Pages

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Để lại gì cho mai sau?

Liên quan đến vấn đề lấy lại Hòang Sa – Trường Sa từ Tàu, hiện nay giới lãnh đại hình như đã đầu hàng. Họ nói nếu đời này không lấy lại được, thì đời sau, đời sau nữa, và đời sau nữa, v.v. Tôi thấy quan điểm này rất buồn cười vì nó không đúng đạo lí của người VN.
Đạo lí của người VN là bằng mọi cách tạo điều kiện cho con cháu mình phát triển hơn. Phải làm sao con hơn cha. Đời cha mẹ chẳng có ai có bằng đại học, nên cha mẹ phải “cày” ngày đêm để con được đi học đàng hoàng. Khi cha mẹ đã có nhà cửa, cha mẹ còn tìm cách mua nhà hay đầu tư cho con cái. Nói chung người VN luôn tìm cách tạo điều kiện tốt hơn cho con cái đời sau, thậm chí cho cả cháu (nếu có điều kiện).

Còn đằng này, Nhà nước hiện hành không làm gì để thu hồi HS-TS về VN, mà còn đùn đẩy cho con cháu đời sau! Nhưng thật ra, cũng chẳng có gì để để lại cho đời sau. Chẳng hạn như một thảo luận trên VNN có câu rất đáng chú ý “Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng.” Nhưng tác giả giả bài này rất từ hào điều đó “chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”. Tôi thì không tự hào chút nào cả; vì đó là một suy nghĩ vô trách nhiệm, nó giống như thế hệ này ăn hết rồi vỗ vai thế hệ sau: cố găng vươn lên bằng chính tài năng của mình. Một câu hỏi như thế cũng rất thích hợp cho những kẻ đang ngày đêm phá nát rừng biển của VN.
Tôi chợt nhớ đến luật môi trường ở Úc. Ở Úc họ rất nghiêm ngặt với môi trường, tất cả các hãng sửa xe hơi phải có hầm chứa nhớt và dầu riêng. Bất cứ một ai chỉ cần đổ 1 lít nhớt xuống cống là Hội đồng thành phố đến ngay vì họ có thể truy tìm nguồn gốc rất dễ dàng. Một người VN bị tội đổ nhớt vào ống cống (vì nghĩ chẳng ai biết), và cảnh sát môi trường đến phạt và phải đem ra tòa, tổng chi phí lên đến gần 5000 AUD! Họ lí giải rằng nếu ai cũng đổ nhớt như thế thì cá sẽ chết, và mình chẳng còn gì để cho thế hệ mai sau. Xứ tư bản bóc lột mà sao chúng suy nghĩ nhân văn thế?!
Còn ở VN, không để lại cơ sở vật chất và tài nguyên, cũng chẳng có tiền bạc (vì đang thiếu nợ chồng chất) mà nói là thế hệ sau sẽ thu hồi HS-TS! Đó là một cách buôn bán hi vọng không có thật.
—–

Không có nhận xét nào: