Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

CHÍNH SÁCH TÁI CN BẰNG: CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH CỦA HOA KỲ Ở CHÂU Á ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?


US Asia rebalance
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, Phía Trước / Hayley ChannerEast–West Center
Nhìn chung, các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á có thể giúp đóng góp vào chính sách tái cân bằng thông qua các mối liên kết với nhau, tăng cường khả năng tương tác và đầu tư nhiều hơn nữa vào các diễn đàn đa phương.
Chính sách tái cân bằng ở châu Á và sự hứa hẹn của Hoa Kỳ trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã khiến một số nước đồng minh của Washington và các đối tác trong khu vực mong đợi Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn nữa ở khu vực này. Nhiều quốc gia – trong đó bao gồm cả Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc – đều hoan nghênh chính sách tái cân bằng của Washington, mặc dù đã có những lời chỉ trích từ một số nước rằng Hoa Kỳ “chỉ khoa trương bằng lời nói và không có hành động nào cụ thể”. Trong khi chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ đã được diễn giải cụ thể thì ngược lại sự đóng góp từ các nước đồng minh vẫn chưa rõ ràng. Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều áp lực sau một thời gian dài cam kết hỗ trợ quân sự tại hai nước Iraq và Afghanistan. Sự cô lập và một môi trường an ninh toàn cầu đa dạng vẫn tiếp tục lây lan dẫn đến việc tài nguyên của Hoa Kỳ ngày càng suy yếu hơn. Những hạn chế này đã buộc Hoa Kỳ kỳ vọng vào các nước đồng minh ở châu Á cũng như trên toàn cầu để họ có thể đóng góp nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ muốn các nước đồng minh làm những gì và trong lĩnh vực nào?

Để trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là phải hiểu các nước đồng minh của Hoa Kỳ hiện đang làm gì. Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc là ba trong số các nước đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ ở châu Á và thường được nhắc đến chung với nhau trong chính sách tái cân bằng của Washington. Nhật Bản đã góp phần vào chính sách tái cân bằng thông qua một số cách như cố gắng diễn giải lại hiến pháp hòa bình của nước này và mở rộng vai trò của lực lượng tự vệ trong các hoạt động an ninh toàn cầu – đặc biệt là những công việc được ủy nhiệm từ Liên Hiệp Quốc – bằng cách gia tăng chi tiêu quốc phòng và mua bán vũ khí. Tất nhiên các biện pháp này cũng giúp phục vụ những lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
Úc đã liên tục đón tiếp Thủy quân Lục chiến của Hoa Kỳ trong Lãnh thổ phía Bắc của nước này kể từ tháng Tư năm 2012 và đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ trong lĩnh vực lực lượng tư thế, khả năng tương tác, không gian mạng và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Canberra cũng cung cấp hỗ trợ chính trị và quan trọng hơn đã lên tiếng phản đối tuyên bố hành động đơn phương của Trung Quốc về Khu vực Xác định Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hồi tháng Mười một năm 2013.
Hàn Quốc cũng đã hỗ trợ Hoa Kỳ thông qua hợp tác quân sự, bằng cách chấp nhận cho Hoa Kỳ gửi thêm một tiểu đoàn quân đội vào nước này. Seoul cũng nâng cao các cuộc tập trận quân sự với Hoa Kỳ giữa lúc Bắc Triều Tiên đang có các hành động rất khó lường và hiếu chiến. Như vậy, các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á đang đóng góp rất tích cực vào chính sách tái cân bằng thông qua một số lĩnh vực cụ thể và cường độ khác nhau. Nhưng Hoa Kỳ muốn họ góp sức thêm như thế nào?
Tác giả có cơ hội trò chuyện thêm với một số cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ, các chuyên gia và các học giả tại Washington, D.C. trong hai tháng qua và được biết thêm một vài thông tin thú vị như sau.
Về phần Nhật Bản, nước này đang đóng góp một phần rất lớn lớn trong chính sách tái cân bằng thông qua nền kinh tế. Cụ thể, nước này đã đồng ý tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương(Trans–Pacific Partnership)và đang tiến hànhcải cách cơ cấukinh tếđể khôi phục lại nền kinh tế Nhật Bản.TPP–một hiệp ướcthương mại đang được đàm phángiữa mười haiquốc gia–được thiết kế đểmở rộng thị trườngvà thiết lập cáctiêu chuẩn quy tắc thương mại chất lượng caotrong nền kinh tếtoàn cầu.Từ quan điểm củaHoa Kỳ,TPPlà một trong những thành phầnkinh tế củachính sách tái cần bằng. Nếu thành công,thỏa thuậnTPPsẽ bao gồmcác nền kinh tếđại diện chokhoảng 40%kinh tếthế giới vàsẽgiúp hình thànhcác quy tắcthương mại quốc tếtrong thế kỷ 21. Là nền kinh tế lớnthứ ba thế giới, Nhật Bảnsẽ đóng một vai trò lớn choviệc đảm bảosự thành côngcủa TPP. Các lĩnh vực khácmàNhật Bảncó thể giúpchính sách tái cân bằng làgia tăngchi tiêu quốc phònglêntrênmột phần trăm của tổng số GDP, cải thiện các mối quan hệ vớiHàn QuốcvàTrung Quốc và tăngsự tham giacủa mình với các nước Đông Nam Á – những điều mà Nhật Bản đã bắt đầuthực hiện.
Đối với Úc, sức mạnh chính đối với việc hỗ trợ chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ là trở thành tiếng nói chính trị trong khu vực. Đại đa số người được phỏng vấn cho rằng Úc có thể giúp nước Hoa Kỳ bằng cách thúc đẩy trật tự và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quy tắc ứng xử dựa trên luật lệ. Đặc biệt, Úc được xem là hơi thụ động liên quan đến các hành động tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Úc hiện đang duy trì vị trí trung lập, và trong khi nước này ủng hộ ASEAN kêu gọi các bên xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc thì Úc cũng nhấn mạnh rằng họ không có lợi ích trực tiếp trong các vụ tranh chấp. Các điểm thường gặp của Hoa Kỳ là Úc nên lên tiếng mạnh mẽ hơn để chống lại hành động cưỡng bức của Trung Quốc và lên tiếng hỗ trợ Philippines trong việc đưa vụ tranh chấp ra trọng tài quốc tế, điều mà Hoa Kỳ đã và đang thực hiện. Bởi nếu có tiếng nói mạnh hơn trong các vấn đề ở khu vực này thì Úc có thể khuyến khích các nước khác làm theo và có thể mang một số ảnh hưởng đến Trung Quốc. Về phần đóng góp quân sự, Úc có thể hỗ trợ bằng cách gia tăng chi tiêu quốc phòng, nâng cấp căn cứ quân sự hiện có để lưu trữ các lực lượng khác của Hoa Kỳ và tăng cường giám sát hàng hải.
Trái ngược với Nhật Bản và Úc, Hàn Quốc không góp phần nhiều như nhiều người kỳ vọng và các lĩnh vực này cũng không được xác định rõ ràng. Cho đến nay Washington vẫn còn có cảm giác không chắc chắn về mức độ mà Seoul sẵn sàng ủng hộ cũng như khả năng đóng góp vào chính sách cân bằng của Hoa kỳ. Điều này xuất phát từ việc Hàn Quốc tin rằng chính sách tái cân bằng chủ yếu nhắm đến Trung Quốc nên họ rất thận trọng để Trung Quốc không nghĩ rằng Seoul đang đứng về phía Washington chống lại Bắc Kinh. Seoul rất cẩn thận để không gây xích mích trong mối quan hệ với Bắc Kinh vì Trung Quốc là một yếu tố quan trọng trong việc thống nhất bán đảo Triều Tiên. Mặc dù mối quan tâm của Hàn Quốc rất đáng chú ý nhưng các nhà phân tích ở Washington vẫn tìm những lĩnh vực để Seoul có thể đóng góp nhiều hơn nữa nhằm hỗ trợ cho chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.
Đặc biệt, Hàn Quốc có thể thực hiện các biện pháp trong đó cho phép nước này dành lại bối cảnh lại kiểm soát các hoạt động trong thời chiến (OPCON). Hoa Kỳ muốn chuyển giao OPCON để Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của riêng mình. Hàn Quốc cũng có thể phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo phức tạp hơn – tích hợp nền tảng trên mặt đất và trên biển – cũng như tăng cường khả năng tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), và giữ lại lực lượng dự bị quân sự cho đến năm mươi tuổi. Về những phần còn lại liên quan đến chính trị và ngoại giao, Hàn Quốc có thể nỗ lực để cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản.
Nhìn chung, các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á có thể giúp đóng góp vào chính sách tái cân bằng thông qua các mối liên kết với nhau, tăng cường khả năng tương tác và đầu tư nhiều hơn vào các diễn đàn đa phương. Ngoài ra, nhiều người ở Washington muốn các nước đồng minh của Hoa Kỳ phải chủ động hơn về các vấn đề trong khu vực thay vì luôn tìm đến Hoa Kỳ.
Như đã trình bày ở trên, rõ ràng là Hoa Kỳ hy vọng rằng các nước đồng minh ở châu Á có thể đóng góp nhiều hơn vào chính sách tái cân bằn của Washington. Tài chính, chính trị và – trong một số trường hợp – xã hội và văn hóa sẽ ngăn cản các nước đồng minh của Hoa Kỳ thực hiện hết những mong muốn mà họ muốn làm. Tuy nhiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đang nỗ lực để hỗ trợ chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ, và nếu họ có thể chuyển đạt ý định của họ một cách tốt hơn đến với khu vực lẫn người dân nội địa thì điều này sẽ giúp đảm bảo chính sách tái cân bằng tồn tại lâu hơn và để các chính quyền kế nhiệm có thể tiếp tục chính sách quan trọng này.
Hayley Channer là một phân tích viên tại Viện Chiến lược Chính sách Úc (ASPI) và hiện đang là Học giả tại Trung tâm Đông–Tây ở Washington.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào: