Pages

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Trung Quốc đã chủ quan khi chọn đối thủ?


(Quốc phòng)- Một Philippines không chịu khuất phục trước sự đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế mà vẫn đầy tự tin, chủ động. Một Philippines không chỉ một mình khi đối phó với Trung Quốc trên biển Tây Philippines đã khiến cho vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough căng thẳng, bế tắc. Phải chăng Trung Quốc đã chủ quan khi chọn đối thủ?
Kể từ khi yêu sách “đường lưỡi bò” ra đời và quá trình ráo riết thực hiện thì đối tượng chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc đơn phương ngang ngược tuyên bố vùng cấm đánh bắt hải sản, xua đuổi, bắt ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc… gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam trên vùng biển đánh bắt truyền thống của chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc đã nhận được những gì cần biết qua phép thử này. Tình hình tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dịu đi khi 2 bên đã ký văn bản thỏa thuận về các nguyên tắc giải quyết trên Biển Đông.
Philippines không phải là Việt Nam, họ không đủ khả năng, kinh nghiệm lịch sử ứng đối cứng rắn với Trung Quốc. Philippines chỉ có cứu cánh duy nhất là Hiệp ước phòng thủ với Mỹ và rủi thay đây chính là điểm mà Trung Quốc chọn lựa “kịch bản”.
Trong bối cảnh Mỹ hiện diện ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động để “bảo vệ tự do hàng hải” đã khiến cho Indonesia và Singapore lo lắng vì “đặt khối ASEAN trong sự lựa chọn Trung Quốc hay là Mỹ” thì một kiểu xô xát vốn rất nhỏ và rất thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines ở khu tranh chấp Scarborough bỗng trở nên căng thẳng.
Philippines bị Trung Quốc “lấy thịt đè người” khống chế hoàn toàn khu tranh chấp. Dùng tàu chiến mang tên lửa đe dọa Philippines.
Về kinh tế, Trung Quốc ngừng nhập khẩu chuối làm cho kinh tế Philippines gặp khó khăn. Chỉ cần giảm 25% lượng nhập khẩu, Philippines thiệt hại 33 triệu USD/tuần, làm cho 220.000 người thiếu việc làm…
Sự kiện Scarborough, Trung Quốc bắn một mũi tên đạt 2 mục đích:
Một là, Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc không sợ Mỹ (Ngoài Philippines ra, trong khối ASEAN có nước nào có Hiệp ước quân sự với Mỹ không? Không có. Vậy mà Trung Quốc vẫn “chơi” Philippines thì chẳng có ngán ai hết).
Chống lại Trung Quốc là thiệt về kinh tế, hại về quân sự, đừng ai có mong vào sự giúp đỡ của Mỹ, Mỹ vì quyền lợi của Mỹ, Mỹ cần Trung Quốc hơn tất cả.
Hai là, “Kịch bản” tranh chấp Scarborough của Trung Quốc thực sự mở đầu cho sách lược lấn tới từng bước trong kế hoạch thực thi đường “lưỡi bò” hòng chiếm trọn Biển Đông của mình. “Sự kiện Scarborough, nếu xử lý tốt, cả cục diện sẽ mở ra, xử lý không tốt cả quốc gia sẽ không có thế chủ động chiến lược” như ý kiến của thế lực “diều hâu” xác định.
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN.
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN.
Xử lý tốt sự kiện Scarborough là không để Mỹ trực tiếp can thiệp; không để các nước trong khối ASEAN phản đối, liên minh với nhau; làm tê liệt ý chí phản kháng của Philippines; tránh dùng biện pháp quân sự.
Nếu được như vậy thì bước đầu tiên trong kế hoạch thực thi “đường lưỡi bò” là thành công, bước tiếp theo sẽ vô cùng thuận lợi.
“Xử lý không tốt”, nguyên nhân là do nôn nóng biến hành động tranh chấp thành hành động xâm lược bằng bạo lực.
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra vi phạm chủ quyền của 4 quốc gia trong khối ASEAN. “Sự xử lý không tốt” của Trung Quốc trong vụ Scarborough chắc chắn gây nên sự lo lắng, bất an cho ASEAN.
Đây là điều Trung Quốc không muốn, bởi một ASEAN đoàn kết, liên minh kinh tế, quân sự để chống lại những thách thức an ninh chung, được hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản… là một thế lực đáng sợ với Trung Quốc.
Chọn đối tượng hợp lý kết hợp với sử dụng chiến thuật mới, Trung Quốc đã dễ dàng thắng lợi khi hoạt động tranh chấp. Trung Quốc làm chủ và phong tỏa hoàn toàn bãi cạn Scarborough.
Trên khu vực tranh chấp, gần 30 tàu đánh cá Trung Quốc đang nhởn nhơ đánh bắt hải sản dưới sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám trong khi Philippines chỉ có 1 tàu “neo, nhìn” mà thôi. Tuy thế, tình hình tranh chấp không thế mà bớt căng thẳng trái lại căng thẳng như có vẻ ngày càng leo thang. Sự căng thẳng mang tính vĩ mô, tầm chiến lược bởi liên quan đến tình hình khu vực và nhiều “đạo diễn” khác.
Trong đó, một điều không thể phủ nhận là Philippines từ ngày 8/4/2012 đã hoàn toàn lột xác khiến dư luận thế giới từ chỗ lo ngại, thông cảm sâu sắc với Philippines trước cường quyền nay chuyển sang lạc quan, hy vọng.
Về ý chí họ tỏ ra mạnh mẽ, tự tin, không khuất phục, bất chấp những hù dọa chiến tranh, trừng phạt kinh tế.
Về lực lượng, tăng cường, tìm kiếm sức mạnh cho không quân, hải quân. Sau lưng họ có Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia đang hỗ trợ quân sự và đặc biệt là Mỹ khi cần thiết sẽ viện trợ hệ thống radar và máy bay chiến đấu hiện đại. Đối phó với Trung quốc, họ không chỉ có một mình.
Về biện pháp đấu tranh, họ chủ động, có sự chuẩn bị kỹ càng, kiên quyết đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế giải quyết theo UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên.
Vấp phải những điều không ngờ này, Trung Quốc chỉ biết lớn tiến đe dọa, yêu cầu Philippines không “khiêu khích” “làm căng thẳng tình hình”…tuyệt nhiên không có một giải pháp nào. Trung Quốc rơi vào thế bị động, thiếu biện pháp đối phó, bế tắc, “tiến thoái lưỡng nan”.
Té ra, gây chiến tranh hay gây bất cứ điều gì thì rất dễ dàng. Nhưng kết thúc nó như thế nào mới là quan trọng, khó khăn. Trên thế giới có quá nhiều bài học.
  • Lê Ngọc Thống

Không có nhận xét nào: