Pages

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Cùng tắc biến, Đảng sẽ phải dựa vào dân



Mâu thuẫn lý thuyết và thực tế ở Việt Nam ngày càng lớn
BấmGrabiel Kolko khá khách quan khi phân tích vấn đề. Chỉ có một điều là ông chưa làm rõ những sự rối rắm do mọi sự kiện trên thế giới là kết quả lồng ghép, chồng lấn của nhiều hiện tượng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cùng một lúc.
Ví dụ Việt Nam và Trung Quốc cùng ý thức hệ ban đầu nên dựa vào nhau, thậm chí đã có lúc giúp nhau thật nhiều.

Nói khác đi, giới hạn của việc Trung Quốc giúp Việt Nam là đến chỗ nào có lợi cho Trung Quốc, trước mắt và lâu dài. Nếu không, Việt Nam có thể sẽ vững mạnh, sẽ không còn phụ thưộc vào Trung Quốc nữa.
Nhưng ngay khi Trung Quốc tích cực giúp Việt Nam đánh Mỹ, Trung Quốc nghĩ rằng mình sẽ được gì và chỉ nên giúp Việt Nam thắng lợi đến đâu.

Bây giờ đến lượt Mỹ giúp Hà Nội cũng vậy mà thôi. Hai nước cùng có tư duy về sự nguy hiểm do sự phát triển Chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ.
Mỹ cũng sẽ chỉ giúp Việt Nam đến mức độ Việt Nam có thể “hỗ trợ” Mỹ thực hiện được mục tiêu ngăn chặn ý đồ chiếm hết Biển Đông của Trung Quốc. Chứ Mỹ không bao giờ giúp Việt Nam duy trì có kết quả chế độ Cộng sản cả.
Như vậy hiện nay Mỹ cũng đang rất khó xử: Giúp Việt Nam có đủ sức mạnh trụ vững trước bá quyền Trung Quốc, thì lại trùng với cái ý mà Mỹ không muốn, đó là vô tình làm cho Chế độ Cộng sản Việt nam đứng vững!
Nhưng có một điều mà Gabriel Kolko hình như chưa hiểu rõ là Việt Nam khác nhiều hiện tượng xảy ra ở Trung Cận Đông và ở khối Cộng sản Liên Xô và Đông Âu cũ. Cái làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam lập được rất nhiều chiến công đối với dân tộc trước đây để có chính danh chính là Chủ nghĩa yêu nước và Chủ nghĩa anh hùng, chứ thực chất không phải là do chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội.
Xem ra chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng dân tộc không hề suy giảm, chỉ cần có điều kiện và có yêu cầu, là nó lại “bùng lên” mãnh liệt như xưa.
Đảng Cộng sản hiện nay cũng đang gặp cái thế khó khăn như Mỹ và Trung Quốc mà thôi, tuy bản chất và tầm cỡ vấn đề có khác.
Bản chất khác
"Anh đừng có khăng khăng cho rằng, Cộng sản Việt Nam có chết cũng không thể từ bỏ quyền, lợi và tham nhũng! Như vậy, lúc đó Việt Nam chắc chắn sẽ hóa giải được một cách hòa bình mọi mâu thuẫn, để vẫn sẽ luôn luôn đứng vững."
Câu chuyện của Việt Nam là câu chuyện khó khăn của một nước đã chiến thắng vĩ đại trong chiến tranh kéo dài , song chính vì vậy, đã bị mấy cái hậu quả lớn so với một đất nước vốn khá nhỏ yếu.
Một là, cái lý luận – công cụ chính mà Việt Nam dựa vào để tập hợp sức mạnh và có được sự giúp đõ của phe XHCN (tuy chỉ là hình thức bề ngoài), tức là chủ nghĩa Mác Lê, thì nay đã mất thiêng trên trường quốc tế. Trên thực tế Việt Nam cũng đã cho qua, chỉ còn lại có tư tưởng, đường lối sáng suốt của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh.
Hai là, do bị buộc phải dựa vào phe Xã hội Chủ nghĩa để có sức mạnh chiến đấu dành độc lập Dân tộc, nên cũng bị buộc phải vận dụng những thể chế, cơ chế quản lý kinh tế chính trị sai lầm của Liên Xô và Trung Quốc trước đây. Tàn dư, hậu quả tại hại của nó (thói quen xin – cho, lãnh đạo bằng mệnh lệnh, mất dân chủ, dũng cảm nên không biết sợ luật . . .) đến bây giờ vẫn chưa gạt bỏ hết.
Ba là, có nhân thức đúng là cần phải đổi mới – tức là phải vận dụng những thể chế quản lý kinh tế tiến bộ của tư bản, như nhà nước pháp quyền, thị trường tự do, hội nhập quốc tế , vào WTO. Nhưng lại bị cái nền hiểu biết, dân trí và quan trí về quản lý một xã hội đang phấn đẩu để khắc phục hậu quả chiến tranh lâu dài, vừa phải lấy lại sức dân, phục hội đất nước, vừa phải phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa hội nhập toàn cầu cho kịp để thoát khỏi sự chèn ép muôn. Thành ra Đảng phải đương đầu với biết bao khó khăn, vượt quá cái tầm hiểu biết và thiếu một số bản lĩnh mới cần có của mình, khác hẳn những khó khăn và cái chất anh hùng có thừa của thời chiến đấu vào sinh ra tử trước đây.
Bây giờ, cùng lúc, đứng trước đối thủ hiểm độc là những viên đạn bọc đường, xuất sứ từ trong nước đã nguy hiểm, mà từ nước ngoài đến còn nguy hại hơn nhiều! Vì vậy, nếu anh là bộ trưởng, thậm chí là Bộ Chính trị, anh cũng phải nghĩ nát đầu óc mà chưa chắc đã trả lời hết được những câu chất vấn rất thực tế của Dân và của Quốc hội.
Cùng tắc biến
Tác giả cho rằng Đảng Cộng sản sẽ vận dụng 'thực lòng' tư tưởng Hồ Chí Minh
Quy luật “cùng tắc biến”, như Grabiel Kolko đã nhắc đến, là đúng sự thật. Song ở Việt Nam, tôi tin rằng, cái quy luật này nó đang xẩy ra dưới những hình thức khác, bởi môi trường xã hội và con người rất khác ở Trung Cận Đông vừa qua và Đông Âu trước đây.
Người ta tin rằng, cuối cùng Việt Nam sẽ cùng với cái Đảng Cộng sản (vừa mạnh, vừa yếu) này phải quay trở về cầu cứu vận dụng một cách thực lòng tư tưởng đường lối và đạo đức Hồ Chí Minh để lấy lại đầy đủ sức mạnh.
Đó là lúc Đảng đành phải thực tâm dựa hẳn vào trí tuệ và sức lực của dân, Đảng không “tập trung trước , dân chủ sau” như hiện nay, không giao khoán trắng toàn quyền “lãnh đạo toàn diện và tập trung vào một mối” cho mọi cấp ủy Đảng từ cơ sở đến cấp tỉnh và cấp bộ như hiện nay.
Điều thứ hai là "không có gì là không thể". Anh đừng có khăng khăng cho rằng, Cộng sản Việt Nam có chết cũng không thể từ bỏ quyền, lợi và tham nhũng! Như vậy, lúc đó Việt Nam chắc chắn sẽ hóa giải được một cách hòa bình mọi mâu thuẫn, để vẫn sẽ luôn luôn đứng vững, đáp ứng sự hy vọng và lòng mong mỏi của toàn Dân, của bạn bè thế giới, góp phần xứng đáng theo sức mình vào thúc đẩy sự tiến bộ của Nhân loại.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu đang sống ở Hà Nội.

Không có nhận xét nào: