Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Báo Trung Quốc: Sớm muộn Cam Ranh cũng được trao cho quân đội Mỹ


tausanbay
Tàu sân bay USS George Washington và tàu tuần dương tên lửa Shiloh CG67 của Hải quân Mỹ tham gia cuộc tập trận Malabar 2014 giữa Mỹ-Nhật-Ấn

Ngày 2 tháng 8, tờ “Tuần san châu Á” Hồng Kông gắp lửa bỏ tay người cho rằng, ba nước Nhật Bản-Philippines-Việt Nam hợp tác “gây rắc rối” cho châu Á-TBD.
Ngày 2 tháng 8, tờ “Tuần san châu Á” Hồng Kông gắp lửa bỏ tay người cho rằng, ba nước Nhật Bản-Philippines-Việt Nam hợp tác “gây rắc rối” cho châu Á-TBD.
Tờ “Tầm nhìn” (qianzhan.com) Trung Quốc ngày 2 tháng 8 đăng bài viết tuyên truyền xuyên tạc nhan đề “Báo Hồng Kông: Việt Nam sử dụng vịnh Cam Ranh dụ Mỹ, Hải quân Trung Quốc bị đe dọa vũ lực”.

Bài viết cho rằng, căn cứ vịnh Cam Ranh thời kỳ Chiến tranh Việt Nam có thể nói là căn cứ quân sự tốt nhất và lớn nhất Đông Nam Á, cũng là căn cứ tác chiến và căn cứ hậu cần quan trọng nhất của Quân đội Mỹ.
Báo TQ tuyên truyền rằng, trước đây, có tin cho biết, sau khi Trung-Việt nổ ra “xung đột Tây Sa” (Tây Sa là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Việt Nam có ý định lôi kéo Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, bán vũ khí tiên tiến cho Việt Nam. Để trả ơn, hạm đội Nga được Việt Nam cho đến “đóng” ở vịnh Cam Ranh.
Theo xuyên tạc đánh lừa dư luận, đổ trách nhiệm cho người khác của bài báo, Mỹ ngầm ủng hộ Việt Nam đối đầu với Trung Quốc, sóng gió Biển Đông nổi lên, Việt Nam lại sử dụng “thủ đoạn cũ”, tiếp tục dùng vịnh Cam Ranh dụ Mỹ xuất quân Biển Đông.
Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng, Chính phủ Việt Nam (từng tiến hành chiến tranh 10 năm với Mỹ) tuy không công khai cho biết cho phép Hải quân Mỹ sử dụng căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh, nhưng cùng với quan hệ Trung-Việt căng thẳng, Việt Nam cung cấp vịnh Cam Ranh (cho Mỹ) là việc sớm hay muộn.
Ngày 2 tháng 8, tờ “Tuần san châu Á” Hồng Kông gắp lửa bỏ tay người cho rằng, ba nước Nhật Bản-Philippines-Việt Nam hợp tác “gây rắc rối” cho châu Á-Thái Bình Dương (ý nói liên kết chống lại ý đồ bành trướng trên biển của Bắc Kinh, hợp tác an ninh hàng hải), trong khi đó Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy ở phía sau, gây ra làn sóng chống Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo bài báo, chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Obama ưu tiên “giám sát Trung Quốc” và “đáp trả Trung Quốc”, mặc dù bề ngoài luôn nhấn mạnh “từ bỏ diễu võ dương oai ở nước ngoài”, nhưng do lợi ích thúc đẩy, không loại trừ dựa vào bàn tay của Nhật Bản, dùng vũ lực tấn công Trung Quốc.
Mỹ tuyệt đối không phải là con “hổ giấy”, trước đây không phải, bây giờ không phải, nhưng sau 6 năm cầm quyền của Obama, Mỹ hầu như đã trở thành con hổ không có răng.
Trong mắt Tổng thống Nga Putin không có Obama, đến cả Tổng thống Assad của Syria cũng không để ý đến Obama. Chỉ có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn coi Mỹ là “thần thánh”, coi Obama là “át chủ bài” đối phó Trung Quốc.

HD981
Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Theo bài báo, “chủ nghĩa Obama” có lẽ thích hợp với châu Âu, Trung Đông và châu Phi, nhưng xuất hiện với bộ mặt khác nhau ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi lên cầm quyền vào năm 2009, Obama từng cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton khi đó cùng nhấn mạnh “Mỹ sẽ quay trở lại châu Á”, “chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ coi châu Á là trọng điểm”.
Bà Hillary thậm chí đi thăm đầu tiên tới châu Á-Thái Bình Bình với tư cách Ngoại trưởng để làm nổi bật chính sách ngoại giao mới của Mỹ. Nhưng, sự biến đổi to lớn của thế giới Ả rập đã buộc chính quyền Obama phải tạm thời quên đi Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dùng hành động để thể hiện Nhật Bản có chủ quyền tuyệt đối với đảo Senkaku, “không ngại chọc giận Trung Quốc”. Điều này do có Mỹ làm chỗ dựa, như Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, trong khi đó, chiến lược lớn “liên kết Nhật Bản kiềm chế Trung Quốc” của chính quyền Obama vui vẻ nhìn thấy thái độ cứng rắn của ông Shinzo Abe đối với Trung Quốc.
Mỹ hy vọng Nhật Bản thể hiện thái độ không thỏa hiệp, không cúi đầu với Bắc Kinh ở Đông Bắc Á, trước Philippines, Việt Nam và Đông Nam Á, để Trung Quốc biết rằng các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương cho dù có thể tự do đi lại, nhưng “cờ đỏ 5 sao” không thể diễu võ dương oai quá mức.

nhatban
Nhật Bản thay đổi rất nhiều về chính sách an ninh-quân sự dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe

Bài báo võ đoán cho rằng, chính quyền Obama hiểu rất rõ, nước duy nhất có thể ngăn chặn Trung Quốc ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương chỉ có Mỹ.
Bài báo đá thêm một câu ly gián để chốt lại rằng: Nhật Bản, Việt Nam và Philippines “giơ nanh vuốt” chỉ là “tay sai” của Mỹ.
Cũng liên quan đến động thái của Mỹ ở Biển Đông, báo chí Trung Quốc như tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 2 tháng 8 đã để ý tới việc 2 nghị sĩ Hạ viện Mỹ đã đưa ra dự thảo nghị quyết về an ninh biển và tranh chấp biển khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có đề nghị bán hoặc chuyển nhượng vũ khí cho Việt Nam.
Đó là dự thảo nghị quyết do hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Randy Forbes và Hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Colleen Hanabusa đệ trình lên Quốc hội Mỹ, nhằm tái khẳng định Mỹ ủng hộ tự do hành động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ.
Được biết Randy Forbes là Chủ tịch Tiểu ban lực lượng trên biển của Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ, còn Colleen Hanabusa là thành viên của ủy ban này.

kiemnguvn
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo theo luật pháp quốc tế
Theo Giáo Dục

Không có nhận xét nào: