Pages

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Pháp tái khẳng định cam kết an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương



Ảnh minh họa internet

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, ông Jean-Yves Le Drian, đã phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore hôm 3 tháng 6 năm 2012: “Việc ‘chuyển trọng tâm sang châu Á’ của Mỹ là một minh hoạ tuyệt vời về khu vực này, là khu vực quan trọng cho sự cân bằng của thế giới ngày nay và là khu vực quan trọng trong việc xác định lợi ích an ninh của chúng tôi. Khu vực này thực sự là lợi ích chiến lược cho nước Pháp hiện tại và sẽ vẫn là cường quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tôi đến đây để khẳng định rằng, nước Pháp chắc chắn có ý định tiếp tục cam kết thúc đẩy an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”.


Việc chuyển trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ sang châu Á là chủ đề quan trọng tại Đối thoại Shangri-La 2012 đầu tháng này ở Singapore. Cuộc họp ba ngày đã được diễn thuyết bởi các lãnh đạo cao cấp, đến từ các nước quan trọng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc. Trung Quốc hạn chế gửi tướng ba sao sang tham dự. Trung Quốc lo ngại rằng họ sẽ trở thành tâm điểm của các ý kiến chỉ trích về lập trường của quân đội hiếu chiến trong thời gian gần đây ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam) và toàn bộ các lập trường quân sự đáng lo ngại của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Điều đáng chú ý là, ấn tượng mà người ta có được là hầu như không một nước nào chỉ trích việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và việc tái cân bằng các tư thế quân sự của họ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cho dù Trung Quốc không bị các thuật ngữ gần như nặng nề quy cho họ trực tiếp như là mối quan ngại chiến lược và quân sự chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ba ngày họp.

Tin tức truyền thông tập trung nhiều hơn vào bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và chuyến viếng thăm của ông tới các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trước và sau hội nghị và phân tích lập trường của Hoa Kỳ. Bị lạc vào mê cung này là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới của Pháp, đáng thu hút sự chú ý nhiều hơn về sự quả quyết mạnh mẽ và tái khẳng định cam kết của Pháp đối với an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương rõ ràng từ đoạn trích dẫn ở trên.
Một số đoạn bổ sung cũng cần được trích dẫn đúng nguyên văn để nêu bật ý nghĩa rằng Pháp gắn kết với những gì đang diễn ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
“Đối với dân Pháp và châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt khu vực Đông Nam Á là một phần không thể thiếu trong môi trường an ninh của chúng tôi”.
“Chúng tôi, người Pháp sẵn sàng tham gia trong việc thiết lập cấu trúc an ninh khu vực Đông Nam Á”.
“Về mặt này, Pháp mong muốn mỗi nước lớn trong khu vực, gồm cả nước hùng mạnh nhất, có thể gánh vác trách nhiệm của mình và bảo đảm môi trường, tuân theo các nguyên tắc chính về điều hành hệ thống quốc tế mà tất cả chúng ta đều gắn kết với [hệ thống này]“.

Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp gây ấn tượng nhất, theo nhận thức của tôi, về việc thể hiện rõ ý định chiến lược và tái khẳng định các cam kết chiến lược đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xảy ra rất nhanh ngay sau việc thay đổi chính phủ ở Pháp và tất cả các nước châu Âu đang bị căng thẳng về tài chính.
Điều cuối cùng đã được nhắc tới trong bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp là có ý nghĩa nhất, khi dường như chủ yếu tập trung vào Trung Quốc. Đó là Trung Quốc đã làm cho môi trường an ninh hỗn loạn và gây mối quan ngại về an ninh cho các nước láng giềng. Cũng có vẻ như Trung Quốc tuân theo các nguyên tắc chính trong việc điều hành hệ thống quốc tế và không ương ngạnh như họ đang làm ở biển Đông, mà các tuyên bố của họ dựa vào những tuyên bố không rõ ràng từ năm 1300.

Phân tích sâu hơn, đây là những điều cần nhấn mạnh về các cam kết chiến lược của Pháp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
Pháp hoàn toàn đứng sau Hoa Kỳ về học thuyết chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ. Chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ đứng ngoài khi hai nước bày tỏ sự quan tâm về các hành động của Mỹ. Ấn Độ nên theo gương Pháp và không theo gương Trung Quốc.
Pháp có sự hiện diện quân sự và hải quân quan trọng cho đến nay đã bị hạn chế ở khu vực Tây Ấn Độ Dương, bây giờ có thể đoán trước là họ sẽ mở rộng tới Thái Bình Dương.

Để giảm bớt lo ngại về sự mở rộng của NATO vào Thái Bình Dương, điều mà hiện đang được lên kế hoạch là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phần lớn là môi trường an ninh châu Âu. Do đó, người ta có thể mong đợi sự hiện diện quân sự lớn hơn nữa của châu Âu, đặc biệt ở Đông Nam Á.
Đáng kể là sự khẳng định của Pháp, rằng Pháp không những có ý định cương quyết tiếp tục là cường quốc ở Ấn Độ Dương mà bây giờ còn có ý định là một cường quốc Thái Bình Dương.

Pháp đã có Sở Chỉ huy Khu vực của họ ở Abu Dhabi cùng các phương tiện quân sự có liên quan. Người ta có thể mong đợi sự gia tăng ở đó.
Nhìn chung, thông điệp đã rõ ràng với Trung Quốc, rằng họ không thể tự do hành động ở châu Á – Thái Bình Dương về mặt lập trường quân sự quyết đoán hoặc lập trường hiếu chiến ở khu vực biển Đông.
Các nhận thức chiến lược phát sinh và hiện đang mở ra cho thấy rằng việc định hình cho các mục tiêu quân sự của Trung Quốc sẽ gặp phải hình phạt quân sự không những từ Hoa Kỳ và các đồng minh Đông Á của Mỹ, mà cấu trúc an ninh như thế hiện còn được củng cố bởi quyết tâm của châu Âu và xa hơn nữa là Úc, New Zealand và Canada.
Pháp và Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược đáng kể và theo phân tích người ta có thể hy vọng rất nhiều rằng một số quyết tâm của Pháp đáp ứng các thách thức mới cho an ninh châu Á – Thái Bình Dương, có thể làm giảm bớt và ảnh hưởng đến tư duy chiến lược của Ấn Độ.
Nguồn: South Asia Analysis Group/ Basam

Không có nhận xét nào: