Pages

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Tàu sân bay Vikramaditya mang theo giấc mộng nước lớn của Ấn Độ

Ấn Độ đã bước vào câu lạc bộ những nước sở hữu tên lửa xuyên lục địa.

(GDVN) - Mỹ coi Ấn Độ là “then chốt” cho chiến lược mới của họ, trong khi Ấn Độ đang muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.
Ngày 9/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho biết, tối ngày 8/6, tàu sân bay Vikramaditya mang theo giấc mơ “quân đội mạnh” của Ấn Độ đã đến biển Trắng. Hãng RIA Novosti Nga cho biết, tàu sân bay này đã tiến hành chạy thử lần đầu tiên. 


Trước đó 2 ngày, Mỹ và Ấn Độ ký một hợp đồng mua sắm quân sự của Quân đội Ấn Độ trị giá 647 triệu USD, hãng Boeing Mỹ cũng chuẩn bị cung cấp 22 máy bay trực thăng Apache cho Không quân Ấn Độ, kim ngạch khoảng 1,4 tỷ USD.

Ấn-Mỹ bước vào tuần trăng mật

Ngày 5-6/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tiến hành chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ. Quan chức hai nước Mỹ-Ấn cho biết, chuyến thăm này của Panetta nhằm nâng cao quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn và tăng cường hợp tác trong vấn đề Afghanistan. Panetta cũng cho biết, hợp tác an ninh Mỹ-Ấn là “then chốt” trong việc Mỹ điều chỉnh triển khai quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 
Trong 10 năm qua, hợp tác quốc phòng giữa Ấn-Mỹ được cải thiện ổn định. Chỉ trong năm 2011, Quân đội Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành hơn 50 cuộc diễn tập quân sự quan trọng. Trong chiến lược mới do Obama công bố, Ấn Độ cũng là nước duy nhất được nhắc cụ thể là đối tác then chốt/quan trọng. Các dấu hiệu đều cho thấy, Ấn Độ đang cùng Mỹ bước vào “tuần trăng mật”.
Máy bay trực thăng Apache của hãng Boeing, Mỹ.

Đồng thời, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã tăng cường hợp tác quân sự. Ngày 9-10/6, Hải quân Ấn Độ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở vịnh Sagami, vùng biển lân cận tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. 

Ngày 30/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Genba thăm Ấn Độ, hai nước đã triển khai đối thoại về các lĩnh vực như chiến lược, năng lượng, kinh tế và an ninh hàng hải. 

Tham vọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Đằng sau các động thái dồn dập của Ấn Độ là “giấc mộng nước lớn” của nước này. Trong mấy chục năm qua, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ luôn không hoàn toàn được toại nguyện. 

Các phong trào ly khai dân tộc và xung đột giáo phái do mâu thuẫn phức tạp về dân tộc, tôn giáo, chủng tộc gây nên đã trở thành mầm họa phía sau tham vọng “bành trướng” của Ấn Độ.
Cải cách kinh tế gần 20 năm qua giúp cho Ấn Độ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là 10 năm gần đây, Ấn Độ gia nhập hàng ngũ các nước BRIC, “giấc mộng nước lớn” của Ấn Độ đã có nền tảng kinh tế để trở thành hiện thực. 

Trải qua xây dựng vài kế hoạch quốc phòng 5 năm, Quân đội Ấn Độ không ngừng phát triển mạnh mẽ, Ấn Độ đã đạt mục tiêu chiến lược của họ ở tiểu lục địa Nam Á. 
Đồng thời, tình hình nội bộ Pakistan rối ren, kinh tế phát triển chậm chạp, sức mạnh quốc gia tổng hợp và sức mạnh quân sự đều ở thế bất lợi. 
Hải quân Ấn Độ và Mỹ tập trận chung tại vịnh Bengal ngày 7/4/2012.
Do đó, giống như tên lửa Agni được phóng thử, cùng với việc mở rộng tầm phóng, Ấn Độ cũng bắt đầu chú ý tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Tâm lý quốc dân bùng lên, cộng với việc cổ xúy của truyền thông và quân đội đã như “thêm dầu vào lửa”. Trong khi trọng tâm chiến lược của Mỹ “tái cân bằng” châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ vừa kịp đã bước lên “xe đi nhờ” chiến lược của Mỹ. Là sự tính toán ở cấp độ chiến lược, Ấn Độ đang không ngừng tăng cường hợp tác với các nước Đông Á có địa lý rất xa như Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Sức mạnh vẫn chưa đủ

Ấn Độ cũng đã tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Myanmar. Ấn Độ có kế hoạch đến năm 2016 hoàn thành xây dựng một con đường cao tốc nối liền Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ấn Độ hoàn toàn không hài lòng với việc làm “bá chủ” ở tiểu lục địa Nam Á, đang không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Việc xây dựng xong tuyến đường cao tốc này sẽ mở rộng vai trò ảnh hưởng của Ấn Độ.
Ấn Độ tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có Myanmar và Việt Nam.
Ngày 6/6, tờ “Thời báo Ấn Độ” viết, sự chuyển dịch chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có mục đích “tập trung chú ý vào Trung Quốc”, trong khi Ấn Độ sẽ trở thành một đối tác hợp tác “cố gắng” tại khu vực này của Mỹ. 

Dư luận Ấn Độ gần đây luôn cho rằng, Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng trong quá trình mở rộng ảnh hưởng của họ. Các phân tích cho rằng, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng có tính toán chiến lược ngăn chặn Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng, bước vào thế kỷ 21, cùng với việc liên tục mở rộng lợi ích quốc gia, cùng với việc bảo đảm ưu thế chiến lược ở khu vực tiểu lục địa Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ tích cực mở rộng ảnh hưởng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ anh cả Nam Á từng bước hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn. 

Giấc mơ của Ấn Độ không ngừng lớn lên, nhưng sức mạnh vẫn chưa đủ. Theo báo Trung Quốc thì phải “cảnh giác, đề phòng” với “tham vọng bành trướng” của Ấn Độ.


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! /Đông Bình (nguồn Tân Hoa xã)

Không có nhận xét nào: