả bùa tham nhũng, bằng mọi thủ đoạn quận huyện hóa nền kinh tế Việt Nam.

'Hậu quả lệ thuộc'

Giải pháp Thuộc Trung đã dẫn xã hội Việt Nam đến đâu? Có phải là đến tình trạng hiện tại với một nền kinh tế oèo oặt không hiệu quả, tham nhũng tràn lan, đạo đức suy thoái, xã hội gần như mất định hướng, khiếp nhược trước họa xâm lăng, đối ngoại không nguyên tắc làm mất lòng tin của nhiều đối tác có khả năng là bạn trong thế giới hội nhập toàn cầu hiện nay? Mặt khác, và rất quan trọng, là chính nền kinh tế Trung Quốc hiện đang chênh vênh, bong bóng bất động sản có thể bùng nổ (40% xây dựng tồn đọng không ai mua) kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng ăm ắp nợ xấu.
Quan hệ Trung - Việt
Quan hệ hai đảng cộng sản láng giềng trải qua nhiều thăng trầm thời gian qua.
Tiếng là giàu (khi chỉ nhìn GDP, hiện là một khái niệm gây tranh cãi), nhưng Trung Quốc thực sự không có 'miếng': những sản phẩm công nghệ cao như Iphone làm ra, bán khoảng 200 USD một đơn vị thì TQ chỉ thu về được 7 USD chi phí cho lắp ráp, phần còn lại là tiền mua những linh kiện về bộ nhớ, hình ảnh, vv...từ Âu-Mỹ. Đây chỉ là một thí dụ trong rất nhiều gợi ra để nói cho ngay, kinh tế Trung Quốc chủ yếu vẫn còn là kinh tế gia công. Hiện lương lao động Trung Quốc tăng, nhiều Doanh Nghiệp từ từ chuyển khỏi Trung Quốc đến những nơi lao động rẻ, nạn thất nghiệp tạo áp lực trên phân bố lợi tức vốn rất bất bình đẳng (1% ngườigiầu kiểm soát gần 30% GDP) và có thể gây bạo loạn ở một số địa phương phía Bắc và Tây Bắc... Mô phỏng mô hình kinh tế Trung Quốc sẽ đưa Việt Nam đến vực bờ một sụp đổ trong tương lai không mấy xa.
Về những mặt văn hoá, quân sự, ngoại giao, thiển nghĩ các nhân sĩ và chuyên gia uy tín trong nước cũng như hải ngoại cùng nhau nói tiếng nói trung thực nay là chuyện gấp rút phải làm. Trong thời đại Internet, những người theo giải pháp hai buộc phải lên tiếng. Và trước toàn dân, xin được nhắc "Khôn không qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời’’.
"Tình thế đất nước trước sự xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam do Trung Quốc mưu đồ từ thời Hội Nghị Thành Đô, khiến lòng yêu nước của nhiều tầng lớp nhân dân sôi sục"
Nam Dao
Những phản biện trong một thế giới đa nguyên với thông tin mở sẽ là một cách vừa chấn dân khí, vừa mở dân trí. Với một lực lượng "dư luận viên" khá đông đảo, chắc chắn giải pháp hai sẽ được một giàn hòa tấu tung hô với mọi cung nhịp rôm rả.

'Cần nhưng chưa đủ'

Cuộc luận chiến giữa hai giải pháp cho phép những đảng viên ở mọi cấp cơ sở, từ những Bộ, Ban, Ngành cho đến các địa phương, tiếp cận với lý lẽ, sai trái, và từ đó chọn lựa giải pháp của mình.
Xin nhớ, những đảng viên này sẽ bầu Hội Đồng Đại Biểu, và những người này sẽ cùng những ủy viên trung ương khóa XI bầu ra ủy viên trung ương khóa XII.
Ngay chuyện bầu những người đại biểu này cũng không nên áp đặt mệnh lệnh, phải tôn trọng tính dân chủ, để mỗi thành viên tự mình quyết định trên cơ sở lợi hại của sự lựa chọn giữa hai giải pháp một và hai nói trên.
Có thể trước Đại Hội XII, Đảng sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương bàn về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Nhân dân hẳn hết lòng mong mỏi trong hội nghị này, nguyên tắc dân chủ cũng sẽ được tuân thủ.
Hội nghị Thành Đô
TQ đã có những toan tính sâu xa về VN từ Hội nghị Thành Đô (1990), theo tác giả.
Tình thế đất nước trước sự xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam do Trung Quốc mưu đồ từ thời Hội Nghị Thành Đô, khiến lòng yêu nước của nhiều tầng lớp nhân dân sôi sục.
Bức thư ngỏ của 61 Đảng viên kỳ cựu là một bước tích cực, 'cần' nhưng ai cũng rõ là chưa 'đủ'. Trong số những nhà bình luận, có người cho rằng bức thư vẫn nặng vị thế kiến nghị "xin, cho" hoà hoãn, có người bảo bức thư không thực tiễn, chỉ là tiếng kêu suông của một bầy chim trong nắng quái chiều tà.
Nhưng còn nắng, cứ nắng. Còn kêu được, cứ kêu. Nếu không đến đâu thì chỉ còn một kết luận, như ông Yeltsin (cố Bí thư thành ủy Moscow, cố Tổng thống Nga đầu tiên) đã từng làm ở Mạc Tư Khoa vào tháng 12 năm 1991, gần một phần tư thế kỷ trước.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả.

Không có nhận xét nào: