Pages

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Tàu Trung Quốc-Philippine “gầm ghè” nhau ở Biển Đông.

6 tàu thuyền đánh bắt cá của Philippine đã kéo đến bãi cạn Scarborough để “cân xứng” với lực lượng tàu thuyền của Trung Quốc đang có mặt tại khu vực trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang sôi lên sùng sục.
Theo Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Bắc Luzon (Philippines) – Trung tướng Anthony Alcantara hôm qua (29/4) cho biết, 6 tàu thuyền đánh cá của nước này đã có mặt ở bãi cạn Scarborough – nơi cũng đang có mặt 6 tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc từ hồi tuần trước.

“Có 6 tàu thuyền đánh bắt cá của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn. 6 tàu chuyền đánh bắt cá của chúng tôi cũng đang có mặt tại đây”, Trung tướng Alcantara cho biết.

Biển Đông nối sóng làm cả Châu Á chao đảo.

(VnMedia) - Dù tiềm ẩn khá nhiều mâu thuẫn nhưng Châu Á vẫn được xem là ổn định và yên bình hơn các châu lục khác. Tuy nhiên, tháng 4 vừa rồi, khu vực này bỗng chốc biến thành “chảo lửa” vì những tranh chấp quyết liệt ở Biển Đông và vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Triều Tiên “châm ngòi lửa” đốt nóng khu vực
Ngay từ đầu tháng 4, cả khu vực bán đảo Triều Tiên đã sôi lên sùng sục trước tin Bình Nhưỡng sắp tiến hành một vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ. Một loạt nước đã ngay lập tức có phản ứng gay gắt với kế hoạch này của Triều Tiên.

Chưa khi nào, người ta thấy khu vực xung quanh Triều Tiên lại nóng rực và đáng báo động như vậy. Tất cả những lời nói, những động thái diễn ra trong những ngày đầu tháng 4 làm người ta liên tưởng đến một cuộc chiến tranh sắp xảy ra.

Trung Quốc bác đề xuất giải quyết tranh chấp Biển Đông tại tóa án quốc tế.

Sau khi cảnh báo Philippines chớ nên “quốc tế hóa” tranh chấp ở Biển Đông, ngày 29/4, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ đề xuất của Mania trong việc đưa cuộc tranh chấp tại Hoàng Nham/Scarborough ra phân xử tại Tòa án quốc tế về Luật biển.


Hải quân Mỹ và Philippine tập trận tại vùng biển Tagcauayan
thuộc đảo Palawan hôm 23/4.

Bắc Kinh đưa ra phản đối trên sau khi Malina đệ đơn yêu cầu hòa giải lên Tòa án quốc tế về Luật biển.
“Trung Quốc chính thức phản đối việc Philippines tìm kiếm hòa giải quốc tế trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở bãi đá cạn Scarborough”, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố nêu rõ.

Cư dân mạng Trung Quốc tìm cách phá vỡ hàng rào kiểm duyệt vụ Trần Quang Thành.




Luật sư mù Trần Quang Thành. Reuters

Ngay sau khi thông tin về vụ nhà luật sư mù Trần Quang Thành trốn thoát khỏi nơi quản chế được loan báo hôm 27/04/2012, guồng máy kiểm duyệt tại Trung Quốc đã cấp tốc khởi động để ngăn chặn không cho tin tức và bình luận về vụ này được phát tán rộng rãi, đặc biệt là trên mạng Vi bác. Một loạt từ ngữ bị đưa vào danh sách đen và các thông tin chứa đựng các từ đó đã bị xóa bỏ. Thế nhưng hàng rào này đã không cản được giới sử dụng Internet tại Trung Quốc.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào hôm qua 29/04, nhiều thông điệp vẫn len lỏi được qua hàng rào kiểm duyệt để bày tỏ thái độ ủng hộ ông Trần Quang Thành trên mạng Vi bác, phiên bản địa phương của mạng Twitter, vốn bị cấm tại Trung Quốc.
Một người tên "Sikeyadi" – với ảnh minh họa là một người đeo kính đen ở sau song sắt - đã viết : "Tuyệt vời ! Quả thực là nhà luật sư mù đã được giải cứu. Ánh sáng tự do bùng cháy mạnh mẽ…" Một người khác, bí danh là "sporadicspor" thì tuyên bố : "Những thành tựu của nhà luật sư mù này làm tôi có thể mạnh dạn nói rằng tại Trung Quốc, chúng tôi có những con người thực sự bất khuất".

Phỏng vấn Đại sư Thupten Phelgye, một cựu đại biểu quốc hội lưu vong Tây Tạng

California, USA - Tuần trước Ngọc Hiếu (NH) hân hạnh được phỏng vấn Đại sư Thupten Phelgye (TP), một cựu đại biểu quốc hội lưu vong Tây Tạng. Nhân dịp Tháng Tư Đen, Đài Truyền Hình SBTN chiếu thương trình “Nhân quyền và Tự Do Tôn Giáo với Cao Tăng Tây Tạng”. Lilly chưa có video của cuộc phỏng vấn này nên xin chia sẻ với mọi người bản dịch cuộc phỏng vấn với Đại sư Phelgye.
Lời giới thiệu:
Ngọc Hiếu (NH) xin kính chào quý thính giả của Đài Truyền Hình SBTN. Hôm nay NH rất hân hạnh được gửi đến quý vị một chương trình đặc biệt với khách mời là một cao tăng Tây Tạng. Trước khi vào cuộc trò chuyện, NH xin giới thiệu đôi nét về Đại sư Thupten Phelgye.

Bức thư của Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ


Sài Gòn – Kính gởi : Quí vị Lão thành Cách mạng, kháng chiến cũ chống thực dân, bành trướng bá quyền phương bắc, bọn diệt chủng phía nam
Đảng viên Cộng sản VN chân chính
Quân đội nhân dân VN
Đồng bào cả nước
Từ THAM VỌNG đến TỘI ÁC
Lần đầu tiên, từ khi tôi bước chân vào con đường đấu tranh cho Hòa bình VN sau biến cố đẫm máu Tết Mậu thân năm 1968 cả Thế giới bàng hoàng… kêu gọi các bên chấm dứt chiến tranh vãn hồi Hòa bình tại VN , xin gởi đến Quí vị nỗi bức xúc của một công dân không phe phái, thù hận đã từng mơ ước đất nước thanh bình tìm gặp lại thân phụ bị giết hại mất tích, 37 năm qua đối với tôi cũng chỉ là mơ. Trong thời gian hoạt động tôi có dịp đọc nhiều giải pháp hòa bình của các bên lâm chiến, sở dĩ tôi chỉ nhắc lại “giải pháp hòa bình cho VN sau khi chiến tranh chấm dứt” của Ông HCM vì con cháu của ông đang cai trị đất nước đã từng chiến thắng quân xâm lược trở thành khiếp nhược, xin đừng vội kết tội hay “chụp mũ”. Quí vị hoan hỷ tìm đọc lại và mong nhận đươc ý kiến, giải pháp…. đăng trên tờ New Week tháng 2/1969 do ký giả Walter LIPPMANN thực hiện tại Hà Nội ngày 3/12/1968 ông Hồ đã nêu lên nhiều vấn đề trong đó có ý đồ của CSTQ trước khi chết. Công an T/p HCM bắt tôi ngày 26/4/1990 tịch thu nhiều tài liệu có bài báo nói trên .

37 năm nhìn lại - phần 2



AFP photo
Xe tăng Lực lượng Giải phóng Quốc gia (FLN)
 trên đường phố Saigon sau ngày 30/4/1975.

Hiền Vy, thông tín viên RFA 

Mời quí vị xem tiếp câu chuyện của những người thiếu phụ Việt Nam lặn lội đi thăm chồng sau khi đất nước đã thống nhất.

Thực trạng "học tập cải tạo"

Trong những chuyến đi thăm nuôi người nhà, các chị cũng chứng kiến những cảnh thật đau lòng, chị Ngọc Diệp kể chuyện người cha già gánh nặng đi thăm nuôi con, mới hay tin là con đã chết:

37 năm nhìn lại - phần 1



AFP photo
Bộ đội cộng sản Việt Nam dẫn giải lính VNCH
 trên đường phố Saigon sau ngày 30 Tháng
Tư năm 1975.
Hiền Vy, thông tín viên RFA

Mặc dù đã 37 năm trôi qua, nhưng mỗi khi Tháng Tư về, người Việt hải ngoại vẫn không làm sao quên được những tai ương đã đến với họ sau cái ngày mà họ gọi là "Ngày Quốc Hận".
Tại Houston, cũng như mọi năm, năm nay ngoài những buổi lễ ghi dấu "Ngày Quốc Hận" - mà trong nước gọi là "Ngày Giải Phóng", hay "Ngày Chiến Thắng" - các buổi lễ tưởng niệm những người con dân Việt đã bỏ mình vì hai chữ Tự Do, và biểu tình phản đối Hà Nội trước tòa tổng Lãnh sự Việt Nam, còn có nhiều buổi văn nghệ để nhớ về "Biến cố 30/4".

Manila và Washington tăng cường hợp tác ngoại giao và quốc phòng

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta
AFP
Tú Anh
 
Theo AFP, 30/04/2012 là ngày mà Hoa Kỳ bắt đầu một tuần lễ vận động ngoại giao phối hợp với các nước châu Á có cùng mối lo âu về hiểm họa của Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama tiếp Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda, ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ sang thăm Trung Quốc, Bengladesh và Ấn Độ. Trước đó, ngoại trưởng Mỹ và bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta gặp hai đồng sự Philippines tại Washington.

Sẽ còn nhiều vụ Văn Giang khác ở Việt Nam

Cảnh sát cơ động tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012.
Cảnh sát cơ động tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012.
REUTERS/Stringer
Thanh Phương

Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đã lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
So với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế ở xã Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đã bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế. Phía chính quyền vì thế đã phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và, theo tố cáo của dân, thì có cả thành phần xã hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.

Bất đồng bỏ trốn gây bất lợi cho TQ

Nhà bất đồng Trung Quốc Trần Quang Thành
Nhà bất đồng Trung Quốc Trần Quang Thành
đã gửi thư cho Thủ tướng Ôn Gia Bảo
Sau khi trốn thoát khỏi nơi bị quản thúc tại gia, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Trung Quốc, ông Trần Quang Thành, đã phát hành trên mạng một băng hình gửi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Trong đó, ông trực tiếp kêu gọi và yêu cầu Thủ tướng mở một cuộc điều tra bộ máy an ninh địa phương, mà ông nói đã hành hung, sách nhiễu và thực hiện nhiều hành vi ngược đãi khác với ông và gia đình của ông.

Ông cũng yêu cầu Thủ tướng bảo đảm để mẹ, vợ và con gái của ông được an toàn, cũng như yêu cầu lãnh đạo chính phủ điều tra xem việc giám sát đối với ông đã được tài trợ ra sao và liệu có tham nhũng trong việc đó hay không.

Bắt cán bộ trại giam 'đánh chết người'


Phạm nhân trong trại giam (ảnh chỉ có tính minh họa)
Đã có cảnh báo về tình trạng lạm dụng
vũ lực trong trại giam
Tin cho hay một cán bộ trại giam ở Khánh Hòa vừa bị bắt điều tra vì nghi đánh chết phạm nhân, trong vụ khiến hàng nghìn tù nhân 'nổi loạn'.
Các báo trong nước nói ông Nguyễn Văn Khoa, cán bộ trại giam A2 (Diên Khánh, Khánh Hòa) đã bị bắt để điều tra hành vi "đánh phạm nhân bằng dùi cui cao su" khiến người này tử vong.

Vụ phạm nhân Nguyễn Chí Dũng (có báo nói tên là Dương Chí Dũng), 35 tuổi, bị đánh chết vào sáng thứ Bảy 28/4 đã khiến khoảng 2.000 tù nhân trong trại A2 'nổi loạn', vây đuổi cán bộ trại giam và cố thủ bên trong.
Báo Tuổi Trẻ cho hay Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - cơ quan quản lý các trại giam của Bộ Công an, đã phải tới tận nơi để nói chuyện và thuyết phục phạm nhân.

Đưa Dự Luật Phạt VN Vì Phạm Nhân Quyền Do các DB Zoe Lofgren, Loretta Sanchez…

WASHINGTON DC (VB) — Dân biểu liên bang Zoe Lofgren (Dân Chủ, San Jose) hôm Thứ Sáu 27-4-2012 đã trình một dự luật lưỡng đảng có tên là Thúc Đẩy Nhân Quyền xuyên qua Tham Dự Kinh Tế tại VN (dự luật viết tắt là FREE Vietnam hay là “Giải Phóng Việt Nam
Dự luật nhằm ngăn cản Việt Nam không được hưởng ưu đãi thương mại đặc biệt từ Hoa Kỳ cho tới khi nào chính phủ VN có các biện pháp nghiêm túc để ngăn các hành vi lạm dụng nhân quyền.
Bản văn từ văn phòng DB Lofgren nói rằng, bất kể áp lực liên tục từ Quốc Hội Mỹ và các hội nhân quyền, chính phủ VN tiếp tục vi phạm các cam kết nhân quyền quốc tế và cả bản hiến pháp VN.

30/4/1975: “Ai Thắng Ai,” Ai Giải Phóng Ai?

30 tháng Tư năm 2012
Thấm thoát đã 37 năm kể từ cái ngày định mệnh 30 tháng Tư năm 1975 khi xe tăng quân cộng sản Bắc Việt húc đổ cổng Dinh Độc Lập tại Saigon, chấm dứt cuộc chiến để chiếm đóng Nam Việt Nam, thiết lập chế độ cộng sản toàn trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

Theo thống kê không chính thức thì trong cuộc chiến, về nhân mạng Việt nam mất khoảng 4 triệu người trong đó “quân đội Nhân dân” Bắc Việt mất 1 triệu rưỡi, quân đội Nam Việt Nam mất khoảng 250 ngàn, và quân đội Mỹ khoảng 58 ngàn người; còn lại là thường dân, phần lớn là tại Miền Nam vì các cuộc tấn công, khủng bố, pháo kích của Việt cộng vào các khu dân cư; số người ở Miền Bắc chết và bị thương do các cuộc thả bom của Mỹ ít hơn nhiều so với số thường dân chết ở Nam Việt Nam.

37 năm: Cho ai? Vì ai?

Hồ Như Hiển
 
Hôm nay, 37 năm ngày thống nhất đất nước, đường phố, công sở giăng đầy biểu ngữ “Tinh thần ngày chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 bất diệt”.
37 năm ngày thống nhất đất nước, đài báo ra rả “Giải phóng miền Nam”.
37 năm ngày chiến thắng, đất nước tôi có những nhà lãnh đạo, có đội ngũ quan chức tuyệt vời: Vì tương lai con em chúng ta kệ cha con em chúng nó; trình độ có hạn thủ đoạn vô biên; dám làm mà không dám nhận, lí luận thiển cận, ngộ nhận vớ vẩn; ăn bẩn sống lâu, ăn cứt trâu thì bất tử.

Nhân dân còn tiếp tục ngây thơ, hy vọng… gì nữa?




Song Chi

Khi báo chí “lề phải” hòa giọng cùng với các diễn đàn độc lập, các trang blog cá nhân, báo chí ở nước ngoài, đồng loạt lên tiếng về vụ cưỡng chế đất ở đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, và hành động vùng lên phản kháng trong bước đường cùng của người cựu bộ đội-kỹ sư nông nghiệp-nông dân Đoàn Văn Vươn và em trai Đoàn Văn Quý, nhiều người đã cảm thấy vui mừng, le lói niềm tin trở lại. Rằng cuối cùng dư luận và công lý cũng phải thắng. Rằng vụ Tiên Lãng đã mở ra một tiền lệ cho những vụ tranh chấp, cưỡng chế đất đai đang diễn ra khắp mọi miền đất nước từ bao năm nay, khiến cho những kẻ cường hào ác bá, bọn tư sản đỏ thời nay phải chùn tay lại đắn đo trước khi quyết định dồn ép người nông dân thái quá. Rằng truyền thông báo chí nhà nước từ nay sẽ khác đi, phải khác đi-trước và sau vụ Tiên Lãng. Rằng chính ông Thủ tướng còn phải ra mặt giải quyết, buộc chính quyền huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng phải thu hồi lệnh cưỡng chế trái pháp luật đối với gia đình anh Vươn và các hộ nông dân khác, một số cá nhân đã bị kỷ luật rời chức vụ, những người khác bị kiểm điểm v.v….Như lời chị Phạm Thị Hiền, vợ anh Đoàn Văn Quý, em dâu anh Đoàn Văn Vươn đã thốt lên: “Gia đình em chấp nhận mất để xã hội được”. Có thế chứ!

Kinh doanh đa cấp - Lời hoang đường ngọt ngào

Đồng bào Việt Nam yêu quý!
Tôi thường xuyên lên mạng đọc những lời nguyền rủa tàn tệ của nhân dân dành cho phía bán hàng đa cấp. Tôi đã đặt ra một câu hỏi: Tại sao họ lại quá bức xúc với người bán hàng đa cấp như thế? Câu hỏi đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu hoạt động của ngành kinh doanh đa cấp. Tôi đã đi dự các buổi tập huấn của rất nhiều tập đoàn tôi lắng nghe cả tiếng cười của người chiến thắng và cả tiếng than của người bại trận.

Tôi lấy tập đoàn Tiens làm thí dụ cùng các bạn bình luận mấy vấn đề sau:

1. Chế độ hoa hồng

Tổng hoa hồng trả cho phía tiêu thụ sản phẩm 55,5 % (Đây là con số chính xác do tập đoàn Tiens cung cấp). Phần còn lại 44,5%, bao gồm lợi nhuận của tập đoàn ít nhất chiếm khoảng 20 %, thuế doanh nghiệp, chi phí sản xuất và các khoản chi phí khác chiếm khoảng 20%. Vốn sản phẩm chỉ còn khoảng 4,5% Ví dụ: Người tiêu dùng mua một triệu đồng sản phẩm. lãi xuất của người bán hàng là 555.000 đồng, thu nhập của công ty khoảng 400.000 đ. sản phẩm nguyên liệu vào khoảng 45.000 đ (thật đúng là lông dê mọc trên mình dê). Lãi suất của người bán càng nhiều thì giá của sản phẩm càng đắt. Mua hàng của công ty đa cấp trên danh nghĩa trực tiếp, sản phẩm từ nhà máy đến tay người tiêu dùng nhưng trên thực tế phải qua tầng tầng lớp lớp nhân viên. Cấp nào cũng kiếm tiền. Như vậy người tiêu dùng phải trả lợi nhuận cho mười mấy cấp. Thậm chí giá sản phẩm đắt gấp mười mấy lần. Điều này không phù hợp với lợi ích của người tiêu dùng. Thế mà những người bán hàng đa cấp vì muốn lấy lợi nhuận cố ý làm trắng đen lẫn lộn đã cố tình nói đây là hình thức kinh doanh tiến tiến nhất mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

37 Năm Niềm Tin, Hy Vọng

Ba Mươi Tháng Tư này là Ba Mươi Tháng Tư thứ ba mươi bảy. Ba mươi bảy năm niềm tin và hy vọng. Hy vọng vươn lên từ cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng nhiều vinh quang.
Các cơ quan đoàn thể chánh trị, văn hóa, xã hội, và truyền thông đại chúng của người Việt Hải Ngoại ở Âu, Mỹ, Úc châu từ mấy tháng nay đã chuẩn bị tổ chức kỷ niệm rầm rộ. Ba mươi bảy năm trên ba triệu người Việt đã gạt nước mắt rời bỏ quê nhà đi tỵ nạn CS trên 60 quốc gia, trải rộng khắp năm châu, bốn biển. Tất cả đồng loạt, đồng lòng tổ chức ngày Ba Mươi Tháng Tư thật lớn.


Ba mươi bảy năm theo xã hội học là một thế hệ. Nhưng đối với người Việt tỵ nạn CS, đó là cả ba thế hệ - thế hệ thứ nhứt, một rưỡi, và thứ hai -- chụm lại thành một thực thể trong cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang với hy vọng đã, đang và sẽ vươn lên theo định luật của sự sống thành một thế lực lớn mạnh thấy rõ.

CSVN không thể ngăn chận lòng yêu nước và các hoạt động dân chủ

Ngày 28 tháng 4 vừa qua, Bộ công an CSVN đã dàn dựng một bản tin và cho một số cơ quan truyền thông của chế độ loan tải về việc đã bắt giữ Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên đảng Việt Tân ngay sau khi anh đến phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 17-4-2012.
CSVN cáo buộc rằng anh Nguyễn Quốc Quân về Việt Nam để thực hiện cái gọi là “kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố nhằm phá hoại lễ kỷ niệm 30/4 và 1/5 năm 2012 tại Sài Gòn và một số tỉnh, thành phố.”

Đây là một cáo buộc hồ đồ nhằm xuyên tạc sự đấu tranh kiên cường và bất khuất của các nhà dân chủ, đồng bào yêu nước và bà con dân oan trước những áp bức độc tài, độc ác của đảng CSVN là do những kích động từ bên ngoài.
Xuyên tạc này còn nhằm gỡ thể diện cho chế độ trong lúc guồng máy đảng trị vừa rệu rã bên trong, vừa bị đồng bào cả nước chống đối mạnh mẽ và liên tục trong thời gian qua, mà những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, vụ Tiên Lãng, vụ Văn Giang là điển hình, và đang khiến chế độ phải lúng túng đối phó.

CHIỀU 30.4: ĐAU ĐỚN TRONG CHIỀU XƯƠNG TRẮNG ĐẤT VĂN GIANG

Lần đầu tiên trong đời, tôi cầm trên tay những mảnh hài cốt.
Tôi chưa định trở lại Văn Giang sau cái đêm ấy, sau cái ngày ác nghiệt ấy. Tôi định dành những ngày nghỉ lễ cho gia đình riêng của tôi. Nhưng sau khi đọc và post lên đây 2 bài thơ của Giáo sư Viện sĩ Hoàng Xuân Phú và 1 bài thơ của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết - thầy tôi, thì tôi quyết lòng phải trở lại Văn Giang.

Trong vai đôi vợ chồng trẻ, chúng tôi ăn mặc khá thoải mái khi về Văn Giang. Đây là công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải nức tiếng một thời. Chiều nay, trời vẫn xanh, nước vẫn xanh như những kẻ vô tình, kề bên là khu biệt thự sinh thái Ecopark:

VÌ ĐÂU NÊN NỖI - MỘT THOÁNG NGUYÊN HÌNH - thơ Hoàng Xuân Phú




NXD-Blog trân trọng giới thiệu chùm thơ mới nhất của Hoàng Xuân Phú

Một thoáng nguyên hình

Rùng mình khi xem đoạn video quay cảnh đánh người vô tội ở Văn Giang vào sáng ngày 24.4.2012, trong chiến dịch chiếm đất cho chủ Ecopark. Quặn đau như chính mình đang phải hứng chịu những cú đấm, cú đá và gậy gộc giáng thẳng vào đầu, vào mặt. Ớn lạnh trước thái độ ác ôn, bất chợt vô cớ đánh người, rồi lững thững quay lưng, như đã thỏa cơn ghiền man rợ. 82 giây video phát lộ thú tính.

BÀI TRẢ LỜI PV ĐẦU TIÊN CỦA CHỊ BÙI HẰNG, SAU KHI ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Sau 6 tháng bị giam cầm, bà Bùi Thị Minh Hằng cuối cùng đã được trả tự do, vào chiều ngày 29 tháng 4-2012.



Photo courtesy of blog Nguyễn Xuân Diện
Nụ cười Bùi Thị Minh Hằng - Trở về từ chốn lao tù

Rất vui mừng
Sau nhiều tháng trời đấu tranh đòi công lý, vào chiều ngày 29 tháng 4, bà Bùi Thị Minh Hằng đã được trả tự do và về đến nhà mình tại phường 4, thành phố Vũng Tàu.

Nói chuyện với chúng tôi qua điện thoại từ nhà của mình, bà Bùi Hằng cho biết cảm nghĩ của mình khi được đoàn tụ với người thân và gia đình:

“Rất vui mừng vì được thấy tình cảm của nhiều người gửi gắm vào mình. Bản thân chị thấy không có gì, vì bản thân vất vả thì không có gì nhưng chị cảm thấy lo lắng hơn trước hành xử của chính quyền, vì họ không muốn thay đổi theo pháp luật.”

Nhật ký mở: Lực bất tòng tâm mất rồi các bạn của tôi ơi!

Nhạc sĩ Tô Hải


TRONG CUỘC ĐỜI CÓ NGÀN VẠN ĐIỀU CAY ĐẮNG, CAY ĐẮNG NÀO BẰNG LỰC BẤT TÒNG TÂM?

Ngày 28 tháng 4/2012

- Tưởng rằng xin được về nhà sau khi thoát khỏi cơn mê để được tự do góp phần tiếng nói của mình trong những giờ phút “nước sôi lửa bỏng”, bạn - thù đã ngày càng rõ ràng, hết đường nhập nhèm đánh lận con đen...

- Tưởng rằng hai mặt trận giữa một hệ thống chánh tổng, lý trưởng, quan huyện, quan phủ, tổng đốc, công sứ, toàn quyền cùng các đội quân lê dương, khố xanh, khố đỏ, hiến binh, cảnh sát... đang ra sức bảo vệ quyền lợi cho vài trăm tên tài phiệt và gia đình họ hàng chúng, và một bên là những người nông dân, nông dân Việt đang ngày đêm bị chúng chiếm đoạt hết tài sản, sức lao động mà “càng được mùa thì lúa càng mất giá”... mà “lương tăng một thì tăng giá đòi lại hai”,... mà bắt buộc vẫn phải khen là “Chưa có bao giờ đời sống dân ta tuyệt vời như hôm nay!”... là “Đây là khát vọng đi lên XHCN của toàn dân”! Còn... ”nói ngược lại ông ra lệnh bắt bỏ tù, cho công an đánh bỏ mẹ!”

SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẢI NGOẠI

Vào đầu tuần tháng Tư Đen 2012 tại Úc Châu, tôi được một diễn đàn người Úc, “The Humanist Forum”, gồm một số chính trị gia, giáo sư đại học, những nhân vật phản chiến cũ, mời thuyết trình về đề tài “Sự tồn tại của Con Người qua Niềm Tin”, trong đó có phần nói về chiến tranh VN trước 1975, lý do tại sao miền Nam Cộng Hòa bị cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm và đời sống tinh thần - vật chất của tù nhân chính trị VNCH bị cộng sản giam cầm, đời sống lưu vong của người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới. Suốt hơn hai tiếng đồng hồ nói chuyện, có cả phần giải đáp thắc mắc của cử tọa, tôi đã mở đầu buổi hội thảo bằng cách đặt trên mặt bàn một khúc cây khô tôi đã nhặt sau vườn. Mọi người nhìn tôi im lặng, không hiểu tôi sẽ nói gì với hình tượng khúc cây khô đó.

TÂM SỰ GIẢI PHÓNG CỦA NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ



Tôi cựu chiến binh bộ đội miền Bắc, gặp lại anh, anh thương binh miền Nam sau ngót 40 năm Đại Thắng Mùa Xuân. Anh cụt cả hai tay, anh kẹp những tờ vé số giữa hai cái xương bịchẻ đôi, đi bán vé số dọc đường Nguyễn Văn Bé, sang đường Hùng Vương ở Long Khánh.

Hôm nay ngày 30 tháng tư, kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng, tôi nhớ anh, anh thương binh bán vé số nuôi mình và nuôi vợ, con.

Lời tri ân của chị Bùi Thị Minh Hằng

Gửi tất cả những người bạn yêu quý của Bùi Hằng

Lời đầu tiên, xin cho Bùi Hằng và gia đình được gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã luôn lo lắng và lên tiếng bảo vệ cho Bùi Hằng trong 6 tháng qua. Xin cảm ơn những blogger, các cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế, tòa đại sứ và chính phủ các nước đã lên tiếng đòi trả tự do cho Bùi Hằng. Từ tận đáy lòng, xin các bạn hãy nhận từ Bùi Hằng lời cảm ơn chân thành nhất.
Chiều hôm nay, Bùi Hằng trở về nhà trong một thân xác tiều tụy, đủ các vết thương trên người. Thế nhưng, đây sẽ là ngày trở về đầy niềm vui và hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Niềm vui trào dâng cùng những giọt nước mắt vừa mừng, vừa tủi.

BAO GIỜ ƯỚC MƠ “GIẢI OAN CHO CUỘC BỂ DÂU” NÀY TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

Còn đúng một ngày nữa là đến lần thứ 37 ngày Quốc Hận 30 tháng 4.
Năm ngoái, cũng vào đúng ngày này, những người Việt tỵ nan cộng sản tại hải ngoại lại phải “xúc động khi nghe tin tìm ra 22 hài cốt tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bên cạnh 7 thẻ bài ở Sàigòn”.
Nguyên văn bản tin như sau:
“Sàigòn – Hàng chục thi hài chiến binh VNCH vừa được thấy tại ngoại ô Sàigòn, trong đó có những hố chôn chung 3 hay 4 hài cốt. Bản tin từ thông tấn quốc nội VNmedia đăng tải tin này trong đó có ghi rõ nhiều số quân và đăng hình 2 thẻ bài. Bản tin nói rằng công nhân xây cất ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Sàigòn đang tìm kiếm thêm, nên chưa rõ sẽ có thêm hài cốt nào nữa hay không. Địa danh vừa nêu trên có lẽ là vùng gần Trung tâm Huấn luyện Quang Trung cũ. Bản tin cho biết trong lúc thi công xây cất nền móng của trường Đại học Giao thông Vận tải Sàigòn ở cơ sở 3 thuộc Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, các công nhân đã phát hiện nhiều bộ hài cốt. Một công nhân đang tìm những bộ hài cốt còn lại cho biết khoảng một tuần trước, trong lúc đào các hố móng sâu gần 1 thước thì họ phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm rải rác trong khu vực đang xây dựng. Trong đó nhiều hố chôn chung từ 3 đến 4 bộ hài cốt. Đến nay tìm được 22 bộ, một số hài cốt có kèm theo thẻ làm bằng kim loại ghi rõ tên họ, số quân, nhóm máu, quê quán.

Quốc hận? Nội chiến? Những bài học lịch sử!

Không chỉ với người Việt hải ngoại (Dziệt Cộng gọi là nước ngoài) mà cả với những người Việt trong nước (quốc nội), gọi ngày 30 tháng Tư là NGÀY QUỐC HẬN. Người ta gọi như thế có đúng chăng, đúng như thế nào? Hận cái gì và hận ai? Chúng ta có nên nhìn lại lịch sử để “ôn cố tri tân”?
Dân tộc chúng ta, với một ngàn năm đô hộ giặc Tầu, một trăm năm làm nô lệ cho Tây, không ít lần bị người Tầu xâm lược, từ trước khi Bắc thuộc, từ thời Triệu Đà xâm lăng Nam Việt, chiếm nước Âu Lạc của Thục Phán, khiến vua An Dương Vương biến thành con chim quốc (bôm na gọi là chim cuốc) dân tộc nầy đã có Quốc Hận rồi, từ trong “Chuyện Cổ Tích” Văn Chương Bình Dân. (Dziệt Cộng gọi là Văn học Dân gian).
Nhìn chung, dân tộc nầy (tính chung cả người Chàm, người Miên thủy Chân Lạp, v.v…) có nhiều quốc hận, được nhắc lại nhiều lần, trong sử sách (dĩ nhiên) và cả trong văn chương, nghệ thuật).

Bước Qua Dòng Bến Hải

Cuộc nội chiến tại Việt Nam đã sang trang mới kể từ ngày 30-4-1975. Tới khi lằn ranh 2 miền đã không còn chia cách, những sự thật về chế độ độc tài độc đảng đã và đang dần dần hiển lộ.
Không đơn giản là những cách biệt kinh tế hay phương thức kinh doanh, mà còn dị biệt hiển lộ từ những xa rời văn hóa. Và trong tận cùng của nền tảng văn hóa là một ước mơ sâu thẳm về quyền con người, nghĩa là về nhân quyền. Từ đây, mỗi người đã có những cách rất riêng để bước qua dòng sông Bến Hải.
Những người Hà Nội đã nghĩ gì về ngày 30 tháng 4… là một câu hỏi thường đặt ra hàng năm trong tháng tư.

CÁI DỐT CỦA CỘNG SẢN (Phần 2)

Trong bài cùng tựa đề (Phần 1), tôi có viết như sau: ”So với cộng sản Tàu, Cuba, Bắc Hàn và Lào, đảng cộng sản VN là tập thể dốt hàng đầu. Nói cách khác, họ là người dốt nhất thế giới bởi vì cả gan tự cho mình là ”đỉnh cao trí tuệ, lương tri của thời đại, vô cùng đạo đức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, giai cấp tiên phong, chuyên chính, vô sản…”
Họ bị cả Thế Giới khinh bỉ, cụ thể là bị lột mặt nạ bởi những ”yếu nhân” mà tôi đã nêu lên trong bài trước, ở Phần 1. Họ kiêu ngạo như đã nói. Cho nên, tôi phải ”thay tên” cho họ như sau:
1. ”Đỉnh cao trí tuệ” thành ”đỉnh cao tồi tệ” bởi vì họ là hiện thân của mọi sự dữ. Ô danh và tội ác của họ đáng được ghi vào Lịch Sử Thế Giới để làm bài học cho hậu sinh ”sáng mắt, sáng lòng”, đừng có ảo tưởng rằng họ là người đã thắng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Ngày nay, có nhiều tài liệu đã được Mỹ ”bạch hóa” để chứng minh rằng Chính Quyền Miền Nam bị ”bức tử” thật oan ức.

Chưa Cuốn Theo Chiều Gió

Chắc hầu hết người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhứt,nhì, ba đều có dịp đọc sách hay xem phim “Cuốn Theo Chiều Gió”, ấn bản tiếng Việt, Pháp, hay Anh. Cuộc nội chiến đẫm máu giữa hai miền Nam Bắc Hoa kỳ vì ý thức hệ tự do, giải phóng nô lệ đã gây ra hàng trăm trận đánh nồi da xáo thịt. Tổn thất sinh mạng tài sản lớn nhứt trong lịch sử Mỹ.
Một tổng thống tài danh Mỹ, Ô Lincoln, bị ám sát chết. 620,000 người tử thương; hàng triệu người bị thương. Tài sản thiệt hại vô số kể. Kéo dài 4 năm trời. Kết cục Miền Nam thua, Miền Bắc thắng
Nhưng không bao lâu sau chánh quyền Mỹ thống nhứt được đất nước và lòng dân để phát triển và dần dần thành một siêu cường thế giới. Hậu thế đánh giá đó là nhờ đức độ của những người chỉ huy quân đội và lãnh đạo quốc gia lúc bấy giờ và sau này, và ý thức văn minh cao, tinh thần xây dựng dân tộc mạnh của nhân dân Mỹ.

Vụ Văn Giang và những vòng tròn oái oăm của lịch sử

Vụ cưỡng chế đất ở đầm Cống Rộc, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng với sự nổi dậy của người cựu bộ đội-kỹ sư nông nghiệp-nông dân Ðoàn Văn Vươn và em trai là Ðoàn Văn Quý làm rúng động dư luận chưa kịp lắng xuống thì vụ Văn Giang đã nổ ra.
Khác với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế đất ở xã Văn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào ngày 24 tháng 4, 2012 đã kết thúc với “thắng lợi tưng bừng” thuộc về phe nhà nước. Bao gồm giới tư bản đỏ và các quan tham cấu kết với tư bản nước ngoài, chỉ đạo cho quan chức địa phương, hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, dân phòng, côn đồ… thực hiện.
Và phe thua trận là những người nông dân nghèo khổ đã vùng lên trong nỗi tuyệt vọng để cố giữ được miếng đất, nồi cơm của họ.
So với Tiên Lãng và nhiều vụ cưỡng chế đất khác, vụ Văn Giang có quy mô lớn từ cả lực lượng cưỡng chế lẫn bị cưỡng chế, theo dư luận, khoảng hai ngàn nông dân đã chống lại hơn ba ngàn cảnh sát cơ động, dân phòng các loại. Mức độ thô bạo cũng hơn nhiều, với lựu đạn cay, súng nổ, dùi cui quật, rồi những cảnh người dân bị đánh đập dã man…

Một sự phản bội

Ðã mấy năm nay rồi tôi không muốn viết và không viết về ngày 30 tháng 4. Không viết bởi sau bao nhiêu năm, những điều mình muốn nói đã nói rồi. Không viết bởi càng viết chỉ càng thấm thía với lời của ông Võ Văn Kiệt, vì mình nằm trong số cả triệu người buồn.
Vả lại, ba mươi mấy năm sau, bây giờ, ở một khía cạnh nào đó, tôi không còn có cảm tưởng mình là người Việt nữa. Việt Nam của tôi là Việt Nam của quá khứ. Việt Nam đó không còn nữa.
Nhưng khổ một nỗi, ở một góc cạnh nào đó Việt Nam vẫn nằm trong tim tôi. Làm sao có thể quên được khi ngày ngày vẫn còn cầm bút viết tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam và dầu muốn dầu không, vẫn bâng khuâng về đất cũ.
Hôm nọ, ngồi xem những đoạn video được đưa lên Internet về cuộc biểu tình phản đối của người dân ba xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, rồi sau đó, cũng trong lúc làm tin, chợt được xem một đoạn về phản ứng của miền Nam Việt Nam, cả dân chúng lẫn chính quyền trước việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, tôi bỗng cảm thấy mừng mình là dân miền Nam chứ không phải là dân miền Bắc. Tôi có thể mất nước, phải bỏ xứ mà đi sống tha phương cầu thực và ngày nay nhận đất lạ làm quê hương, nhưng ít nhất tôi không phải sống trong một quốc gia, dưới một chế độ, đã đòi sự hy sinh tột đỉnh của dân mình rồi phản bội.

Cảm xúc ngày 30 tháng 4 hàng năm


Sáng 30-4. Cái mốc thời gian không quên trong đời tôi, và trong tim hàng triệu người Việt.
Lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà ra lệnh cho binh sĩ buông súng. Miền Nam đầu hàng miền Bắc. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chấm dứt.

Nhưng lòng buồn nhiều hơn vui. Gia đình bỏ lại. Bạn bè lìa xa. Lênh đênh trên biển. Con tàu không máy rồi sẽ trôi dạt về đâu?
Mỗi năm hay ra biển vào cuối tháng Tư, nhìn về quê nhà mà lòng quặn đau. Mặt trời tháng Tư chầm chậm vàng úa rồi tắt, để lại những tiếng sóng, khi nhẹ nhàng, khi bồng bềnh, nổi trôi. Như thân phận cuộc đời.
Đứng trước biển nhớ bố mẹ và các em mà rơi nước mắt.

Bà Bùi Hằng bị buộc phải rời trại?


Bà Bùi Hằng trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Bà Hằng là nhân vật được Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quan tâm
Bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị chính quyền Hà Nội đưa vào Trại giáo dục Thanh Hà vì tội gây rối trật tự công cộng, cáo buộc bà bị công an ‘cưỡng bức rời khỏi trại’.
Con trai bà, anh Bùi Nhân, đã dẫn lời mẹ đưa ra cáo buộc trên.

Bà đã được chính quyền Hà Nội thả tự do và về đến nhà chiều Chủ nhật ngày 29/4.
Lý do bà được thả, theo báo An ninh thủ đô một ngày trước khi bà được thả, là thực hiện ‘chính sách khoan hồng của Nhà nước’ nhân kỷ niệm ngày 30/4.

Miến Điện không thể ‘quay đầu trở lại’


Ban Ki-moon phát biểu trước Quốc hội Miến Điện ngày 30/4
Ông Ban là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu
tiên phát biểu trước Quốc hội Miến Điện
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Tổng thống Miến Điện và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cùng nhau làm việc trên một lộ trình chuyển đổi.
Trong một bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội nước này hôm thứ Hai ngày 30/4, ông Ban nói con đường thay đổi của họ ‘quá hẹp để có thể quay đầu trở lại’ và ca ngợi tinh thần dũng cảm và tầm nhìn của cả hai nhà lãnh đạo Miến Điện.

Tổng thư ký Ban đã gặp Tổng thống Thein Sein và sau đó có cuộc hội đàm với bà Aung San Suu Kyi.
Trước đó, bà Suu Kyi đã loan báo bất đồng về lời tuyên thệ của các tân nghị sỹ, điều khiến đảng của bà tẩy chay phiên khai mạc của Quốc hội, đã được giải quyết.
Ông Ban từng đến thăm Miến Điện vào năm 2009 nhưng lúc đó ông không được phép gặp bà Aung San Suu Kyi.

Nam Hàn bắt thủy thủ Trung Quốc


Bản đồ vị trí biển Hoàng Hải
Nam Hàn bắt 475 tàu cá Trung Quốc ở
Hoàng Hải trong năm ngoái
Nam Hàn bắt chín ngư thủy thủ Trung Quốc sau khi các nhân viên tuần duyên bị đả thương trên tàu cá Trung Quốc ở Hoàng Hải.
Lực lượng tuần duyên nói các thủy thủ Trung Quốc dùng gậy và dao tấn công làm bốn nhân viên công lực Nam Hàn bị thương.

Phía Nam Hàn nghi ngờ chiếc tàu 227 tấn của Trung Quốc đang đánh cá trái phép gần đảo Heuksan trên biển Hoàng Hải, cách tỉnh miền nam Jeolla 72km.
Tại vùng biển này đã diễn ra một số cuộc chạm trán giữa Nam Hàn và Trung Quốc liên quan tới cáo buộc đánh cá trái phép.

Thương tiếc một ân nhân của người Việt tị nạn ở Ðan Mạch.

Không gian tại trụ sở chính của A.P. Møller-Mærsk, tại Copenhagen, Ðan Mạch, hôm Thứ Sáu 20 Tháng Tư như ngừng đọng, nhân viên của hãng đi lại với khuôn mặt khép kín, những lá cờ thường ngày phất phới bay cao được hạ xuống nửa chừng. Chủ hãng và vị lãnh đạo tài ba đáng kính của hãng, ông Maersk Mc-Kinney Moeller, vừa qua đời mấy hôm, hưởng thọ 98 tuổi.
Vô cùng thương tiếc

Trong gian phòng kín hoa tang, một nhóm người Việt cư ngụ tại Arhus theo chân dòng người đến phúng điếu, trịnh trọng khiêng vào một vòng hoa nữa, trên sợi miếng vải tím lớn là hai hàng chữ “Thuyền nhân Việt Nam xin tri ân” và “Vô cùng thương tiếc.”

Cập nhật hình ảnh tập trận đổ bộ đánh đảo của quân đội Mỹ - Philippines

Cuối tháng 4/2012, hơn 4000 binh sỹ thuỷ quân lục chiến Mỹ và các đồng nghiệp Philippines đã tham gia vào một cuộc tập trận với kịch bản đổ bộ tại khu vực phía tây của Philippines. Hoạt động của quân đội Mỹ, Philippines diễn ra trong bối cảnh gần đây quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đang rất căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông. Trung Quốc cho rằng tập trận của Manila với Washington là dấu hiệu của việc thực thi cam kết sẽ hiện diện nhiều hơn ở châu Á, Thái Bình Dương của người Mỹ.


Những tiết lộ gây sốc mới nhất về trùm khủng bố Osama Bin Laden

Khó có thể tin được rằng trùm khủng bố Osama Bin Laden, người luôn coi phương Tây là kẻ thù không đội trời chung, lại khuyên con cháu mình nên sang phương Tây học tập và hưởng cuộc sống thanh bình. Tiết lộ bất ngờ này của em vợ cố thủ lĩnh mạng lưới khủng bố Al-Qaeda gây sự chú ý đặc biệt đối với báo chí khắp thế giới.Không chỉ có vậy, số phận của trùm khủng bố đã chết Osama bin Laden một lần nữa lại làm dấy lên nghi ngờ sau khi nhiều email rò rỉ từ một hãng phân tích tình báo nói rằng, thi thể của người đã chết không phải được hải táng trên biển mà thực ra bị chở về Mỹ để hỏa táng ở một nơi bí mật.
Liệu đây có phải là những thông tin cuối cùng về những bí mật liên quan đến tên trùm khủng bố của thế kỷ?

Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên Ấn Độ Dương


Ấn Độ trong cuộc cạnh tranh ở “sân sau” Ấn Độ Dương

Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ gần đây cho rằng ngoài cuộc chiến tranh năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc không mấy tác động đến nhau về mặt địa chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi trong cấu trúc kinh tế của Trung Quốc đã dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng hoạt động nhiều tại Ấn Độ Dương – khu vực ảnh hưởng của Niu Đêli. Do đó, Ấn Độ cố gắng phát huy sức mạnh của mình ra Ấn Độ Dương để chống lại sự can dự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Chia tách giữa Ấn Độ và Trung Quốc là dãy núi Himalaya. Đối với Ấn Độ, Nêpan và Butan là những quốc gia đệm ở khu vực biên giới Đông Bắc và Tây Bắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bang miền núi Sikkim là tấm đệm thứ 3 giữa hai quốc gia và chính phủ của cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã tìm cách đưa toàn bộ bang này vào Ấn Độ. Khi các cuộc bạo loạn chống chế độ quân chủ bùng nổ tại Sikkim năm 1973, do lo ngại Trung Quốc có thể nhảy vào và đòi đây là một phần của Tây Tạng nên Ấn Độ đã sử dụng tổng hợp chiến thuật chính trị và quân sự để thuyết phục vị vua cuối cùng của Sikkim chấp nhận Sikkim là bang thứ 23 của Ấn Độ. Điều này giúp Niu Đêli có thêm đòn bẩy đối với Trung Quốc thông qua việc hỗ trợ các phần tử Tây Tạng ly khai đang sống tại Sikkim.

TQ truy bắt người thân Trần Quang Thành


Giới chức Trung Quốc bắt đầu chiến dịch truy bắt người thân và bạn bè của ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị đã trốn thoát khỏi tình cảnh quản thúc tại gia hồi tuần trước.


Ông Hồ Giai (phải) đã bị chính quyền bắt giữ sau vụ bỏ trốn của ông Trần

Vài người có liên quan đến vụ trốn thoát của ông Trần đã bị bắt giữ hoặc mất tích trong những ngày gần đây, trong khi Hồ Giai, một nhà bất đồng chính kiến và là một người bạn gần gũi của ông Trần, đang bị công an thẩm vấn.

Hiện tại mọi người tin rằng ông Trần đang trú ngụ tại Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
Các tổ chức nhân quyền của Mỹ và quốc tế thường xuyên bày tỏ sự lo ngại về cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với ông Trần và gia đình của ông.

Tân thứ trưởng Bộ GTVT và võ ăn bẩn của thủ tướng





Nguyễn Văn Công – tân TT Bộ GTVT

Phú Hạo Hiên



Chân tướng tân thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải – Nguyễn Văn Công

.

Ngày 26/4, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng VN đã ký Quyết định số 499/QĐ-Ttg bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ GTVT làm Thứ trưởng Bộ GTVT. Mặc dù theo Nghị định 36/2012/NĐ-CP (*) vừa được chính Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng tự cho mình quyền được “phá rào” bằng quy định bổ sung là Thủ tướng có quyền bổ nhiệm thêm thứ trưởng cho các bộ nếu thấy cần thiết. Chính do quy định này mà nhiều quan tham ở trung ương và địa phương đang chạy đua với nhau mua ghế thứ trưởng ở các bộ và các bộ hiện đang chạy đua để “xin” và “đẻ” thêm suất thứ trưởng.

Trang sử ô nhục, chuyện bên lề ngày 30-4-1975

Trọng Đạt

1-Ai tiếp thu dinh Độc Lập?
Sau ngày 30-4-1975, báo Sài gòn giải phóng và đài phát thanh Sai gòn có kể lại ngày CSBV vào tiếp thu tại Dinh Độc Lập, họ cho biết người đại diện cách mạng là một Đại Tá, theo trí nhớ của tôi thì họ, không nói tên ông Đại tá này vì hồi đó họ giữ bí mật danh tánh, các cán bộ đảng viên nhất là cấp lớn chỉ dùng bí danh như anh Tư, anh Ba, anh Bẩy… Ông Dương văn Minh nói “chúng tôi đợi các ông đến để bàn giao quyền hành”, ông Đại tá nói “các ông còn cái gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng”… Hồi đó có người nói ông Dương Văn Minh nhục quá, Đại tướng đầu hàng một anh Đại tá.

Bên nào thắng thì dân nhân đều bại


Những ngày cuối cùng của thể chế VNCH

Trần Hồng Tâm

30 tháng 4 lại đến. Khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, lại phủ kín cờ đỏ sao vàng, lại khẩu hiệu, băng-rôn “Mừng đại thắng mùa Xuân”. Lại những lẵng hoa khổng lồ, sặc sỡ bên tượng Hồ Chí Minh. Mít tinh, diễn văn, diễu hành, duyệt binh, văn nghệ, pháo hoa, sâm-banh, tiệc tùng ăn mừng đại thắng.
Người Mỹ không bại
Nhìn những chuyến trực thăng cuối cùng, vội vàng hấp tấp rời khỏi nóc tòa đại sứ Mỹ, những con chim sắt lao đầu xuống biển như người khồng lồ gieo mình tự vẫn. Nhìn đám người chen chúc, xô đẩy, khổ đau, tuyệt vọng, hoang mang, sợ hãi giống như cảnh ngày tận thế đã được mô tả trong sách Khải Huyền…
Một cách tự nhiên, lô-gic, Mỹ bị coi như là kẻ đại bại.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Cho Giới Trẻ: Y Nghĩa Của Ngày Quốc Hận 30/4

TRẦN THỦY TIÊN – Nhân Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 sắp đến, trước hết xin nhắc giới trẻ sinh sau năm 1975, một ý nghĩa quan trọng mà nhiều em vẫn chưa biết: Ngày Quốc Hận là ngày buồn thảm, vì đó là ngày mà chúng ta, những người Việt ở Miền Nam Việt Nam, bị mất đất nước vào tay cộng sản Bắc Việt tàn ác, từ Hà Nội, bằng sự xâm lăng bạo lực và bất hợp pháp của bộ đội Miền Bắc vào lãnh thổ tự do của dân Miền Nam, năm 1975. Tóm tắt, Ngày Quốc Hận 30/4 là Ngày Mất Đất Nước, nói rõ hơn là Ngày mất nước Viet Nam cong Hoa, của tất cả những người Việt yêu tự do, nhân quyền, dân chủ, và hòa bình.
Vậy mà, có những em sinh viên ở Mỹ còn tụ tập thành nhóm, để ăn uống, vui chơi, và nhảy múa, ngay trong ngày và đêm 30/4, như đã thấy trong các năm qua. Năm nay, xin các cha mẹ nhắc nhở và giải thích cho con cháu hiểu về ý nghĩa lịch sử của Ngày 30/4 đau buồn này, vì sau ngày đó, vào khoảng nửa triệu dân Việt ở Miền Nam đã bỏ mình trên biển Đông do vượt biển.

Tuổi Trẻ Việt Nam Hôm Nay Và Ngày 30-4-75


Đào Như - Giữa cuộc sống xô bồ, với nền kinh tế thị trường tăng tốc, thật không ngờ chúng ta lại có thể bắt gặp những đôi tâm hồn lắng xuống dòng đời, vượt trên những thói lề, những xiềng xích của xã hội, đôi bạn trẻ hôn nhau nồng ấm trên đường phố Hà nội (ảnh của National Graphic 2-2011). Đôi bạn trẻ mạnh dạn tin tưởng vào tình yêu, lẽ sống, vào tương lai đất nước và cả thế giới chung quanh mình. Một cõi riêng tư giữa lòng Hà nội.
Thế-Hệ-Trẻ-Việt-Nam-Hôm-Nay lớn lên họ không phải chỉ biết tiếp thu một cách thụ động lười biếng những tư tưởng, quan điểm, kiến thức từ các tầng lớp cha ông. Họ có tư duy độc lập, năng động, được thiết lập từ những quan hệ xã hội với chính mình, từ những quan sát, nhận thức chính xác từ cuộc sống thực tế- Những công dân có tư duy độc lập khó có thể trở thành kẻ nô lệ của ý thức hệ của một chế độ hay đảng phái chính trị nào. Thế-Hệ-Trẻ Việt-Nam-Hôm-Nay có cách nhìn đổi mới về lịch sử

Con Gái ông Dũng Đã Chỉ Huy Cướp Đất Văn Giang, Xây Dự Án


Nhà văn Võ Thị Hảo từ Hà Nội đòi đa đảng để kềm chế tư bản thân tộc; Lê Đức Anh và Nguyễn Tấn Dũng kết án vụ Tiên Lãng, im lặng ở Văn Giang
HANOI (VB)– Tại sao tỉnh Hưng Yên đưa ra 3,000 công an để bằng mọi giá phải trấn áp cả ngàn nông dân nhằm cưỡng chế đất Văn Giang?
Tại sao 700 tờ báo im lặng vụ Văn Giang, chỉ trừ vài tờ làm bản tin ngắn và rồi bị ép gỡ xuống, trong khi trước đây được phép làm ầm ĩ vụ anh Đoàn Văn Vương chống lại công an cưỡng chế ở Tiên Lãng?

“Luật riêng” của “quan xã” Tiên Kỳ

Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến nay, lợi dụng dân trí thấp nên “quan xã” xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ, Nghệ An) đã đặt ra những “luật riêng” để tìm mọi cách bớt xét tiền hỗ trợ, móc túi dân lành. Từ bán gạo cứu đói của dân trong mùa giáp hạt cho tiểu thương, giữ lại tiền hộ nghèo hỗ trợ dịp Tết đến việc tự đặt ta các loại quỹ hỗ trợ khiến cho dân nghèo hết sức khốn đốn và bất bình.
Tiên Kỳ là xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Tân Kỳ nên hàng năm, người dân nơi đây được nhận nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương thông qua chính sách như các chế độ 135, 134 để giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ những chính sách này, những người có vai vế của xã này, thay vì làm tròn trách nhiệm công bộc của dân đã có những việc làm đi ngược lại với lẽ phải trong suốt thời gian dài.

Vị Hòa Thượng trí thức

Trước biển khổ của dân tộc, những giọt nước mắt từ bi của vị sa môn này đã nhỏ xuống đời và hòa tan trong lòng biển nước mắt dân tộc; trong đó, một giọt dành cho hình ảnh dòng máu đỏ tươi phun thẳng tắp lên trời của cha Ngài bị đấu tố và bắn chết dã man trước đình làng hồi CCRĐ mà Ngài không thể nguôi quên. Hoàn toàn không phải Ngài khóc vì tấm thân tù ngục. Ngay trong tù Ngài vẫn khẳng định “Tâm ta vằng vặc trăng thu mặt hồ”
Hơn chục năm qua, mấy bài Tự trào của nhà sư làm cho tôi lúc thì hình dung Thích Quảng Độ như một nho sỹ bất đắc chí:

Hỏi quan đầu tỉnh Huỳnh Đức Hòa – Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng

Vừa rồi nhân cuộc họp lãnh đạo tỉnh và Hội đồng nhân dân do ông chỉ đạo về việc xây dựng nông thôn mới, nghe ông nhấn mạnh rằng làm gì cũng phải vì dân, nếu dân không đồng tình thì sẽ không thành công. Xin hỏi ông rằng có khi nào ông nghĩ đến việc sẽ làm một cuộc điều tra nghiêm túc trong dân hoặc trưng cầu dân ý xem có bao nhiêu phần trăm dân chúng đồng tình với cách lãnh đạo của ông đối với tỉnh nhà, hay ông nghĩ rằng ông đã là chủ tịch HĐND thì đương nhiên do dân bầu và tin tưởng rồi nên không cần hỏi ý kiến người dân nữa ?
Đã bao giờ ông nghĩ đến việc điều tra tham nhũng về vấn đề đất đai và các lĩnh vực khác chưa ? Riêng việc chiếm dụng đất đai ông có nắm được bản thân ông và cấp dưới đã biến bao nhiêu tài nguyên đất nước thành của riêng mình chưa ? Các ông đã tự nâng mình lên thành hàng vĩ nhân sống rồi đấy ông có biết không ?

Đất gọi



Phạm Đình Trọng


1

Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai. Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng vì đất đai.

Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng



Đinh Tuấn Minh

 
Đã 37 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Quãng thời gian này chỉ vào khoảng 1% của lịch sử dân tộc Việt Nam nhưng lại là khoảng thời gian hòa bình có nhiều biến chuyển nhất. Trong vòng 10 năm đầu, cả đất nước đã thử nghiệm mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, loay hoay tìm cách hoàn thiện nó, nhưng cuối cùng đã phải thừa nhận đó là một mô hình sai lầm vào năm 1986.
Hơn 20 năm qua, chúng ta dường như đã chấp nhận cơ chế thị trường nhưng vẫn loay hoay đi tìm những nguyên lý quản trị quốc gia để tương thích với cơ chế này. Lịch sử là quá khứ. Nhưng lịch sử chính là nơi để mỗi cá nhân, mỗi dân tộc soi xét nhằm rút ra những bài học, những nguyên lý định hướng cho sự phát triển của mình trong tương lai. Đối với tôi, ba nguyên lý dưới đây là những nguyên lý cơ bản nhất để xây dựng một hệ thống quản trị quốc gia thịn vượng và hiệu quả.

Đảng Còn Thì Mình Còn!

Ngô Nhân Dụng

Đảng Cộng sản Việt Nam đã dùng công an trấn áp đồng bàoVăn Giang, Hưng Yên. Đồng bào đã thua một keo. Nhưng ai thắng? Thế lực kim tiền đã thắng. Nói như nhà báo tự do Huy Đức, các “đại gia” đã thắng.
Cung cách đối xử với những đồng bào bị bắt chứng tỏ bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay như thế nào. Năm đồng bào được thả về. Các bà con này đều phải “ký khống” vào ba tờ giấy trắng, viết rõ “Tôi cam đoan lời khai trên là đúng,” mặc dù ký tên dưới trang giấy hoàn toàn bỏ trắng. Bắt người khác ký khống là một hành động phi pháp. Bất cứ ai buộc người khác phải ký tên đồng ý về một việc mà chưa biết mình đồng ý việc gì, dù là chịu nợ tiền hay hứa hẹn làm bất cứ việc gì, đều phạm tội trước pháp luật, bất cứ pháp luật ở nước nào. Công an cộng sản Việt Nam hành động bất chấp những quy tắc pháp luật cơ bản đó. Họ bất chấp các quy tắc đạo lý sơ đẳng của loài người. Để làm gì? Chỉ vì khẩu hiệu của công an hiện nay được nêu cao là: Đảng Còn Thì Mình Còn!

Nổi loạn tại trại giam ở Khánh Hòa sau khi một phạm nhân bị đánh chết

Phạm nhân trong một trại giam tại Việt Nam ( Ảnh chụp năm 2010)
Phạm nhân trong một trại giam tại Việt Nam ( Ảnh chụp năm 2010)
REUTERS
Thanh Phương
 
Theo các thông tin từ báo chí chính thức tại Việt Nam, ngày 28/4/2012, tại Trại giam A2 ( Bộ Công An ) nằm ở xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, một phạm nhân tên là Dương Chí Dũng đã chết trong trại. Hai phạm nhân khác bị chấn thương, phải cấp cứu tại trạm xá của trại.
Theo báo Thanh Niên hiện chưa rõ danh tính của người đã đánh ba phạm nhân nói trên và vụ việc đã gây bức xúc cho nhiều phạm nhân trong trại. Cũng theo báo này, gia đình của phạm nhân Dương Chí Dũng đã xin đưa xác nạn nhân về, nhưng một số phạm nhân trong trại không cho đem xác đi.

Công an Trung Quốc câu lưu nhà ly khai Hồ Giai

Ảnh chụp 2 nhà ly khai  Hồ Giai (phải) và Trần Quang Thành xuất hiện trên khắp các trang mạng từ ngày 28/4/2012.
Ảnh chụp 2 nhà ly khai Hồ Giai (phải) và Trần Quang Thành xuất hiện trên khắp các trang mạng từ ngày 28/4/2012.
DR
Tú Anh
 
Một người bạn thân của luật sư mù Trần Quang Thành bị công an giữ để thẩm tra. Nhà dân chủ Hồ Giai bị câu lưu ít nhất 24 giờ trong ngày hôm nay 29/04/2012. Vợ của ông là bà Tăng Kim Yến cũng nhận được « giấy mời » của an ninh.

Theo AFP, vào giữa đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ nhật, bà Tăng Kim Yến vợ của nhà ly khai Hồ Giai báo động trên mạng xã hội Twitter là công an sắp đến nhà lấy thuốc cho chồng của bà hiện đang ngủ ngồi trên ghế trong đồn công an.

Việt Nam: Một thành viên của Việt Tân bị bắt

 Tú Anh

Đảng Việt Tân xác nhận một thành viên của tổ chức đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn ngày 17/04/2012 vừa qua. Theo báo chí tại Việt Nam thì ông Nguyễn Quốc Quân, thành viên của Việt Tân xâm nhập Việt Nam để « kích động biểu tình ,âm mưu khủng bố dịp 30/04 và đã bị bắt cùng với một máy vi tính cầm tay « chứa nhiều tài liệu chống phá Việt Nam ».

Theo AFP, một công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam đã bị bắt tại miền nam Việt Nam và bị quy tội âm mưu tổ chức biểu tình gây rối nhân dịp chính quyền Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm chiến thắng 30 tháng tư.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân còn có tên là Richard Nguyễn bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất từ ngày 17/04/2012 nhưng đến tối hôm Thông tấn xã Việt Nam mới loan báo tin này và nói rằng đương sự sẽ bị « tạm giam 4 tháng, thời gian để điều tra về hành vi « khủng bố chống chính quyền nhân dân ».

Cuộc chiến vẫn còn đó!

Ngày 30-4 lại về với bao ý nghĩa riêng biệt của nó, cái ngày đã hàm chứa vô vàn hình ảnh và ý niệm… Nó đã khắc ghi trong tiềm thức và có dịp lại hiển hiện mỗi khi ngày oan khiên này trở lại với đất nước cùng dân tộc.
Cái ngày của sự hỗn loạn bao trùm miền Nam dưới sự cưỡng hiếp bằng uy vũ của miền Bắc được bao bọc bởi lớp vỏ mỹ miều “giải phóng”.
Cái ngày mà thân phận nhược tiểu Việt Nam đã bị định đoạt bởi các thế lực trên bàn cờ quốc tế để chấm dứt một giai đoạn chiến tranh lạnh có nguy cơ toàn cầu sẽ bị nhuộm đỏ. Cuộc trao đổi nào cũng có cái giá của nó, số phận hẩm hiu của VN đã được định đoạt trước đó và kết thúc vào ngày 30-4 với bao thảm cảnh… để nhường lại sự ổn định cho toàn cầu trong toàn bộ chương trình trật tự thế giới mới.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MỘT ĐƠN VỊ CÔNG BINH



Lão Ngoan Đồng
Thành Ông Năm, nơi đồn trú của 2 đơn vị Công Binh : Liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu (CBCĐ) và Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo (CBKT), là vị trí yết hầu, phòng tuyến của Thủ Đô Sài Gòn từ hướng Củ Chi, cách quận lỵ Hốc Môn gần 2 cây số. Trong doanh trại của LĐ 5 CBKT gồm 5 tiểu đoàn, 1 đại đội Xe Trút (dump trucks) và 1 đại đội công sự nặng (heavy equipments).
Tôi là sĩ quan trực của tiểu đoàn 51 Công Binh Kiến Tạo trong đêm thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 1975. Vào khoảng 22 giờ, nhìn về phía Củ Chi thấy ánh sáng của lửa cháy cao ngất trời, nghe âm thanh từ xa vọng lại của tiếng đạn đại bác nổ dồn, tôi đoán là Củ Chi, nơi Sư Đoàn 25 bộ binh trấn nhiệm, đang bi Việt cộng pháo kích hay tấn công gây nên những đám cháy đó. Mở máy vô tuyến PRC 25, liên lạc trên tần số hành quân với Chi Khu Hốc Môn, nghe nhiều báo cáo của các đồn Nghĩa Quân chung quanh quận lỵ, đang bị Việt cộng tấn công. Tôi gọi điện thoại cho Tiểu Đoàn Trưởng để báo cáo, thì được Ban Truyền Tin cho biết là Tiểu Đoàn Trưởng, và cả Tiểu đoàn Phó không có trong doanh trại, nên tôi quyết định ra lệnh báo động cho tất cả anh em quân nhân còn hiện diện trong đơn vị (khoảng 30 quân nhân), ra tăng cường các vọng gác quanh bờ thành phòng thủ và cổng chánh (hướng ra quốc lộ Sài Gòn Củ Chi), phải ẩn nấp trong các giao thông hào hoặc hố cá nhân, để tránh bị pháo kích và ở vị thế sẵn sàng khi bị Việt cộng tấn công.

Tàu chiến Hoa Kỳ ghé Việt Nam, Hà Nội tìm cách xoa dịu Trung Cộng

Vào hạ tuần tháng 4, trong cùng một thời gian, Việt Nam đón những đợt chiến hạm ghé bến, một đầu Saigon thì đón tàu Trịnh hoà của Trung Cộng, còn ở Đà Nẳng thì đón 2 tàu của Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Tình huống thật là oái ăm cho Hà Nội, vì vừa muốn vừa lòng Trung cộng, lại vừa muốn đi theo hoa Kỳ để có thể giữ được sống còn. Nhưng cũng rất mỉa mai, lần đầu tiên ở Saigon, ban tuyên giáo ra lệnh cho báo chí không được viết tin, không được nói gì về tàu Trịnh Hoà, đặc biệt là không cho gọi thẳng tên tàu Trịnh Hoà.